YOMEDIA
NONE

Công nghệ 8 CTST Bài 2: Hình chiếu vuông góc


Nếu nhìn các đồ vật đơn giản theo các hướng khác nhau, ta sẽ thấy chúng có hình dạng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 2: Hình chiếu vuông góc trong chương trình Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hình chiếu vật thể

a. Khái niệm

Hình 2.1. Hình chiếu của vật thể

- Hình chiếu của vật là hình trên mặt phẳng sau khi chiếu vật lên đó. 

- Các điểm A’, B’ và C° trên mặt phẳng là hình chiếu của các điểm A, B và C. 

- Các đường thẳng OAA, OBB’ và OCC là các tia chiếu. Mặt chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng hình chiếu.

b. Các phép chiếu

Hình 2.2. Các phép chiếu

- Phép chiếu vuông góc: vẽ hình chiếu vuông góc.

- Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm: vẽ hình ba chiều, bổ sung cho hình chiếu vuông góc.

1.2. Phương pháp chiếu góc thứ nhất

a. Các mặt phẳng hình chiếu

Hình 2.3. Các mặt phẳng hình chiếu và hướng chiếu

- Phương pháp chiếu góc thứ nhất: vật thể đặt trong góc tạo bởi ba MPHC vuông góc từng đôi một.

- Để diễn tả hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc lên ba MPHC như Hình 2.4.

- Ba MPHC: sau, bằng và cạnh phải của vật thể.

b. Các hình chiếu

Các hình chiếu nhận được trên các MPHC tương ứng với các hướng chiếu như sau:

- Hình chiếu đứng: chiếu từ phía trước.

- Hình chiếu bằng: chiếu từ phía trên xuống.

- Hình chiếu cạnh: chiếu từ phía trái sang.

c. Vị trí các hình chiếu

Hình 2.4. Mở các mặt phẳng hình chiếu

Trên bản vẽ kĩ thuật, để các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng bản vẽ, ta mở MPHC bằng xuống dưới 90° và MPHC cạnh mở sang phải 90° cho trùng với MPHC đứng. Khi đó: 

- Hình chiếu bằng B được đặt dưới hình chiếu đứng A.

- Hình chiếu cạnh C được đặt bên phải hình chiếu đứng A.

1.3. Hình chiếu khối đa diện

a. Khối đa diện

Hình 2.5. Một số khối đa diện

Khối đa diện là khối được bao bởi các hình đa giác phẳng

b. Hình chiếu của khối đa diện

Hình 2.6. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật

1.4. Hình chiếu khối tròn xoay

a. Khối tròn xoay

Hình 2.7. Một số khối tròn xoay

Khối tròn xoay được tạo thành bằng cách quay một hình phẳng quanh trục quay cố định.

b. Khối tròn xoay

Hình 2.8. Hình chiếu của hình trụ

Hình chiếu mặt đáy của các khối tròn xoay là hình tròn, các hình chiếu theo các hướng chiếu khác của hình trụ và hình nón là các đa giác. Hình chiếu theo các hướng chiếu của hình cầu là các hình tròn giống nhau.

1.5. Quy trình vẽ hình chiếu khối hình học, vật thể đơn giản

a. Vẽ hình chiếu khối hình học

Hình chiếu vuông góc của khối hình học thường được vẽ theo trình tự như ví dụ ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Quy trình vẽ hình chiếu vuông góc của khối hình học

b. Vẽ hình chiếu vật thể đơn giản

Hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản thường vẽ theo trình tự như ví dụ ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Quy trình vẽ hình chiếu vuông góc của của vật thể đơn giản

– Trên bản vẽ kĩ thuật, các hình chiếu biểu diễn hình dạng của vật thể theo các hướng chiếu khác nhau, hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng.

– Các hình chiếu khối đa diện là các đa giác phẳng tương ứng với các mặt bao của khối đa diện đó. Khối tròn xoay có một hình chiếu là hình tròn, hai hình chiếu còn lại là các đa giác có hình dạng giống nhau (ngoại trừ hình cầu).

– Hình chiếu của khối hình học được vẽ theo quy trình:

 1. Xác định đặc điểm hình dạng và kích thước của khối hình học.

 2. Xác định các hướng chiếu.

3. Xác định vị trí và tỉ lệ các hình chiếu trên giấy vẽ.

4. Vẽ các hình chiếu.

– Quy trình vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản tương tự như quy trình vẽ hình chiếu của khối hình học nhưng thêm Bước 5. Ghi các kích thước.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng             

B. Mặt phẳng hình chiếu bằng

C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh

D. Mặt phẳng hình chiếu

 

Hướng dẫn giải

Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng

Đáp án A

 

Ví dụ 2: Nêu vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được biểu diễn?

 

Hướng dẫn giải

Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được biểu diễn là: hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.    

Luyện tập Bài 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.

– Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 10 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 1 trang 10 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 2 trang 11 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 3 trang 11 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 4 trang 11 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 5 trang 11 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 6 trang 12 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 7 trang 12 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 8 trang 12 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 9 trang 13 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 10 trang 13 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 11 trang 13 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 12 trang 13 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 17 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 17 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 17 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF