Câu hỏi Tự luận (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 96035
Phân tích những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Xem đáp ánNền tảng văn hoá truyền thống Việt Nam.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã dần hình thanh nên những phẩm chất tốt đẹp, tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc, tạo nên sức mạnh của cả cộng đồng trong suốt trường kỳ lịch sử. Những đặc trưng chủ yếu của văn hoá truyền thống Việt Nam là:
- Giá trị nhân văn, nhân bản trong truyền thống yêu nước của dân tộc. Tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Tinh thần ấy, ý thức ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của cả dân tộc để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Truyền thống lấy nhân nghĩa làm gốc, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo”.
Nền văn hoá Việt Nam trọng đạo lý làm người, mà đạo lý hàng đầu là đề cao trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng trong cấu trúc xã hội truyền thống: gia đình- làng xã - Tổ quốc. Lợi ích của gia đình làng xã cũng phải đặt trong lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Nền văn hoá lấy dân làm gốc. Phép giữ nước của cha ông ta là “trên dưới một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”.
Nền văn hoá Việt Nam là khoan dung, hoà hợp, hoà đồng
Văn hoá nhân loại:Văn hoá phương Đông có nhiều giá trị mang ý nghĩa tích cực. Đó là tư tưởng đại đồng, tư tưởng “quốc dĩ dân vi bản” (nước lấy dân làm gốc) của Nho giáo; tư tưởng “từ bi hỷ sả, cứu khổ, cứu nạn”, “cầu đồng tồn dị” của Phật giáo.
Văn hoá phương Tây bao gồm các trào lưu dân chủ tư sản; tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, chủ nghĩa nhân văn. Tất cả tuy còn hạn chế, nhưng Hồ Chí Minh đã chọn lọc những hạt nhân hợp lý, gạn đục khơi trong để phục vụ sự nghiệp cứu nước cứu dân. -
Câu 2: Mã câu hỏi: 96036
Tại sao chủ nghĩa Mác-Lênin là Cơ sở lý luận quan trọng nhất cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc?
Xem đáp ánChủ nghĩa Mác –Lênin khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, chính quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử.
Giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng thì “phải vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”có nghĩa là lợi ích của giai cấp vô sản phải thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Giai cấp vô sản phải tổ chức và đoàn kết lực lượng toàn dân tộc và cả với giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới.
Phải lấy liên minh công - nông làm cơ sở để xây dựng lực lượng đoàn kết dân tộc, nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.
Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế mới giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ.
Như vậy, nhờ có học thuyết Mác-Lênin mà Hồ Chí Minh đã tìm thấy những giá trị tích cực cũng như những hạn chế của các học thuyết, tổng hoà lại và nâng lên một tầm cao mới
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 96038
Trình bày những Quan điểm cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.
Xem đáp án2.Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, đại đoàn kết không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời mang tính chất sách lược, mà đại đoàn kết là vấn đề sống còn, có ý nghĩa chiến lượclâu dài, là vấn đề có tầm vóc rất cao, là vấn đề cốt lõi để phân biệt tư tưởng đại đoàn kết của Bác với tư tưởng tập hợp lực lượng của những người đứng đầu ở các nước khác. Bởi vì, Hồ Chí Minh xác định đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc. “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.
Từ khi Đảng ta ra đời, đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự là một bộ phận hữu cơ trong đường lối cách mạng của Đảng. Chỉ có đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh đưa cách mạng tới thành công. Như vậy “đoàn kết là điểm mẹ”, “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”.
3.Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
Hồ Chí Minh nói với dân tộc: “Mục đích của Đảng lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Bởi vậy tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ.
Xét về bản chất thì đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp cách mạng do quần chúng tiến hành. Cách mạng là cuộc chiến đấu khổng lồ, không tập hợp được lực lượng quần chúng, sẽ không thắng lợi. Kẻ thù mới là chủ nghĩa thực dân tìm mọi cách “chia để trị”. Chính vì vậy, Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết muôn người như một, để chuyển những đòi hỏi khách quan của, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của quần chúng thực hiện mục tiêu cách mạng của quần chúng.
Như vậy đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, mục đích nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc.
4.Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
“Dân” theo quan niệm của Hồ Chí Minh là đồng bào, là anh em một nhà. “Dân” không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, sang, hèn. “Dân” là toàn dân, toàn dân tộc Việt Nam, bao gồm dân tộc đa số, thiểu số cùng sống trên một dải đất Việt Nam., cũng như những người Việt Nam sống ở nước ngoài. Như vậy, “Dân” có biên độ rất rộng, vừa được hiểu là mỗi cá nhân “mỗi con rồng cháu tiên”, vừa là toàn thể đồng bào “mọi công dân nước Việt”. Như vậy, Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam bao gồm mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo.
Hồ Chí Minh nhận thức rõ ràng về vai trò của dân. Dân là gốc rễ, là nền tảng của nước. Dân là người chủ của nước, là chủ thể đại đoàn kết. Dân là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, nên Hồ Chí Minh quan niệm đại đoàn kết là “ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân, thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ thì ta thật thà đoàn kết với họ”.
Nguyên tắc thực hiện đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết toàn dân:
Vì dân không phải là một khối thuần nhất, mà là một cộng đồng gồm nhiều giai cấp, dân tộc, tầng lớp, có lợi ích chung và riêng, có thái độ và vai trò khác nhau đối với sự phát triển của xã hội. Nên muốn đại đoàn kết thì cần phải hiểu dân, tin dân, dựa vào dân. Tránh quan điểm giai cấp đơn thuần, cứng nhắc, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, Cần xoá bỏ hết thành kiến, phải thật thà đoàn kết; đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Người từng nói: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy mươi triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta”.
Muốn đại đoàn kết toàn dân phải khai thác được những yếu tố tương đồng, hạn chế những điểm khác biệt trong các mối quan hệ phức tạp như: Cá nhân - tập thể; gia đình - xã hội; bộ phận - toàn cục; giai cấp - dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, đã là người Việt Nam (trừ Việt gian bán nước) đều có những điểm chung: Tổ tiên chung; lòng yêu nước; kẻ thù chung là chủ nghãi thực dân; nguyện vọng chung là độc lập, hoà bình, thống nhất, tự do, hạnh phúc. Từ những hiểu biết đó để khi giải quyết mối quan hệ giai cấp - dân tộc, phải dựa trên nhận thức khoa học và cách mạng. Nghĩa là giai cấp - dân tộc là một thể thống nhất, biện chứng, là một cấu trúc hữu cơ không thể cắt rời. Giai cấp nằm trong dân tộc và phải gắn với dân tộc, “trở thành dân tộc” như cách nói của Mác.- Nắm vững quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra giai cấp công, nông là lực lượng đông đảo nhất, bị áp bức nặng nề nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất, nên trong khối đoàn kết toàn dân (công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác), phảI lấy liên minh công-nông-lao động trí óc làm nền tảng. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được có thể mở rộng, mà không một thế lực nào có thể làm suy yếu khối đoàn kết toàn dân.
Đại đoàn kết phải có tổ chức, có lãnh đạo.
Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa chiến lược, có tổ chức, có lãnh đạo, không phải là sự tập hợp ngẫu nhiên, tự phát, cảm tính, mà được xây dựng trên một cơ sở lý luận khoa học nhằm hoàn thành mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đại đoàn kết phải trở thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất để vừa đông về số lượng, vừa nâng cao về chất lượng (điều mà các phong trào yêu nước trước đây không làm được).
Ngay sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn, Hồ Chí Minh đã quan tâm tới vấn đề tổ chức phù hợp với giai cấp, tầng lớp, ngành nghề, lứa tuổi,phù hợp với từng bước phát triển của cách mạng. Từ khi Đảng ra đời, Hồ Chí Minh tập trung xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất quy tụ mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuỳ từng giai đoạn cách mạng, Đảng đã xây dựng các tổ chức: Hội phản đế đồng minh (1930); Mặt trận dân chủ (1936); Mặt trận nhân dân phản đến (1930); Mặt trận Việt Minh (1941) v.vГт Mặt trận có mục tiêu chung là vì độc lập thống nhất tổ quốc, vì hạnh phúc, tự do của nhân dân.
Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định:
Nền tảng của mặt trận là liên minh công - nông- lao động trí óc, để từ đó mặt trận sẽ quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, đoàn kết thành một khối vững chắc.
Lấy lợi ích tối cao của dân tộc gắn với lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động làm cơ sở. Đó là tổ quốc độc lập, thống nhất, nhân dân tự do, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh. Đồng thời phải quan tâm tới lợi ích chính đáng của cá nhân, bộ phận, giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng.
Hoạt động của mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Đại đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, thật sự, chân thành, thiết thực, rộng rãi, vững chắc cùng nhau xây dung đời sống hoà thuận ấm no, xây dung Tổ quốc.
Đoàn kết gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, chống cô độc, hẹp hòi và đoàn kết một chiều.Mặt trận dân tộc thống nhất phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đây vừa là một nguyên tắc của mặt trận, vừa là một quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
Đảng Cộng sản là thành viên của mặt trận, nhưng lại là thành viên lãnh đạo mặt trận. Vì vậy, Đảng là linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng phải xác định mình là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam, để mỗi một người Việt Nam yêu nước luôn tự hào về Đảng của mình.
Đảng phải “vừa là đạo đức, vừa là văn minh”; phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc.
Đảng phải tỏ ra “là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất, phải có chính sách đúng đắn và có năng lực lãnh đạo” thì mới giành được địa vị lãnh đạo mặt trận.
Đảng lãnh đạo mặt trận bằng việc xác định chính sách mặt trận đúng đắn. Đảng cần tuyên truyền, giáo dục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hoá, khêu gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, tôn trọng các tổ chức, lắng nghe ý kiến người ngoài Đảng.
Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí; giữ gìn sự thống nhất của Đảng như con người của mắt. Sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết. Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí.
Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế.Khi nói đại đoàn kết dân tộc trong thời đại mới, theo lập trường vô sản, theo ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin là đã bao hàm cả nội dung đoàn kết quốc tế. Tức là phải thống nhất lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế; chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, đặc biệt từ khi được ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin rọi chiếu, Hồ Chí Minh đã ý thức rằng phải đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới.
Thực hiện đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh quan tâm tới mọi lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Đó là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phong dân tộc và phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, tiến bộ thế giới. Người đặc biệt quan tâm và chú trọng xây dựng tình đoàn kết của ba nước trên bán đảo Đông Dương, các nước láng giềng trong ba tầng mặt trận: mặt trận đoàn kết dân tộc; mặt trận đoàn kết Việt - Miên - Lào; mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam.
Đoàn kết quốc tế không chỉ là sự tiếp nhận một chiều của nhân dân thế giới, mà còn giải phóng góp phần tích cực đối với cách mạng thế giới. Phải xác định “giúp bạn là giúp mình”; “thắng lợi của bạn cũng là thắng lợi của mình” và “muốn người ta giúp, trước hết mình phải tự cứu mình, không ỷ lại, chờ đợi; phải tự chủ, tự lực, tự cường”.
Đoàn kết quốc tế phải tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, cùng có lợi, tăng cường hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 96039
Phân tích nội dung: Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh
Xem đáp án“Dân” theo quan niệm của Hồ Chí Minh là đồng bào, là anh em một nhà. “Dân” không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, sang, hèn. “Dân” là toàn dân, toàn dân tộc Việt Nam, bao gồm dân tộc đa số, thiểu số cùng sống trên một dải đất Việt Nam., cũng như những người Việt Nam sống ở nước ngoài. Như vậy, “Dân” có biên độ rất rộng, vừa được hiểu là mỗi cá nhân “mỗi con rồng cháu tiên”, vừa là toàn thể đồng bào “mọi công dân nước Việt”. Như vậy, Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam bao gồm mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo.
Hồ Chí Minh nhận thức rõ ràng về vai trò của dân. Dân là gốc rễ, là nền tảng của nước. Dân là người chủ của nước, là chủ thể đại đoàn kết. Dân là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, nên Hồ Chí Minh quan niệm đại đoàn kết là “ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân, thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ thì ta thật thà đoàn kết với họ”.
Nguyên tắc thực hiện đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết toàn dân:
Vì dân không phải là một khối thuần nhất, mà là một cộng đồng gồm nhiều giai cấp, dân tộc, tầng lớp, có lợi ích chung và riêng, có thái độ và vai trò khác nhau đối với sự phát triển của xã hội. Nên muốn đại đoàn kết thì cần phải hiểu dân, tin dân, dựa vào dân. Tránh quan điểm giai cấp đơn thuần, cứng nhắc, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, Cần xoá bỏ hết thành kiến, phải thật thà đoàn kết; đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Người từng nói: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy mươi triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta”.
Muốn đại đoàn kết toàn dân phải khai thác được những yếu tố tương đồng, hạn chế những điểm khác biệt trong các mối quan hệ phức tạp như: Cá nhân - tập thể; gia đình - xã hội; bộ phận - toàn cục; giai cấp - dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, đã là người Việt Nam (trừ Việt gian bán nước) đều có những điểm chung: Tổ tiên chung; lòng yêu nước; kẻ thù chung là chủ nghãi thực dân; nguyện vọng chung là độc lập, hoà bình, thống nhất, tự do, hạnh phúc. Từ những hiểu biết đó để khi giải quyết mối quan hệ giai cấp - dân tộc, phải dựa trên nhận thức khoa học và cách mạng. Nghĩa là giai cấp - dân tộc là một thể thống nhất, biện chứng, là một cấu trúc hữu cơ không thể cắt rời. Giai cấp nằm trong dân tộc và phải gắn với dân tộc, “trở thành dân tộc” như cách nói của Mác.- Nắm vững quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra giai cấp công, nông là lực lượng đông đảo nhất, bị áp bức nặng nề nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất, nên trong khối đoàn kết toàn dân (công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác), phảI lấy liên minh công-nông-lao động trí óc làm nền tảng. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được có thể mở rộng, mà không một thế lực nào có thể làm suy yếu khối đoàn kết toàn dân.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 96040
Phân tích nội dung: Đại đoàn kết phải có tổ chức, có lãnh đạo trong tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh?.
Xem đáp ánĐoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa chiến lược, có tổ chức, có lãnh đạo, không phải là sự tập hợp ngẫu nhiên, tự phát, cảm tính, mà được xây dựng trên một cơ sở lý luận khoa học nhằm hoàn thành mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đại đoàn kết phải trở thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất để vừa đông về số lượng, vừa nâng cao về chất lượng (điều mà các phong trào yêu nước trước đây không làm được
Ngay sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn, Hồ Chí Minh đã quan tâm tới vấn đề tổ chức phù hợp với giai cấp, tầng lớp, ngành nghề, lứa tuổi,phù hợp với từng bước phát triển của cách mạng. Từ khi Đảng ra đời, Hồ Chí Minh tập trung xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất quy tụ mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuỳ từng giai đoạn cách mạng, Đảng đã xây dựng các tổ chức: Hội phản đế đồng minh (1930); Mặt trận dân chủ (1936); Mặt trận nhân dân phản đến (1930); Mặt trận Việt Minh (1941) v.vГт Mặt trận có mục tiêu chung là vì độc lập thống nhất tổ quốc, vì hạnh phúc, tự do của nhân dân.
Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định:
Nền tảng của mặt trận là liên minh công - nông- lao động trí óc, để từ đó mặt trận sẽ quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, đoàn kết thành một khối vững chắc.
Lấy lợi ích tối cao của dân tộc gắn với lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động làm cơ sở. Đó là tổ quốc độc lập, thống nhất, nhân dân tự do, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh. Đồng thời phải quan tâm tới lợi ích chính đáng của cá nhân, bộ phận, giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng.
Hoạt động của mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Đại đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, thật sự, chân thành, thiết thực, rộng rãi, vững chắc cùng nhau xây dung đời sống hoà thuận ấm no, xây dung Tổ quốc.
Đoàn kết gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, chống cô độc, hẹp hòi và đoàn kết một chiều.Mặt trận dân tộc thống nhất phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đây vừa là một nguyên tắc của mặt trận, vừa là một quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
Đảng Cộng sản là thành viên của mặt trận, nhưng lại là thành viên lãnh đạo mặt trận. Vì vậy, Đảng là linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng phải xác định mình là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam, để mỗi một người Việt Nam yêu nước luôn tự hào về Đảng của mình.
Đảng phải “vừa là đạo đức, vừa là văn minh”; phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc.
Đảng phải tỏ ra “là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất, phải có chính sách đúng đắn và có năng lực lãnh đạo” thì mới giành được địa vị lãnh đạo mặt trận.
Đảng lãnh đạo mặt trận bằng việc xác định chính sách mặt trận đúng đắn. Đảng cần tuyên truyền, giáo dục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hoá, khêu gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, tôn trọng các tổ chức, lắng nghe ý kiến người ngoài Đảng.
Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí; giữ gìn sự thống nhất của Đảng như con người của mắt. Sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết. Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí. -
Câu 6: Mã câu hỏi: 96041
Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
Xem đáp ánNhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh của dân tộc
Theo Hồ Chí Minh sức mạnh dân tộc đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước; tinh thần đoàn kết; ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tự do; ý thức tự lực tự cường. Cụ thể:
Sức mạnh của dân tộc trước hết thể hiện ở tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường nó làm cho dân tộc Việt Nam không bị đồng hoá trong 1000 năm Bắc thuộc, không bị diệt vong dưới ách thống trị của thực dân phương Tây
Truyền thống yêu nước là hạt nhân của truyền thống dân tộc, nó không phải chỉ là một tình cảm tự nhiên bẩm sinh mà được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước trở thành sức mạnh và chủ nghĩa yêu nước VN, một thứ đạo lý, một lẽ sống cho mọi người dân, cũng trở thành tiêu chí cao nhất để đánh giá một con người.
Hồ Chí Minh đã nâng lòng yêu nước lên thành lòng yêu nước XHCN: yêu nước gắn liền với đấu tranh cho thắng lợi của CNXH. Lòng yêu nước XHCN là sự kết hợp nhuần nhuyễn của việc yêu quý độc lập dân tộc, tự do dân chủ và CNXH ==> lòng yêu nước XHCN đã trở thành sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong gần 70 năm qua.
Tinh thần, ý chí độc lập tự chủ, tự cường và lòng yêu nước sở dĩ phát huy được sức mạnh to lớn của nó vì đã kết liền nhân dân thành một khối vững chắc không gì lay chuyển nổi. Đó là sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân..
Tổng hợp các sức mạnh của dân tộc, Hồ Chí Minh làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam. Đó là sức mạnh của thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và hiện tại; sức mạnh của sự thông minh và lòng dũng cảm; của lòng tin chân chính không gì lay chuyển nổi
Sức mạnh của thời đại.
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ đi lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.
Sức mạnh của thời đại ngày nay được thể hiện ở những yếu tố sau:
Một là: sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, sức mạnh này sẽ được nhân lên gấp nhiều lần vì nó gắn với cuộc cách mạng vô sản trong thời đại mới.
Hai là: sức mạnh của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
Ba là: Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa học kỹ thuật –một động lực phát triển xã hội..Nhận thức của Hồ Chí Minh về dân tộc và sức mạnh dân tộc,về thời đại và sức mạnh của thời đại là cơ sở phương pháp luận khoa học cho chúng ta suy nghĩ và hành động.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 96042
Trình bày những nguyên tắc cho sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Xem đáp ánMột là: Những người bị áp bức ở tất cả các nước hẳn phải hiều: “đâu là những người anh em thực sự và đâu là kẻ thù của họ”. Nguyên tắc này chỉ đạo việc đoàn kết nhân dân thế giới trong một mặt trận cùng nhau chống kẻ thù chung.
Hai là: Không nhìn nhận thời đại trong trạng thái “tĩnh” mà luôn nhìn nhận trong sự vận động không ngừng của chúng, sự thay đổi trong sự tập hợp lực lượng giữa các tác nhân tạo ra xu thế, để từ đó tiên đoán triển vọng tình hình, vạch ra đường lối chủ trương đấu tranh.
Ba là: Hồ Chí Minh chú ý khai thác những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc mà không trái với đường lối chung của cách mạng thế giới, cũng như vận dụng những bài học kinh nghiệm của các nước vào cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam ==> không rơi vào giáo điều, công thức cũng như không xa rời nguyên tắc đáu tranh cách mạng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 96044
Phân tích nội dung kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản,độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội:
Xem đáp ánHồ Chí Minh đề cao và nhấn mạnh chủ nghĩa yêu nước chân chính với ý nghĩa là một bộ phận của tinh thần quốc tế; đồng thời Người đấu tranh không mệt mỏi chống mọi biểu hiện “sôvanh”, “vị kỷ” nhằm mở rộng và tăng cường đoàn kết quốc tế, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc.
Khắc phục hạn chế của các bậc tiền bối, Hồ Chí Minh nhận rõ đâu là bạn ta, đâu là thù ta. Người không đánh đồng bọn thực dân độc ác với những người yêu chuộng hoà bình, công lý trên thế giới và ở các nước có bọn đi xâm lược. Trong bài viết năm 1919 với tiêu đề “Tâm địa thực dân”, Người chỉ rõ: “Chúng tôi đã nhấn mạnh những chữ những tên thực dân độc ác và những viên chức tàn bạo, vì chúng tôi biết rằng có những người thực dân chính trực và những viên chức công bằng”. Suốt trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí Minh vẫn luôn đề cao văn hoá Pháp và ca ngợi truyền thống đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Mỹ.
Con đường cứu nước của nhân dân Việt Nam theo Hồ Chí Minh là con đường cách mạng vô sản, tức độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây thực chất là sự gặp gỡ giữa tinh hoa của dân tộc với tinh hoa của thời đại. Vì vậy, chủ nghĩa yêu nước truyền thống phải phát triển thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa; kết hợp lòng yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm vững chắc thành quả độc lập dân tộc; mới tạo ra một bước phát triển về chất trong tiến trình lịch sử. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới huy động được sức mạnh các trào lưu cách mạng thế giới, mới làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội. Vì vậy, quá trình đấu tranh cách mạng phải có lòng chí công vô tư, tức không phải chỉ của cả đại gia đình xã hội chủ nghĩa. Đồng thời phải chống chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa “sôvanh” nước lớn. Phải góp phần tăng cường tình đoàn kết quốc tế trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 96045
Phân tích nội dung: Đoàn kết với các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới trên tinh thần độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính:
Xem đáp ánHồ Chí Minh quan tâm đoàn kết với các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới: phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; phong trào giải phóng dân tộc; phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước và tăng cường đoàn kết quốc tế nhưng không ỷ lại, mà phải nêu cao tinh thần “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”. Ngay từ năm 1919, Người đã nhận thấy rằng “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp lớn”. Vì vậy, “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” phải “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”; “muốn người ta giúp mình trước hết mình phải tự cứu lấy mình”
Đoàn kết quốc tế theo quan niệm của Hồ Chí Minh là “có vay, có trả”. Ta không nhận sự giúp đỡ một chiều của bạn bè quốc tế, mà phải góp phần tăng cường sức mạnh đoàn kết quốc tế. Phải xác định “giúp bạn là tự giúp mình”. Thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của bạn bè quốc tế; ngược lại thắng lợi của bè bạn quốc tế cũng là thắng lợi của chính mình.
Tóm lại: trong quá trình hoạt động cách mạng, đặc biệt là từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, Hồ Chí Minh nhận thức được các nước đều mang tính quốc tế và Người đã “quốc tế hoá” vấn đề Việt Nam, nghĩa là gắn phong trào đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam với các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Với sự nhạy bén về chính trị, Người đã tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các lực lượng cách mạng tiến bộ trên tinh thần độc lập tự chủ. Nhờ đó, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 96046
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện hiệnnay.
Xem đáp ánNhận thức đúng về tính chất của thời đại, đặc biệt giai đoạn hiện nay của thời đại chúng ta để có những đường lối, chủ trương, biện pháp khoa học, có hiệu quả.
Tình hình thế giới đã đang và sẽ còn phức tạp với những xu hướng và tác động khác nhau, chúng đan xen vào nhau, có khi trái ngược nhau, có lúc trùng hợp ==> có những thuận lợi song cũng không ít khó khăn ==> chúng ta phải biết tận dụng thời cơ để cùng phát triển.
Trước những bối cảnh thế giới có những biến đổ sâu sắc, trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần chú ý vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại như sau:
Một là: Đảng ta luôn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản toàn thế giới, Việt Nam tiếp tục đoàn kết và ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì các mục tiêu hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ==> Việt Nam tiến hành đổi mới là góp phần thiết thực vào đổi mới CNXH, vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân thế giới.
Hiện nay cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa CNXH và CNTB trên phạm vi toàn thế giới vẫn đang tồn tại, mục tiêu bất biến của chúng ta vẫn là độc lập dân tộc và đi lên CNXH, có như vậy chúng ta mới giữ vững được độc lập dân tộc, thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước thành công.
Hai là: Giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ trương tận lực phát huy sức mạnh dân tộc... trên cơ sở đó để tranh thủ và tận dụng được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của lực lượng bên ngoài, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng mỗi thời kỳ.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH hiện nay, chúng ta phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và ra nhập thị trường quốc tế, nhưng phải trên cơ sở độc lập tự chủ, phát huy đầy đủ các tếu tố nội lực, dựa vào các nguồn lực trong nước là chính... Nếu không độc lập tự chủ, không phát huy đầy đủ nội lực thì không thể đứng vững và đi lên một cách vững chắc, lâu bền và cũng không thể hội nhập kinh tế quốc tế một cách bình đẳng..
Chỉ có phát huy cao nhất các nguồn nội lực, trước hết là nguồn lực con người, chúng ta mới có thể thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài, mới bảo vệ được độc lập, chủ quyền khi hội nhập với thế giới.
Ba là: Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho đường lối ngoại giao rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, hợp tác nhiều mặt với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp tồn tại bằng hoà bình thương lượng.
Hiện nay cục diện thế giới và khu vực đang còn nhiều biến động, đang tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định, cụ thể như Việt Nam:
Việt Nam với nhiều ưu thế về địa chính trị, tiềm năng về mọi mặt Việt Nam có khả năng tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và thế giới. Song cũng tạo nguy cơ Việt Nam trở thành địa bàn tranh chấp, xung đột lợi ích chiến lược giữa các nước lớn, giữa các lực lượng.
Việt Nam tiến hành đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện hệ thống XHCN lâm vào thoái trào lực lượng đế quốc đẩy mạnh tiến công bằng “diễn biến hoà bình” suy yếu, lật đổ CNXH ở Việt Nam.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và xu thế toàn cầu hoá đang phát triển thời cơ, thách thức lớn cho các nước.Trước bối cảnh đó, để đứng vững và phát triển, chúng ta phải xử lý khéo léo các mối quan hệ: chủ động thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá, mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước có chế độ xã hội khác nhau từ đó tạo thế đứng lâu dài và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.