-
Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ…”
(Quê hương - Tế Hanh)
a) Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài thơ.
b) Nêu nội dung chính của đoạn thơ đó.
c) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn.
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
a. Học sinh chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo của đoạn thơ:
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
b. Nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến.
c. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn là: Nhân hóa (chiếc thuyền có trạng thái của người dân chài) và ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác ở từ “nghe”).
- Tác dụng của các biện pháp tu từ:
- Các từ “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây phút nghỉ ngơi, thư giãn của con thuyền sau chuyến ra khơi vật lộn với sóng gió biển khơi. Nghệ thuật nhân hóa đã khiến con thuyền vô tri trở nên sống động, có hồn như con người.
- Từ “nghe” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình.
- Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài ở khía cạnh vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài. Hai câu thơ cho ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu, sự gắn bó máu thịt với quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.
- Tác dụng của các biện pháp tu từ:
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Phần A. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
- Luận đểm là gì?
- Nhận định nào nói đúng nhất về con người Hồ Chí Minh trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”?
- Văn bản “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn) được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
- Câu: “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì?
- Phần B. Tự luận (8,0 điểm)
- Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
- Hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (hoặc một di tích lịch sử) mà em biết.