Bộ Đề cương ôn tập Vật Lý lớp 8 học kỳ 2 năm học 2016-2017 của chương trình lớp 8 là phần tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học. Bên cạnh đó còn gợi ý cho các em một số bài tập tự luyện có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết sau mỗi bài học nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm, đạt được thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 8 - HỌC KỲ II
PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. CƠ HỌC
1. Công suất
-
Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
-
Công thức tính công suất:
-
Đơn vị công suất: Nếu A đo bằng J, t đo bằng s thì = 1J/s (Jun trên giây)
-
Đơn vị công suất J/s gọi là oát(W)
1W = 1J/s; 1kW = 1000W; 1MW = 1000kW = 1000 000W
2. Cơ năng
-
Vật có khả năng thực hiện công cơ học là vật có cơ năng.
-
Các dạng của cơ năng: Thế năng và động năng
-
Thế năng:
+ Thế năng hấp dẫn: Cơ năng mà vật có được do có một độ cao nào đó so với vật mốc. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn
+ Thế năng đàn hồi: Cơ năng mà vật có được khi vật bị biến dạng. Độ biến dạng càng lớn thế năng đàn hồi càng lớn.
-
Động năng: Cơ năng mà vật có được do chuyển động. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
-
Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
-
Động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
II. NHIỆT HỌC
1. Các chất được cấu tạo như thế nào?
-
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
-
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
2. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
-
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
-
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
3. Hiện tượng khuếch tán
-
Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
-
Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
-
Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng.
4. Nhiệt năng
-
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
-
Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:
-
Thực hiện công.
-
Truyền nhiệt.
-
5. Nhiệt lượng
-
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trinh truyền nhiệt.
-
Đơn vị của nhiệt năng là Jun (kí hiệu J).
6. Dẫn nhiệt
7. Đối lưu
8. Bức xạ nhiệt
9. Công thức tính nhiệt lượng
a) Định nghĩa nhiệt lượng
b) Công thức tính nhiệt lượng
10. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
11. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
12. Động cơ nhiệt
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
PHẦN 2: BÀI TẬP TỰ LUYỆN
A. MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH
I. CƠ HỌC
Bài 1: Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào trong gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lương nào? Đó là dạng năng lượng gì?
Trả lời:
-
Đinh ngập sâu vào gỗ nhờ là nhờ năng lượng của búa
-
Đó là động năng của búa do ta cung cấp.
Bài 2: Hai vật đang rơi có khối lượng như nhau. Hói thế năng và động năng của chúng ở cùng một độ cao có như nhau không?
Trả lời:
-
Vì hai vật có cùng khối lượng và có cùng độ cao nên thế năng là như nhau, còn vận tốc của hai vật có thể khác nhau (nếu hai vật không được thả rơi ở cùng một độ cao) nên động năng có thể như nhau hoặc khác nhau.
II. NHIỆT HỌC
Bài 1: Hãy giải thích tại sao mặc dù buộc thật chặt quả bong bóng cao su đã được thổi căng tròn, nhưng sau vài giờ bong bóng lại xẹp?
Trả lời:
-
Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
Bài 2: Giải thích hiện tượng khi bỏ vài hạt thuốc tím vào cốc nước, lúc sau ta thấy toàn bộ nước trong cốc có màu tím. Để hiện tượng này xảy ra nhanh hơn ta phải làm như thế nào?
Trả lời:
-
Do giữa các phân tử nước có khoảng cách và chuyển động không ngừng nên khi bỏ vài hạt thuốc tím vào nước, phân tử thuốc tím có màu tím sẽ xen vào nằm giữa ở khoảng cách giữa các phân tử nước vì thế lúc sau nước có màu tím.
-
Để hiện tượngnày xảy ra nhanh ơn ta phải đun nóng nước hoặc dùng thìa khuấy.
B. MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG
I. CƠ HỌC
Bài 1: Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
Giải:
-
Trọng lượng của 1m3 nước là 10 000N.
⇒ Trong thời gian t = 1ph = 60s, có 120m3 nước rơi từ độ cao h = 25m xuống dưới, thực hiện một công là:
A = F.s = P.s = 120.10 000.25 = 30 000 000J
-
Công suất của dòng nước: \(\frac{A}{t} = \frac{{30000000}}{{60}} = 500000W = 500kW\)
II. NHIỆT HỌC
Bài 1: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15kg được đun nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ cảu quả cầu và của nước đều bằng 25oC. Tính khối lượng nước, coi chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.
Giải:
-
Nhiệt lượng của quả cầu nhôm toả ra để nước hạ nhiệt độ từ 1000C - 250C:
Q1 = m1c1(t1 - t)
-
Nhiệt lượng của nước thu vào để tăng từ 200C - 250C:
Q2 = m2c2(t - t2)
-
Nhiệt lượng của quả nhôm toả ra đúng bằng nhiệt lượng nước thu vào:
Q toả ra = Q thu vào
Hay: m2c2(t - t2) = m1c1(t1 - t)
\(\Rightarrow \,\,{m_2} = \,\frac{{{m_1}{c_1}({t_1} - t)}}{{{c_2}(t - {t_2})}} = \frac{{0,15.880.(100 - 25)}}{{4200.(25 - 20)}} = 0,47\,\,(kg)\)
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung ôn tập cuối học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 8 năm học 2016- 2017.
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
3 đề thi Hoc kì 2 môn Vật Lý lớp 7 có lời giải và đáp án chi tiết năm 2017
-
4 đề thi Hoc kì 2 môn Vật Lý lớp 6 có lời giải và đáp án chi tiết năm 2017
Chúc các em học tốt!