Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 và quý thầy cô bộ môn Công nghệ có thêm tài liệu tham khảo để ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 sắp tới. Hoc247 xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em tài liệu ôn thi học kỳ 2 môn Công nghệ 8 dưới đây. Ngoài việc tóm tắt các kiến thức trọng tâm, tài liệu còn tổng hợp các bài tập tự luận trọng yếu, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để các em rèn luyện thêm kỹ năng làm bài, dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN CÔNG NGHỆ 8
NĂM HỌC: 2016-2017
A. LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 5: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
1. Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động?
Vì:
- Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
- Các bộ phận máy thường có tốc độ quay không giống nhau.
2. Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu tay quay - con trượt?
a. Cấu tạo:
Gồm:
- Tay quay 1;
- Thanh truyền 2;
- Con trượt 3;
- Giá đỡ 4.
b. Nguyên lý làm việc:
- Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
CHƯƠNG 6: AN TOÀN ĐIỆN
1. Khi sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện gì?
- Một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện:
- Thực hiện tốt cách điện chỗ nối dây dẫn điện
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
- Nối đất các thiết bị đồ dùng điện
- Không vi phạm khỏang cách an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp
- Một số nguyên tắc an tòan trong khi sửa chữa điện:
- Trước khi sửa chữa điện ta phải cắt nguồn điện
- Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an tòan điện
CHƯƠNG 7: ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH
1. Vật liệu kĩ thuật điện chia làm mấy loại? Nêu đặc điểm của từng loại?
- Vật liệu kĩ thuật điện chia làm 3 loại: vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ.
- Vật liệu dẫn điện: là vật liệu cho dòng điện chạy qua. Nó gồm kim loại, hợp kim, dung dịch điện phân, hơi thủy ngân… có điện trở suất nhỏ.
- Vật liệu cách điện: là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. Nó gồm: giấy cách điện, thủy tinh, sứ, mica, nhựa ebonit, cao su … có điện trở suất rất lớn.
- Vật liệu dẫn từ: thường dùng là thép kĩ thuật điện (anico, ferit, pecmaloi) có tính dẫn từ tốt dùng để chế tạo lõi của các thiết bị điện.
2. Trình bày nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha?
- Khi đưa dòng điện vào dây quấn sơ cấp là U1 thì trong dây quấn sơ cấp sẽ có dòng điện. Nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và thứ cấp, điện áp lấy ra ở 2 đầu cuộn thứ cấp là U2 .
- Tỉ số điện áp sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số giữa số vòng dây của chúng.
\(\frac{U_{1}}{U_{2}}=\frac{N_{1}}{N_{2}}=k\)
- Điện áp lấy ra ở cuộn thứ cấp là:
\(U_{2}=U_{1}\frac{N_{2}}{N_{1}}\)
- Nếu U2 > U1: máy biến áp tăng áp.
- Nếu U2 < U1: máy biến áp giảm áp.
3. Mô tả cấu tạo của các thiết bị đóng, cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà?
- Thiết bị đóng - cắt gồm có: công tắt điện, cầu dao điện.
- Công tắt điện gồm: vỏ, cực động và cực tĩnh.
- Cầu dao điện gồm: vỏ, các cực động và cực tĩnh.
- Thiết bị lấy điện gồm có ổ điện và phích cắm điện
- Ổ điện gồm: vỏ, cực tiếp điện
- Phích cắm gồm: thân, chốt tiếp điện lấy điện từ ổ cắm.
4. Nêu đặc điểm và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang?
a. Đèn sợi đốt:
- Cấu tạo:
- Đèn sợi đốt có ba bộ phận chính : bóng thủy tinh, sợi đốt , đuôi đèn.
- Nguyên lý làm việc:
- Khi đóng điện , dòng điện chạy trong dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng lên đến nhiệt độ cao dây tóc đèn phát sáng.
b. Đèn huỳnh quang:
- Cấu tạo: gồm ống thủy tinh và điện cực.
- Ống thuỷ tinh: có dạng hình ống, bên trongcó phủ một lớp bột huỳnh quang.
- Điện cực: làm bằng vônfram, nằm ở 2 đầu đèn, mỗi điện cực có 2 chân tiếp điện đưa ra ngoài để nối với nguồn điện.
- Nguyên lí làm việc:
- Sự phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang và phát sáng.
5. So sánh ưu - nhược điểm của đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt? Vì sao người ta sử dụng đèn ống huỳnh quang nhiều hơn đèn sợi đốt?
Đèn Huỳnh Quang |
Đèn sợt đốt |
Ánh sáng không liên tục |
Ánh sáng liên tục |
Cần chấn lưu |
Không cần chấn lưu |
Tuổi thọ cao |
Tuổi thọ thấp (Khoảng 1000h) |
Ít tốn điện |
Tốn điện |
6. Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ điện một pha?
- Cấu tạo :
- Stato:
- Stato gồm lõi thép và dây quấn. Lõi thép stato làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt trong có các cực hoặc các rãnh để quấn dây điện từ. Dây quấn làm bằng dây điện từ được đặt cách điện với lõi thép.
- Roto:
- Roto gồm lõi thép và dây quấn. Lõi thép làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành khối trụ, mặt ngoài có các rãnh. Dây quấn rôto kiểu lồng sóc, gồm các thanh dẫn (nhôm, đồng) đặt trong các rãnh của lõi thép, nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở 2 đầu.
- Stato:
- Nguyên lý làm việc:
- Khi đóng điện, sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rôto, tác dụng từ của dòng điện làm cho rôto động cơ quay
7. Vì sao phải tiết kiệm điện năng? Nêu các công việc làm để tiết kiệm điện năng cho gia đình ?
- Tiết kiệm điện năng để:
- Tiết kiệm chi tiêu cho gia đình.
- Dành điện cho vùng sâu vùng xa, cho sàn xuất.
- Hạn chế sự cố cho giờ cao điểm, tăng tuổi thọ cho đồ dùng điện.
- Giảm ô nhiễm môi trường, dành điện cho xuất khẩu.
- Các công việc làm để tiết kiệm điện năng cho gia đình:
- Tắt các đèn, quạt khi ra khỏi phòng.
- Chỉ mở quạt khi thật cần thiết.
- Không bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh suốt ngày đêm.
8. Để chế tạo nam châm điện, máy biến áp, quạt điện người ta cần có những vật liệu kĩ thuật điện gì? Vì sao?
- Để chế tạo nam châm điện, máy biến áp, quạt điện người ta cần có những lá thép kĩ thuật điện như: anico, ferit, pecmaloi… để làm lõi dẫn từ. Vì các vật liệu này có đặc tính dẫn từ tốt.
9. Tại sao người ta không nối trực tiếp các đồ dùng điện như: bàn là, quạt điện… vào đường dây điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện?
- Vì: Các đồ dùng điện này thường được di chuyển vị trí theo yêu cầu của người sử dụng. Nếu chúng ta mắc cố định vào mạch điện thì không thuận tiện trong sử dụng, do vậy ổ điện được dùng nhằm cung cấp điện ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà để thuận tiện khi sử dụng.
10. Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì cho gia đình, xã hội và môi trường?
- Tiết kiệm tiền điện gia đình phải chi trả.
- Giảm được chi phí về xây dựng nguồn điện, giảm bớt điện năng phải nhập khẩu, có nhiều điện phục vụ cho đời sống và sản xuất.
- Giảm bớt khí thải và chất thải gây ô nhiễm môi trường. Có tác dụng bảo vệ môi trường.
11. Để tránh hư hỏng do điện gây ra, khi sử dụng đồ dùng điện phải chú ý gì?
- Đấu đồ dùng điện vào nguồn có điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện.
- Không cho đồ dùng điện làm việc quá công suất định mức, dòng điện vượt quá trị số định mức.
12. Em hãy nêu các biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng? Cho ví dụ minh họa?
- Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm
- Ví dụ: Không bơm nước, không là quần áo, tắt bóng điện không cần thiết...
- Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
- Ví dụ: Thay đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang bằng để chiếu sáng...
- Không sử dụng lãng phí điện năng.
- Ví dụ: Không bật đèn suốt ngày đêm, ra khỏi lớp học phải tắt quạt...
13. Cần phải làm gì để sử dụng tốt đồ dùng điện gia đình?
- Sử dụng đúng điện áp định mức và công suất định mức.
- Thường xuyên kiểm tra và bôi trơn dầu mỡ…
- Đặt nơi khô ráo, thoáng mát, ít bụi…
14. Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng ở giờ cao điểm? Nêu các biện pháp sử dụng hợp lí điện năng?
- Phải giảm bớt tiêu thụ điện năng ở giờ cao điểm vì:
- Khả năng cung cấp của nhà máy điện không đủ.
- Nếu không giảm bớt tiêu thụ điện năng thì điện áp mạng điện giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của các đồ dùng điện.
- Các biện pháp sử dụng hợp lí điện năng:
- Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
- Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng. Không sử dụng lãng phí điện năng.
CHƯƠNG 8: MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1. Nêu đặc điểm, yêu cầu và cấu tạo của mạng điện trong nhà?
- Đặc điểm:
- Điện áp định mức 220V.
- Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà đa dạng.
- Điện áp định mức của thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện.
- Yêu cầu:
- Mạng điện được thiết kế, lắp đặt đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện trong nhà và dự phòng khi cần thiết.
- Mạng điện phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà.
- Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.
- Sử dụng thuận tiện, bề chắc và đẹp.
- Cấu tạo:
- Công tơ điện;
- Dây dẫn điện;
- Các thiết bị điện: đồng – cắt, bảo vệ lấy điện;
- Đồ dùng điện…
2. Hãy kể tên các thiết bị của mạng điện trong gia đình?
- Thiết bị đóng - cắt điện: công tắc điện, cầu dao,...
- Thiết bị bảo vệ mạng điện: cầu chì, aptomat,...
- Thiết bị lấy điện: ổ điện, phích cắm điện,...
3. Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì? Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào?
- Mạng điện trong nhà có đặc điểm:
- Điện áp định mức 220V.
- Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà đa dạng.
- Điện áp định mức của thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện.
- Mạng điện trong nhà gồm những phần tử: mạch chính, mạch nhánh, thiết bị đóng-cắt và bảo vệ, bảng điện, sứ cách điện.
4. Em hãy giải thích vì sao khi dây Chì bị “nổ” ta không được phép thay một dây chảy mới bằng dây Đồng cùng kích thước?
- Vì dây Đồng có nhiệt độ nóng chảy (1083OC) cao hơn rất nhiều so với dây Chì (327Oc). Nên nếu gặp sự cố ngắn mạch, quá tải xảy ra dây Đồng khó bị đứt sẽ ảnh hưởng tới đồ dùng điện.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
I. TỰ LUẬN:
Bài 1: Một máy biến áp một pha có N1 =1650 vòng, N2 =90 vòng. Dây cuốn sơ cấp nối với nguồn điện áp 220V.
- Xác định điện áp đầu ra của dây cuốn thứ cấp U2.
- Máy biến áp này là loại máy tăng áp hay giảm áp? Tại sao?
- Muốn điện áp U2 = 36 V thì số vòng dây cuốn thứ cấp bằng bao nhiêu ?
Bài giải:
a. Điện áp đầu ra của dây cuốn thứ cấp U2 là:
U 2= (U1 x N2): N1 = (220 x 90): 1650 = 12 (V)
b. Máy biến áp này là máy loại giảm áp, vì U2 < U1
c. Số vòng dây của dây quấn thứ cấp là:
N2 = (U2 x N1): U1 = (36 x 1650): 220 = 270 (vòng).
Bài 2: Tính điện năng tiêu thụ trong tháng ( 30ngày) của các dụng cụ điện sau:
TT |
Tên đồ dùng |
Công suất điện P (W) |
Số lượng |
Thời gian sử dụng trong ngày (h) |
Điện năng sử dụng trong ngày A (Wh) |
1 |
Đèn sợi đốt |
65 |
2 |
2 |
|
2 |
Đèn huỳnh quang |
45 |
10 |
6 |
|
3 |
Quạt bàn |
65 |
6 |
4 |
|
4 |
Tủ lạnh |
130 |
2 |
24 |
|
5 |
Ti vi |
70 |
3 |
8 |
|
- Tính điện năng sử dụng của một số đồ vật trong ngày?
- Tính điện năng tiêu thụ của gia đình sử dụng trong ngày?
- Tính điện năng gia đình sử dụng trong tháng, biết tháng đó có 30 ngày?
- Tính số tiền điện gia đình phải trả trong tháng biết mỗi kWh giá 900 đồng?
Bài giải:
a. Trong một ngày, điện sử dụng của:
- 2 Đèn sợi đốt: A = p.t = 65 x 2 x 2 = 260 (Wh)
- 8 Đèn huỳnh quang: A = p.t = 45 x 6 x 10 = 2700 (Wh)
- 6 Quạt bàn: A = p.t = 65 x 4 x 6 = 1560 (Wh)
- 2 Tủ lạnh: A = p.t = 130 x 24 x 2= 6240 (Wh)
- 3 Ti vi: A = p.t = 70 x 8 x 3 = 1680 (Wh)
Vậy sẽ điền vào bảng trên như sau:
TT |
Tên đồ dùng |
Công suất điện P (W) |
số lượng |
Thời gian sử dụng trong ngày (h) |
Điện năng sử dụng trong ngày A (Wh) |
1 |
Đèn sợi đốt |
65 |
2 |
2 |
260 |
2 |
Đèn huỳnh quang |
45 |
10 |
6 |
2700 |
3 |
Quạt bàn |
65 |
6 |
4 |
1560 |
4 |
Tủ lạnh |
130 |
2 |
24 |
6240 |
5 |
Ti vi |
70 |
3 |
8 |
1680 |
b. Trong một ngày điện năng tiêu thụ của gia đình là:
260 + 2700 + 1560 + 6240 + 1680 = 12440 (Wh)
c. Trong một tháng(tháng đó có 30 ngày), điện năng tiêu thụ của gia dình là:
12440 x 30 = 373200 (Wh) = 373,2 (kWh)
d. Tiền điện tháng đó phải trả, biết mỗi kWh giá 900 đồng là:
373,2 x 900 = 335 880 (đồng)
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong Đề cương ôn tập môn Công nghệ 8 học kì 2. Để xem được trọn vẹn nội dung của tài liệu, các em vui lòng chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập tài khoản trên trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tham khảo nhé. Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả thật cao!