Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 427449
Đế quốc được mệnh danh là "con hổ đói đến bàn tiệc muộn" là
- A. đế quốc Mĩ.
- B. đế quốc Đức.
- C. đế quốc Nhật Bản.
- D. đế quốc Anh.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 427455
Mĩ tham chiến muộn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) vì
- A. Nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.
- B. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.
- C. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.
- D. Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 427458
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) mang tính chất
- A. nội chiến cách mạng để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
- B. chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa.
- C. hiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết.
- D. chiến tranh giải phóng với sự ra đời nhiều quốc gia sau sự sụp đổ của Áo - Hung.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 427460
Hai khối quân sự (phe Hiệp ước, phe Liên minh) ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều
- A. là hai khối quân sự của các nước đế quốc “trẻ”.
- B. nhận viện trợ và chịu sự chi phối, lệ thuộc vào Mĩ.
- C. có tiềm lực mạnh về quân sự nhưng ít thuộc địa, thị trường.
- D. ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa của nhau.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 427466
Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất của công nhân nước Đức nửa đầu thế kỉ XIX là
- A. phong trào Li-ông.
- B. phong trào Hiến chương.
- C. phong trào Sơ-lê-din.
- D. cuộc đấu tranh của công nhân Bom-bay.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 427481
“Như một cây chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi ở châu Âu". Câu nói đó gắn với cuộc cách mạng tư sản nào thời cận đại?
- A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
- B. Cách mạng tư sản Anh.
- C. Cách mạng tư sản Pháp.
- D. Cách mạng tư sản Đức.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 427483
Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Hà Lan đều
- A. diễn ra dưới hình thức cải cách, canh tân đất nước.
- B. đặt dưới sự lãnh đạo của tầng lớp quý tộc mới.
- C. diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.
- D. chống lại kẻ thù là thực dân Anh.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 427486
Quốc gia nào ở châu Á đã tiến hành cải cách thành công và gia nhập hàng ngũ đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
- A. Xiêm
- B. Trung Quốc
- C. Nhật Bản
- D. Ấn Độ
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 427491
Để huy động toàn bộ nguồn lực của đất nước vào cuộc chiến chống thù trong, giặc ngoài, năm 1919, chính phủ Nga Xô viết đã thông qua chính sách nào?
- A. Cộng sản thời chiến.
- B. Quốc hữu hóa toàn bộ các xí nghiệp của tư bản.
- C. Lấy ruộng đất của địa chủ giao cho nông dân.
- D. Chính sách kinh tế mới (NEP).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 427493
Điểm nổi bật nhất của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là:
- A. hai chính quyền song song tồn tại.
- B. Chính phủ lâm thời lên nắm quyền.
- C. Chính phủ tư sản lâm thời lên nắm chính quyền.
- D. quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 427497
Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 là
- A. cách mạng tư sản.
- B. cách mạng vô sản.
- C. chiến tranh giải phóng dân tộc.
- D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 427500
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là gì?
- A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- B. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- C. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
- D. Xây dựng chính quyền mới và đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 427507
Liên Xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941 vì:
- A. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.
- B. Liên Xô tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.
- C. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng.
- D. phát xít Đức tấn công, Liên Xô tiến hành chiến tranh vệ quốc.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 427510
Những biện pháp của “Chính sách kinh tế mới” nhằm thực hiện điều quan trọng nhất đối với nước Nga lúc này là
- A. củng cố an ninh quốc phòng.
- B. xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
- C. đẩy mạnh sản xuất, phát triển, lưu thông hàng hóa.
- D. tăng cường tiềm lực cho đất nước.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 427513
Nhiệm vụ trọng tâm nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941 ) là
- A. khôi phục và phát triển kinh tế.
- B. tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- C. cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu.
- D. Phát triển văn hóa giáo dục.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 427515
Nhân dân Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với mục tiêu là
- A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
- B. đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy.
- C. xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
- D. làm cơ sở để cải tạo nền công nghiệp.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 427525
Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu là
- A. lật đổ được nền thống trị của giai cấp tư sản.
- B. tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thống trị ở các nước.
- C. sự ra đời của các Đảng cộng sản ở mỗi nước.
- D. lật đổ chế độ quân chủ tồn tại ở mỗi nước.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 427527
Hoàn cảnh cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản là
- A. sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi thành lập một tổ chức quốc tế.
- B. chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.
- C. những hoạt động tích cực của Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
- D. Quốc tế thứ hai đã bị tan rã, phong trào cách mạng cần tổ chức lãnh đạo mới.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 427528
Vấn đề quan trọng được thông qua tại Đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản là
- A. sự cần thiết phải khởi nghĩa giành chính quyền từ tay tư sản.
- B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo.
- C. nghị quyết thành lập Đảng cộng sản ở các nước.
- D. nghị quyết Chống chiến tranh đế quốc.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 427531
Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương cho các đảng cộng sản ở các nước là phải
- A. đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.
- B. thành lập mặt trận nhân dân ở mỗi nước.
- C. lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
- D. giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc ở mỗi nước.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 427533
Trong những năm 1929 – 1939, trước tình trạng thất nghiệp, phá sản và nghèo đói nhân dân lao động Mĩ đã
- A. phát động phong trào “phá kho thóc giải quyết nạn đói”.
- B. biểu tình, tuần hành, “đi bộ vì đói”.
- C. thực hiện phong trào “hũ gạo cứu đói”
- D. tiến hành cuộc chiến tranh bánh mì.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 427534
Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ là
- A. Đảng Cộng sản Mĩ.
- B. Đảng Dân chủ Mỹ.
- C. Đảng Cộng hòa Mỹ.
- D. Tổ chức Công đoàn Mĩ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 427536
Ý nào không phải biểu hiện cho sự khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1929 – 1933?
- A. Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.
- B. Năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm 2 lần so với năm 1929.
- C. Nước Mĩ bị Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh vị trí siêu cường thế giới.
- D. Nạn thất nghiệp và nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 427570
Các đạo luật giữ vai trò giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mĩ là đạo luật về
- A. ngân hàng, tài chính và thương mại.
- B. tài chính, nông nghiệp và thương nghiệp.
- C. phục hưng công nghiệp và nông nghiệp.
- D. phục hưng công nghiệp và nông nghiệp, ngân hàng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 427576
Nội dung nào không đúng khi nói về tình hình kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Chỉ phát triển vài năm sau chiến tranh.
- B. Sản xuất công nghiệp có tăng song bấp bênh.
- C. Nền nông nghiệp lạc hậu.
- D. Vươn lên trở thành nền kinh tế số một của thế giới.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 427577
Ý nào không đúng khi nói về tình hình xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Giá sinh hoạt đắt đỏ, giá gạo tăng cao.
- B. Bùng nổ cuộc tuần hành “đi bộ vì đói” .
- C. Phong trào bãi công của công nhân diễn ra sôi nổi.
- D. Các cuộc đấu tranh bùng nổ, “bạo động lúa gạo”.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 427578
Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước
- A. Mỹ và các nước Tây Âu.
- B. Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a.
- C. Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
- D. Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 427581
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành
- A. công nghiệp nặng.
- B. công nghiệp nhẹ.
- C. nông nghiệp.
- D. tài chính và ngân hàng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 427588
Sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919 chịu ảnh hưởng của
- A. thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga.
- B. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
- C. thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
- D. sự suy yếu của các nước đế quốc.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 427591
Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là:
- A. tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Trung Quốc.
- B. lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc.
- C. lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản ở Trung Quốc.
- D. đưa nhân dân lao động Trung Quốc lên nắm chính quyền.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 427595
Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Mông Cổ là
- A. Đảng Nhân dân Mông cổ thành lập.
- B. Mông Cổ thoát khỏi sự lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.
- C. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
- D. Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ thành lập.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 427597
Trong những năm 1926 - 1927 nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ
- A. các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
- B. nền thống trị phản động của tập đoàn Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch.
- C. ách thống trị của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- D. sự xâu xé của các nước phương Tây.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 427604
Sự kiện đánh dấu sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. phát xít Đức tấn công Tiệp Khắc (3/1939).
- B. phát xít Đức tấn công Ba Lan (1/9 /1939).
- C. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức (2/9/1939).
- D. phát xít Đức tấn công Liên Xô (22/6/1941).
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 427606
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là:
- A. Anh, Pháp, Mĩ.
- B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.
- C. Anh, Pháp, Trung Quốc.
- D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 427608
Từ ngày 6/6/1944, quân đội Đức Quốc xã phải chiến đấu cùng một lúc trên hai mặt trận là
- A. phía tây chống Liên Xô, phía đông chống Anh - Mĩ.
- B. phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Pháp.
- C. phía đông chống các nước Đông Âu, phía tây chống các nước Anh - Mĩ.
- D. phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Mĩ.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 427610
Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh là:
- A. trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát (2/2/1943).
- B. chiến thắng liên quân Anh – Mĩ đô hộ vào Bắc Pháp (6/6/1944).
- C. chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch công phá Béc-lin (9/5/1945).
- D. Mỹ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản (ngày 6 và 9/8/1945 ).
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 427613
Việc xây dựng một nền văn hoá mới ở Liên Xô trong nửa đầu thế kỉ XX nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là:
- A. sáng tạo các chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết.
- B. xoá nạn mù chữ và thất học.
- C. phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
- D. phát triển văn hoá, nghệ thuật.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 427614
Ý nào không phải thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô viết nửa đầu thế kỉ XX?
- A. Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, văn hoá, nghệ thuật.
- B. Đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ.
- C. Xoá bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học.
- D. Hoàn thành phổ cập giáo dục Đại học trong cả nước.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 427616
Sự kiện mở đường cho việc xây dựng nền văn hoá Xô viết là
- A. sự thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.
- B. sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- C. sự thành công của phong trào cải cách nông nô.
- D. sự ra đời của học thuyết Mác-Lênin.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 427618
Ý nào không phải thành tựu trong công cuộc xoá nạn mù chữ ở Liên Xô?
- A. Chế độ giáo dục phổ cập bắt buộc 7 năm được thực hiện.
- B. Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.
- C. Chế độ giáo dục phổ cập bắt buộc 12 năm được thực hiện.
- D. Tạo ra được 198 000 người có trình độ đại học (1938).