Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 409915
Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở
- A. Bắc Mĩ.
- B. Trung Mĩ.
- C. Nam Mĩ.
- D. Ấn Độ.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 409917
Sự kiện mở đầu trong cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là
- A. Sự kiện “chè Bô-xtơn”.
- B. Hội nghị lục địa tại Phi-la-đen-phi-a.
- C. “Tuyên ngôn Độc lập” được tuyển bố.
- D. Trận đánh tại Xa-ra-tô-ga.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 409919
Theo Hiếp pháp 1787, Mĩ là nước theo thể chế
- A. quân chủ chuyên chế.
- B. quân chủ lập hiến.
- C. cộng hoà liên bang.
- D. dân chủ cộng hoà.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 409921
Khi nền sản xuất mới TBCN ra đời trong lòng xã hội phong kiến đã nảy sinh mâu thuẫn giữa
- A. giai cấp tư sản và nông dân.
- B. chế độ phong kiến với giai cấp tư sản.
- C. chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công.
- D. chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 409922
Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là gì?
- A. Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.
- B. Nền kinh tế TBCN phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm.
- C. Kinh tế TBCN phát triển mạnh nhất ở Tây Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.
- D. Nền kinh tế TBCN phát triển mạnh, nhất là trong nông nghiệp và thủ công nghiệp.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 409935
Các nhà tư tưởng Pháp đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng là
- A. Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.
- B. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
- C. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.
- D. Ô-oen, Rút-xô, Mông-te-xki-ơ.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 409936
Sau ngày 10/8/1792 đến trước 2/6/1793, phái nào lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp?
- A. Phái Lập hiến.
- B. Phái Quân chủ lập hiến.
- C. Phái Gia-cô-banh.
- D. Phái Gi-rông-đanh.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 409938
Ai là người đứng đầu phái Gia-cô-banh?
- A. Lu-I XVI.
- B. Rô-be-spie.
- C. Vôn-te.
- D. Gi-rông-đanh.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 409939
Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản ở điểm nào?
- A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu.
- B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất cao.
- C. Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
- D. Ruộng đất bị bỏ hoang với diện tích lớn.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 409940
Trước cách mạng, lực lượng chiếm số lượng đông đảo nhất trong xã hội Pháp là
- A. công nhân.
- B. nông dân.
- C. tư sản.
- D. thợ thủ công.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 409949
Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ
- A. cuối những năm 50 của thế kỉ XVIII.
- B. đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII.
- C. đầu những năm 70 của thế kỉ XVII.
- D. cuối những năm 60 của thế kỉ XVIII.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 409951
Ý nào không đúng khi nói về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp tới các nước tư bản?
- A. Sản xuất phát triển, của cải ngày càng dồi dào.
- B. Nhiều thành phố mọc lên.
- C. Xuất hiện nhiều khu công nghiệp.
- D. Lao động trong ngành dịch vụ tăng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 409952
Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là
- A. nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
- B. nước công nghiệp hiện đại.
- C. nước đi tiên phong trong công nghiệp.
- D. công xưởng của thế giới.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 409953
Giai cấp tư sản Anh đã tích luỹ được một lượng tư bản khổng lồ để đầu tư phát triển công nghiệp nhờ
- A. kinh doanh trong nước, buôn bán với các nước láng giềng.
- B. đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật.
- C. kinh doanh trong nước, buôn bán, nô lệ, khai thác thuộc địa.
- D. thu được lợi nhuận sau cách mạng tư sản.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 409955
Sau cách mạng tư sản, nước Anh đã hội đủ những tiền đề để tiến hành cách mạng công nghiệp là
- A. vốn, công nhân làm thuê và thuộc địa.
- B. tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật.
- C. tư bản, công nhân và thị trường.
- D. tư bản, công nhân, nô lệ và thị trường.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 409964
Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?
- A. Được tự do bầu cử.
- B. Nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
- C. Đòi thiết lập nền quân chủ lập hiến.
- D. Tăng lương, giảm giờ làm.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 409965
“Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động.”
Đoạn trích trên nói lên đặc điểm của phong trào nào?
- A. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) năm 1831.
- B. Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) năm 1844.
- C. Phong trào “Hiến chương” (Anh) từ năm 1836 đến 1847.
- D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) năm 1834.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 409967
Hội Liên hiệp lao động quốc tế đi vào lịch sử với tên gọi
- A. Quốc tế thứ tư.
- B. Quốc tế thứ ba.
- C. Quốc tế thứ hai.
- D. Quốc tế thứ nhất.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 409969
Chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản thế giới là
- A. Quốc tế thứ hai.
- B. Quốc tế thứ ba.
- C. Hội Liên hiệp lao động quốc tế.
- D. Đồng minh những người cộng sản.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 409970
Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất đã không tiến hành hoạt động nào dưới đây?
- A. Truyền bá học thuyết Mác.
- B. Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
- C. Lãnh đạo các dân tộc bị xâm lược đứng lên đấu tranh.
- D. Ngăn cản việc chủ tư bản Anh đưa công nhân Pháp sang làm việc.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 409977
Công xã Pa-ri tồn tại trong bao nhiêu ngày?
- A. 70 ngày.
- B. 71 ngày.
- C. 72 ngày.
- D. 73 ngày.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 409978
Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là
- A. Hội đồng công xã.
- B. Hội đồng Nhà nước.
- C. Đại hội đồng.
- D. Hội đồng nhân dân.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 409979
Ủy ban nào dưới đây không thuộc Hội đồng Công xã Pa-ri?
- A. Uỷ ban Quân sự.
- B. Uỷ ban Tôn giáo.
- C. Uỷ ban Giáo dục.
- D. Uỷ ban Lương thực.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 409981
Vì sao năm 1870 Pháp tuyên chiến với Phổ?
- A. Giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước, ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức.
- B. Mở rộng lãnh thổ và giảm nhẹ mâu thuẫn trong nước.
- C. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu tư bản.
- D. Thực hiện tham vọng làm bá chủ châu Âu.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 409984
Thái độ và hành động của Chính phủ tư sản khi quân Phổ tiến sâu vào đất Pháp, bao vây Pa-ri là
- A. Kiên quyết đứng lên chống quân Phổ đến cùng.
- B. Kêu gọi nhân dân cứu nguy cho Tổ quốc.
- C. Giải tán lực lượng vũ trang.
- D. Đầu hàng và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 409997
Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là
- A. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
- B. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
- C. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
- D. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 409998
Chủ nghĩa đế quốc Đức được mệnh danh là
- A. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
- B. chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
- C. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
- D. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 410000
Hai Đảng thay nhau cầm quyền ở Mĩ là
- A. Đàn Cộng hoà và Đảng Bảo thủ.
- B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.
- C. Đảng Tự do và Đảng Cộng hoà.
- D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 410002
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nền nước Mỹ, Đức là
- A. sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.
- B. giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.
- C. Anh chỉ chú trọng đầu tư tư bán ra bên ngoài để thu lãi cao.
- D. công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị trở nên lạc hậu.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 410003
Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
- A. Quá trình tập trung tư bản ở Anh diễn ra mạnh mẽ trong ngành ngân hàng.
- B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa thông qua hình thức cho vay lãi cao.
- C. Đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
- D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 410017
Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Nga những năm đầu thế kỉ XX là
- A. Đảng Xã hội dân chủ Đức.
- B. Đảng Công nhân Pháp.
- C. Nhóm Giải phóng lao động Nga.
- D. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 410020
“Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản. Trước hết là đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập nước Cộng hòa” Đây là cương lĩnh của đảng nào?
- A. Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875).
- B. Đảng Công nhân Pháp (1879).
- C. Nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).
- D. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (1903).
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 410021
Ý nào không phải là tình hình nước Nga đầu thế kỉ XIX?
- A. Nhiều nhà máy bị đóng cửa, công nhân thất nghiệp, tiền lương giảm sút.
- B. Chế độ phong kiến chuyên chế bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt.
- C. Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản (1904 – 1905).
- D. Nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 410023
Ý nào không phải lí do khiến phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX vẫn tiếp tục phát triển?
- A. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc.
- B. Chủ nghĩa Mác đã được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân.
- C. Ý thức giác ngộ của công nhân ngày càng cao.
- D. Giai cấp tư sản thi hành những chính sách có lợi cho công nhân.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 410026
Kết quả lớn nhất mà phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đạt được là
- A. chủ nghĩa Mác bước đầu được truyền bá tới các nước.
- B. chủ phải tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân.
- C. các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước ra đời.
- D. lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày Quốc tế lao động.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 410040
Đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán trong các thế kỉ XVIII – XIX là
- A. Ban-dắc, Đích-ken, Lép Tôn-xtôi.
- B. Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xô.
- C. Mô-da, Bét-tô-ven, Sô-panh, Trai-cốp-xki.
- D. Đa-vít, Đơ-la-croa, Cuốc-bê.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 410041
Các đại diện xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế chính trị học ở Anh là
- A. Phoi-ơ-bách, Hê-ghen.
- B. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.
- C. Xmit và Ri-các-đô.
- D. Mác và Ăng-ghen.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 410043
Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là
- A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen.
- B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.
- C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
- D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 410045
Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đánh dấu thời kì
- A. hình thành của chế độ phong kiến.
- B. thắng thế của chủ nghĩa xã hội.
- C. phát triển của chế độ phong kiến.
- D. thắng thế của chủ nghĩa tư bản.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 410047
Tư tưởng “Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII – XVIII các tác dụng gì?
- A. Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.
- B. Dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.
- C. Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực.
- D. Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.