Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 299806
Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?
- A. Khiêm tốn.
- B. Lẽ phải.
- C. Công bằng.
- D. Trung thực.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 299808
Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là ?
- A. Tôn trọng lẽ phải.
- B. Tiết kiệm.
- C. Lẽ phải.
- D. Khiêm tốn.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 299809
Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?
- A. Ủng hộ người nghèo.
- B. Trồng cây để bảo vệ môi trường.
- C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 299812
Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?
- A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.
- B. Dung túng cho kẻ giết người.
- C. Đánh chửi cha mẹ.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 299815
Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
- A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.
- B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.
- C. Đèo em bé đó đến gặp công an.
- D. Đạp thật nhanh về nhà.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 299818
Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, E đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?
- A. Cô V là người trung thực.
- B. Cô V là người thẳng thắn.
- C. Cô V là người sống trong sạch.
- D. Cô V là người ham tiền của.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 299820
A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, A bèn nói : Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?
- A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.
- D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 299823
Vụ việc “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì ?
- A. Sống không trong sạch, giả dối.
- B. Sống tiết kiệm.
- C. Sống thực dụng.
- D. Sống vô cảm.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 299826
Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về?
- A. Liêm khiết.
- B. Trung thực.
- C. Tiết kiệm.
- D. Cần cù.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 299828
Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
- A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
- B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
- C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 299831
Trên đường đi học về, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?
- A. P là người tiết kiệm.
- B. P là người vô cảm.
- C. P là người giả tạo.
- D. P là người liêm khiết, tốt bụng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 299833
Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến?
- A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.
- B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.
- C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.
- D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 299837
Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là ?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Lẽ phải.
- D. Tôn trọng người khác.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 299840
Biểu hiện tôn trọng người khác là?
- A. Lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong lớp.
- B. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
- C. Giúp đỡ người khuyết tật.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 299844
Biểu hiện không tôn trọng người khác là?
- A. Vu khống cho người khác.
- B. Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.
- C. Cười nói to trong đám ma.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 299846
Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi?
- A. Coi thường người khác.
- B. Tôn trọng người khác.
- C. Không tôn trọng người khác.
- D. Xỉ nhục người khác.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 299865
Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?
- A. B là người không giữ chữ tín.
- B. B là người giữ chữ tín.
- C. B là người không tôn trọng người khác.
- D. B là người tôn trọng người khác.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 299866
Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì?
- A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
- B. Giúp mọi người đoàn kết.
- C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 299867
Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?
- A. Giữ chữ tín.
- B. Giữ lòng tin.
- C. Giữ lời nói.
- D. Giữ lời hứa.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 299869
Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch giúp bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?
- A. Bà P là người giữ lời hứa.
- B. Bà P là người thật thà.
- C. Bà P là người giữ chữ tín.
- D. Bà P là người tốt bụng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 299873
Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm gì?
- A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.
- B. Giữ đúng lời hứa.
- C. Đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 299875
Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào?
- A. Pháp luật.
- B. Kỉ luật.
- C. Chữ tín.
- D. Liêm khiết.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 299880
Quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là ?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Pháp luật.
- D. Kỉ luật.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 299886
Biểu hiện của pháp luật là?
- A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.
- B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.
- C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 299889
Biểu hiện của kỉ luật là?
- A. Nội quy lớp học.
- B. Quy chế thi cử.
- C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 299892
Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?
- A. Vi phạm pháp luật.
- B. Vi phạm kỉ luật.
- C. Vi phạm quy chế.
- D. Vi phạm quy định.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 299894
A là một học sinh nữ lớp 6 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi; B là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn nảy sinh tình cảm quý mến nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa với nhau là sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm A và B lần lượt đứng nhất và nhì của lớp. Tình cảm của A và B được gọi là gì?
- A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- B. Tình yêu.
- C. Tình anh em.
- D. Tình đồng nghiệp.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 299897
D là bạn thân của E, trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén mở sách ra chép. Nếu là D em sẽ làm gì ?
- A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
- B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng.
- C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 299900
Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào?
- A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- B. Tình bạn đầy toan tính.
- C. Tình bạn để vụ lợi.
- D. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 299901
Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
- B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
- C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
- D. Giúp cho mọi người vui vẻ hơn.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 299905
Trong các tổ chức sau tổ chức nào thuộc tổ chức chính trị - xã hội?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. Nhà nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam.
- C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 299907
Những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người được gọi là ?
- A. Hoạt động hành chính.
- B. Hoạt động chính trị - xã hội.
- C. Hoạt động nhân văn.
- D. Hoạt động nhân đạo.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 299912
Các hoạt động chính trị - xã hội là?
- A. Tham gia làm tình nguyện viên tiếp sức mùa thi.
- B. Vận động bà con ủng hộ quần áo cho bà con vùng xâu, vùng xa.
- C. Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 299918
Hoạt động chính trị - xã hội là … để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội. Trong dấu “…” đó là ?
- A. Điều kiện.
- B. Tiền đề.
- C. Động lực.
- D. Yếu tố.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 299924
Biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?
- A. Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần.
- B. Vận động người dân, bạn bè giúp đỡ gia đình gặp khó khăn trong xóm.
- C. Dạy các em nhỏ tập thiếu niên vào dịp hè.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 299927
Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì ?
- A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.
- B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.
- C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.
- D. Việt Nam học hỏi các nước vè Kĩ thuật.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 299933
Ở các nước phương Tây, lứa tuổi thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao. Ở nước ta hiện nay tình trạng phá thai và kết hôn ở độ tuổi ngày càng tăng nhanh. Thông tin đó nói lên điều gì?
- A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây.
- B. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố tích cực từ các nước phương Tây.
- C. Một số thanh niên ở Việt Nam sống vô cảm.
- D. Một số thanh niên ở Việt Nam sống không có trách nhiệm.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 299937
Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì?
- A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình.
- B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.
- C. Các bạn trẻ sống vô tâm.
- D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 299941
Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?
- A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.
- B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
- C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.
- D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 299945
Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Cùng với A đánh B cho vui.
- D. Chạy đi chỗ khác chơi.