YOMEDIA

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn thi KTHP môn Triết học - ĐH Kinh tế TP HCM

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi hết học phần, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn tài liệu Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn thi KTHP môn Triết học. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

ADSENSE
YOMEDIA

TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC – TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM

 

 

Câu 1: Triết học Mac-Lênin là gì?

A.Khoa học của mọi khoa học.

B. Hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới.

C.Khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên.

D.Khoa học nghiên cứu về con người và sự nghiệp giải phóng con người ra khỏi mọi sự áp bức bất công.

Câu 2: Triết học Mác - Lênin ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội nào?

A.Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành phương thức sản xuất thống trị.

B. Phương thức sản xuất tư bản chú nghĩa mới xuất hiện.

C.Chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc.

D.Các phương án trả lời còn lại đều đúng.

Câu 3: Chủ nghĩa duy vật (CNDV) nào đồng nhất vật chất nói chung với một dạng hay một thuộc tính cụ thể của nó?

A.CNDV biện chứng.

B.CNDV siêu hình thế kỷ 17-18.

C. CNDV trước Mác.

D. CNDV tự phát thời cổ đại.

Câu 4: Trong định nghĩa về vật chất của V.LLênm, đặc tính nào của mọi dạng vật chất là quan trọng nhất để phân biệt ná với ý thức?

A.Tính thực tại khách quan độc lập với ý thức của con người.

B.Tính luôn vận động và biến đổi.

C.Tính có khối lượng và quảng tính

D.Các phương án trả lời còn lại đều đúng.

Câu 5: Bổ sung để được một khẳng định đúng: “Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin. .'"

A.Thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người, thông qua các dạng cụ thể của vật chất.

B.Thừa nhận vật chất nói chung tồn tại vĩnh viễn, tách rời các dạng cụ thể của vật chất.

C.Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chết.

D.Đồng nhất vật chất với khối lượng.

Câu 6: Bổ sung để được một khẳng định đúng: “Chú nghĩa duy vật biện chứng ...”

A.Không cho rằng thế giới thống nhất ở tính vật chất.

B.Không đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất

C.Đồng nhất vật chất với ý thức.

D.Đồng nhất vật chết nói chung với một dạng cụ thể của vật chất.

Câu 7: Lập luận nào sau đây phù hợp với quan niệm duy vật biện chứng về vật chất?

A.Vật chất là cái được cảm giác con người đem lại; nhận thức là tìm hiểu cái cảm giác đó.

B.Ý thức chỉ là cái phản ánh vật chất; con người có khả năng nhận thức được thế giới .

C.Có cảm giác mới có vật chất; cảm giác là nội dung mà con người phản ánh trong nhận thức.

D.Vật chất là cái gây nên cảm giác cho con người; nhận thức chỉ là sự sa chép nguyên xi thế giới vật chất.

Câu 8: Hãy sắp xếp hình thức vận động từ thấp đến cao?

A.Sinh học - xã hội - vật lý - cơ học - hóa học.

B.Vật lý - cơ học - hóa học - sinh học - xã hội.

C.Cơ học - vật lý - hóa  học - sinh học - xã  hội.

D.Vật lý - hóa học - cơ học - xã hội - sinh học.

Câu 9: Vì sao đứng im mang tính tương đối?

A.Vì nó chỉ xảy ra trong ý thức.

B. Vì nó chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định, đối với một hình thức vận động xác định

C. Vì nó chỉ xảy ra trong một sự vật nhất định.

D. Vì nó chỉ là quy ước của con người.

Câu 10: Bổ sung để được một câu đúng theo quan điểm duy vật biện chứng: “Không gian và thời gian..."

A.Chỉ là cảm giác của con người.

B.Gắn liền với nhau và với vật chất vận động.

C.Không gắn bó với nhau và tồn tại độc lập với vật chất vận động.

D.Tồn tại khách quan và tuyệt đối.

Câu 11: Bổ sung để được một câu đúng theo quan điểm duy vật biện chứng: “Phản ánh là thuộc tính..."

A.Đặc biệt của các dạng vật chất hữu cơ.

B.Phổ biến của mọi dạng vật chất

C.Riêng của các dạng vật chất vô cơ.

D.Duy nhất của não người.

Câu 12: Bổ sung để được một câu đúng theo quan điểm duy vật biện chứng: “Ý thức là thuộc tính của..."

A.Vật chất sống.

B.Mọi dạng vật chất trong tự nhiên.

C.Động vật bậc cao có hệ thần kinh trung ương.

D.Một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ não con người.

Câu 13: Theo quan điểm duy vật biện chứng, quá trình ý thức diễn ra dựa trên cơ sở nào?

A.Trên cơ sở trao đổi thông tin một chiều từ đối tượng đến chủ thể.

B.Trên cơ sở trao đổi thông tin hai chiều từ chủ thể đến khách thể và ngược lại

C.Trên cơ sở trao đổi thông tin một chiều từ chủ thể đến khách thể.

D.Các phương án trả lời còn lại đều sai.

Câu 14: Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là gì?

A.Bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc người.

B.Bộ óc với tính cách là một dạng vật chất có cấu trúc phức tạp, tổ chức tinh vi    cùng với các hoạt động sinh lý của hệ thần kinh

C.  Bộ  óc và sự phản ánh hiện thực khách quan của con người.

D.Bộ óc với tính cách là một dạng vật chất có cấu trúc phức tạp, tổ chức tinh vi    và năng lực phản ánh của thế giới vật chất.

Câu 15: Nguồn gốc xã hội của ý thức là gì?

A.Hoạt động lao động nặng nhọc và yêu cầu truyền đạt kinh nghiệm của con người.

B.Quá trình hoạt động lao động và giao tiếp ngôn ngữ của con người.

C.Hoạt động lao động cải tạo giới tự nhiên của con người.

D.Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của con người.

Câu 16: Xét về bản chất, ý thức là gì?

A.Sự phản ánh năng động, sáng tạo hiện thực khách quan vào óc con người, dựa trên các quan hệ xã hội.

B.Hình ảnh chủ quan của thế giới tự nhiên khách quan.

C.Hiện tưựng xã hội, mang bản chất xã hội và chỉ chịu sự chi phối bởi các quy luật xã hội.

D.Đời sống tâm linh của con người có nguồn gốc sâu xa từ Thượng dế.

Câu 17: Yếu tố nào trong kết cấu của ý thức là cơ bản và cốt lõi nhất?

A.Niềm tin, ý chí.

B.Tình cảm.

C.Tri thức.

D. Lý trí.

Câu 18: Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý thức có vai trò gì?

A.Tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

B.Có khả năng tự chuyển thành hình thức vật chất nhất định để tác dộng vào hình thức vật chất khác.

C.Tác động trực tiếp đến vật chất.

D.Không có vai trò đối với vật chất, vì hòan tòan phụ thuộc vào vật chất.

Câu 19: Về mặt phương pháp luận, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đòi hỏi điều gì?

A.Phải biết phát hiện ra mâu thuẫn để giải quyết kịp thời.

B.Phải dựa hên quan điểm phát triển để hiểu được sự vật vận động như thế nào trong hiện thực.

C.Phải xuất phát từ hiện thực vật chất và biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức.

D.Phải dựa trên quan điểm toàn diện để xây dựng kế hoạch đúng và hành động kiên quyết.

Câu 20: Phép biện chứng duy vật là khoa học nghiên cứu điều gì?

A.Sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

B.Mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

C.Những quy luật phổ biến chi phối sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

D.Thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn thi KTHP môn Triết học - ĐH Kinh tế TP HCM, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF