Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 473925
Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
- A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.
- B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.
- C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.
- D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 473926
Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc:
- A. Cây thước hút sợi tóc.
- B. Cây thước đẩy sợi tóc.
- C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc.
- D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 473928
Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào?
- A. Vì các hạt bụi nhỏ và rất dính.
- B. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện.
- C. Vì cánh quạt có điện.
- D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 473929
Chọn câu sai?
- A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- B. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
- C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác.
- D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 473930
Nhiều vật sau khi cọ xát ………… các vật khác.
- A. có khả năng đẩy.
- B. có khả năng hút.
- C. có khả năng hút hay đẩy.
- D. không có khả năng hút hay đẩy.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 473931
Chọn câu đúng.
- A. Thanh thuỷ tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được vải khô.
- B. Thanh thuỷ tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được nilông.
- C. Thanh thuỷ tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được mảnh giấy vụn.
- D. Thanh thuỷ tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được thanh thước nhựa.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 473932
Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
- A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
- B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện, nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện.
- C. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
- D. Câu A và C đều đúng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 473933
Có mấy loại điện tích:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 473934
Các vật nhiễm điện ….. thì đẩy nhau …….. thì hút nhau.
- A. khác loại, cùng loại.
- B. cùng loại, khác loại.
- C. âm, dương.
- D. dương, âm.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 473936
Một vật nhiễm điện âm nếu
- A. nhận thêm electron.
- B. mất bớt electron.
- C. nhận thêm hoặc mất bớt electron.
- D. Cả A, B, C đều sai.