Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 474343
Nhóm chính của kim loại màu là:
- A. Gang
- B. Nhôm, đồng và hợp kim của chúng
- C. Sắt và hợp kim của sắt
- D. Thép
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 474345
Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí phổ biến ở Việt Nam là?
- A. Kĩ sư cơ khí
- B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
- C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 474347
Vật liệu phi kim được sử dụng phổ biến trong cơ khí là:
- A. Kim loại màu
- B. Kim loại đen
- C. Chất dẻo, cao su
- D. Vật liệu tổng hợp
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 474348
Cơ cấu tay quay - con trượt và cơ cấu tay quay - thanh lắc khác nhau ở :
- A. Tay quay
- B. Thanh truyền
- C. Thanh lắc
- D. Giá đỡ
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 474350
Cấu tạo cưa tay không có bộ phận nào ?
- A. Khung cưa
- B. Ổ trục
- C. Chốt
- D. Lưỡi cưa
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 474351
Gang là gì ?
- A. Là kim loại đen có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14%
- B. Là kim loại đen có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.
- C. Là kim loại màu có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14%
- D. Là kim loại màu có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 474353
Căn cứ vào tính chất, vật liệu chia làm hai nhóm:
- A. vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp
- B. vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại
- C. vật liệu kim loại, vật liệu tổng hợp
- D. vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 474354
Các sản phẩm từ gang là
- A. Làm dây dẫn điện, vòng đệm, vòi nước, ...
- B. Làm dây dẫn điện, vỏ máy bay, xoong nồi, khung cửa kính, ...
- C. vỏ máy, vỏ động cơ, dụng cụ nhà bếp, ...
- D. túi nhựa, chai nhựa, ống nước, vỏ dây cáp, dây điện, ...
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 474356
Tại sao trong máy cần có các bộ phận truyền chuyển động?
- A. Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau
- B. Do các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu
- C. Do các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 474357
Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu:
- A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
- B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay
- C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
- D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay