Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 363360
Nội dung nào không phải hành động của thực dân Pháp nhằm củng cố nền thống trị ở Nam Kì trong giai đoạn 1867-1873?
- A. Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.
- B. Hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.
- C. Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.
- D. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 363361
Vào năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên vua Tự Đức bản điều trần có tên là
- A. Thời vụ sách
- B. Bình Ngô sách
- C. Dương vụ
- D. Canh tân
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 363362
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương là
- A. Khởi nghĩa Ba Đình
- B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
- C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
- D. Khởi nghĩa Hương Khê
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 363363
Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông?
- A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
- B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
- C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
- D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 363364
Những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước không xuất phát từ lí do nào sau đây?
- A. Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam
- B. Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh
- C. Ảnh hưởng của thuyết Đại Đông Á
- D. Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 363365
Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?
- A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
- B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- C. Hiệp ước Giáp Tuất.
- D. Hiệp ước Liên minh.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 363366
Tại sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng và không tốn một viên đạn?
- A. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
- B. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
- C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
- D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 363367
Thực dân Pháp đã sử dụng biện pháp gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?
- A. Đánh thuế cao vào hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam
- B. Đặt ra nhiều thứ thuế mới cho nhân dân Việt Nam
- C. Thành lập ngân hàng Đông Dương
- D. Phát hành tiền giấy bạc và cho vay lãi
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 363368
Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai?
- A. Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh
- B. Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai
- C. Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến
- D. Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 363369
Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào sau đây?
- A. Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”
- B. Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh
- C. Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào
- D. Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 363370
Vì sao thực dân Pháp lại mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam?
- A. Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ
- B. Giúp Việt Nam khai hóa văn minh
- C. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam
- D. Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 363371
Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?
- A. Pháp
- B. Trung Quốc
- C. Nhật Bản
- D. Liên Xô
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 363372
Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?
- A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do
- B. Tổ chức phản công để phá vòng vây
- C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
- D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 363373
Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?
- A. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.
- B. Nhà Nguyễn không còn tướng tài.
- C. Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.
- D. Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 363374
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?
- A. Cao Điền và Tống Duy Tân
- B. Tống Duy Tân và Cao Thắng
- C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
- D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 363375
Nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
- A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
- B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
- C. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam
- D. Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 363376
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại xuất phát từ nguyên nhân khách quan nào?
- A. Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo
- B. Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh
- C. So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam
- D. Thiếu sự đoàn kết quốc tế
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 363377
Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX?
- A. Khởi nghĩa Thái Nguyên
- B. Vụ Hà Thành đầu độc
- C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì
- D. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 363378
Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
- A. Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.
- B. Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.
- C. Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.
- D. Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 363379
Giữa thế kỉ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì có điểm gì nổi bật?
- A. Nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán
- B. Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh
- C. Hình thành các đô thị tập trung đông dân cư
- D. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 363380
Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê năm 1885 – 1896 là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- A. Thời gian diễn ra dài nhất
- B. Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất
- C. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất
- D. Lãnh đạo tiên tiến nhất
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 363381
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
- B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất
- C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam
- D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 363382
Sự thất bại của phong trào Cần Vương năm 1885-1896 đã chứng tỏ điều gì?
- A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
- B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
- C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
- D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 363383
Cho biết bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là
- A. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản
- B. Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân
- C. Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến
- D. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 363384
Nhà tư sản nào ở Việt Nam được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?
- A. Nhà tư sản nào ở Việt Nam được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?
- B. Nguyễn Hữu Hào
- C. Lê Phát Đạt
- D. Trần Hữu Định
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 363385
Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?
- A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng
- B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản
- C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến
- D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 363386
Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là
- A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
- B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.
- C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
- D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 363387
Đâu là thách thức chung lớn nhất đặt ra cho Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX?
- A. Tiến hành cải cách duy tân đất nước hay giữ nguyên tình trạng khủng hoảng.
- B. Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây
- C. Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong.
- D. Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 363388
Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?
- A. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng
- B. Vai trò của giai cấp lãnh đạo
- C. Vấn đề đoàn kết quốc tế
- D. Phương thức tác chiến
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 363389
Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?
- A. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế
- B. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước
- C. Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau
- D. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 363390
Người trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
- A. Xta-lin.
- B. Khơ-ru-xốp.
- C. Lê-nin.
- D. Đi-mi-tơ-rốp.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 363391
Từ hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939 – 1945, kết luận quan trọng nhất nhân loại rút ra cho mình là gì?
- A. Coi chiến tranh là mục tiêu của sự phát triển.
- B. Cần khắc phục hậu quả chiến tranh.
- C. Chiến tranh là tất yếu không thể ngăn chặn.
- D. Chiến tranh chỉ đem lại chết chóc và đau thương.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 363392
Ở Việt Nam, hãy cho biết cuối thế kỉ XIX là thời gian tồn tại của triều đình phong kiến nào?
- A. Nhà Trần.
- B. Nhà Hồ.
- C. Nhà Tây Sơn.
- D. Nhà Nguyễn.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 363393
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, mở đầu thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại cửa biển
- A. Huế.
- B. Đà Nẵng.
- C. Sài Gòn.
- D. Hà Nội.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 363394
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu nói đó là của ai?
- A. Trương Định.
- B. Nguyễn Đình Chiểu.
- C. Phan Tôn.
- D. Nguyễn Trung Trực.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 363395
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Kì năm 1873 – 1874 tại Phong Doanh – Ý Yên – Nam Định, có căn cứ kháng chiến của
- A. Nguyễn Tri Phương.
- B. Phạm Văn Nghị.
- C. Phan Đình Phùng.
- D. Cao Thắng.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 363396
Trong quá trình thực dân Pháp đánh chiếm ra Bắc Kì cuối thế kỉ XIX, quân dân ta hai lần giành thắng lợi vang dội, khiến thực dân Pháp hoang mang còn quân ta thì phấn khởi. Đó là chiến thắng ở đâu?
- A. Cửa Ô Thanh Hà.
- B. Thành Hà Nội.
- C. Sơn Tây.
- D. Cầu Giấy.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 363397
Cho biết lí do chủ yếu khiến triều đình Huế liên tiếp kí với thực dân Pháp các Hiệp ước: Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác-măng (1883) và Patơnốt (1884) là gì?
- A. Cả dân tộc ta không còn sức để chiến đấu.
- B. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến và dòng họ Nguyễn.
- C. Thực dân Pháp là đối thủ quá mạnh, triều đình nhà Nguyễn không đủ sức đương đầu.
- D. Nhân dân ta đã hạ vũ khí đầu hàng thực dân Pháp.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 363398
Hiệp ước nào sau đây đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- A. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- B. Hiệp ước Nhâm Tuất.
- C. Hiệp ước Hác-măng.
- D. Hiệp ước Giáp Tuất.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 363400
Cho biết các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX thất bại vì lí do chủ yếu nào?
- A. Chưa xác định rõ mục tiêu khởi nghĩa.
- B. Chưa đoàn kết đứng lên đấu tranh.
- C. Người lãnh đạo phong trào còn bộc lộ nhiều hạn chế.
- D. Ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời lạc hậu.