Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 326791
Cho 1 vật 120g đặt nằm ngang trên một tờ giấy có hệ số ma sát trượt 0,2. Xác định độ lớn lực kéo tối thiểu theo phương ngang để có thể rút tờ giấy ra mà không làm dịch chuyển vật cho g = 10m/s2.
- A. 0,22 N
- B. 0,27 N
- C. 0,42 N
- D. 0,24 N
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 326792
Cho tình huồng: Một người đẩy một cái thùng 35(kg) theo phương ngang bằng một lực 100(N). Hệ số ma sát giữa thùng và sàn là μ=0,37. Lấy g = 10m/s2. Sàn tác dụng lên thùng một lực ma sát là bao nhiêu ?
- A. 139 N
- B. 129,5N
- C. 125,5N
- D. 119,3N
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 326793
Tính thời gian của chuyển động chậm dần đều? Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10(m/s) thì tắt máy, chuyển động chậm dần đều do ma sát, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là μ=0,5.
- A. 3s
- B. 2s
- C. 1,5s
- D. 2,4s
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 326794
Quãng đường của chuyển động chậm dần đều là bao nhiêu? Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10(m/s) thì tắt máy, chuyển động chậm dần đều do ma sát, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là μ=0,5.
- A. 12m
- B. 9 m
- C. 11m
- D. 10m
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 326795
Tính gia tốc chuyển động chậm dần đều? Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10(m/s) thì tắt máy, chuyển động chậm dần đều do ma sát, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là μ=0,5.
- A. -3 m/s2
- B. -5m/s2
- C. -4 m/s2
- D. -6 m/s2
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 326796
Khi cho Ô tô chuyển dộng nhanh dần đều với gia tốc a=3(m/s2) thì lực kéo của động cơ là? Một ô tô có khối lượng m=3 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ=0,1.
- A. 1200N
- B. 11000N
- C. 1100N
- D. 12000N
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 326797
Cho bài toàn: Một ô tô có khối lượng m=1 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ=0,1. Tính lực kéo của động cơ nếu Ô tô chuyển dộng nhanh dần đều với gia tốc a=2(m/s2)?
- A. 30000N
- B. 3000N
- C. 3100N
- D. 3200N
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 326798
Tính lực kéo của động cơ nếu Ô tô chuyển động thẳng đều? Khi có một ô tô có khối lượng m=1 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ=0,1.
- A. 1000N
- B. 1100N
- C. 10000N
- D. 100N
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 326799
Hãy xác định gia tốc chuyển động của máy? Lấy g=10(m/s2). Biết một đầu máy tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng m=4 tấn lực kéo của đầu máy là 2400 (N). Biết hệ số ma sát giữa toa xe và mặt đường là μ=0,02.
- A. 0,04(m/s2)
- B. 0,45(m/s2)
- C. 0,52(m/s2)
- D. 0,4(m/s2)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 326800
Một đầu máy tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng m=4 tấn chuyển động với gia tốc a=0,4(m/s2). Biết hệ số ma sát giữa toa xe và mặt đường là μ=0,02. Hãy xác định lực kéo của đầu máy ? Lấy g=10(m/s2).
- A. 2300(N)
- B. 2500(N)
- C. 2400(N)
- D. 2600(N)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 326801
Biết áp lực của gió tác dụng trung bình lên một bức tường là 6800N, khi đó bức tường chịu một áp suất là 50N/m2. Nếu lực tác dụng lên bức tường là 9600N thì bức tường phải chịu áp suất là bao nhiêu?
- A. 30,6 N/m2
- B. 70,6 N/m2
- C. 40,6 N/m2
- D. 60,6 N/m2
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 326802
Xác định áp lực của gió tác dụng trung bình lên một bức tường là 6800N, khi đó bức tường chịu một áp suất là 50N/m2. Tính diện tích của bức tường?
- A. 126m2
- B. 136m2
- C. 106m2
- D. 156m2
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 326803
Cho hai hộp gỗ giống nhau đặt trên mặt bàn. Hỏi áp suất tác dụng lên mặt bàn thay đổi như thế nào nếu chúng được xếp chồng lên nhau?
- A. Gỉam 2 lần
- B. Tăng 2 lần
- C. Không đổi
- D. Không kết luận được
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 326804
Cho biết áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 7200N, khi đó cánh buồm chịu một áp suất 350N/m2. Nếu lực tác dụng lên cánh buồm là 8400N, thì cánh buồn phải chịu áp suất là bao nhiêu?
- A. 319,8 Pa
- B. 409,8 Pa
- C. 239,8 Pa
- D. 569,8 Pa
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 326805
Tính diện tích của cánh buồm là bao nhiêu? Biết áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 7200N, khi đó cánh buồm chịu một áp suất 350N/m2.
- A. 30,5 (m2)
- B. 40,5 (m2)
- C. 20,5 (m2)
- D. 50,5 (m2)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 326806
Xác định áp suất của xe lên mặt đường khi xe đứng yên là bao nhiêu? Biết một xe tải có khối lượng 8,5 tấn và 8 bánh xe, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe xuống mặt bàn là 8,5cm2. Coi mặt đường là bằng phẳng.
- A. 1250000Pa
- B. 12500000Pa
- C. 125000Pa
- D. 12500Pa
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 326807
Khi đặt 1 hộp gỗ lên mặt bàn nằm ngang thì áp suất của hộp gỗ tác dụng xuống mặt bàn là 550 N/m2 .hỏi khối lượng của hộp gỗ là bao nhiêu biết diện tích tiếp xúc của hộp gỗ vs mặt bàn là 0,8 m2
- A. 40kg
- B. 42kg
- C. 44kg
- D. 48kg
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 326808
Để đục lỗ trên một tấm tôn mỏng Người ta dùng một cái đột, mũi đột có tiết diện 4.10-7 m2, áp lực do búa đập vào đột là 60 N, áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là bao nhiêu?
- A. 105.106 N/m2
- B. 175.106 N/m2
- C. 105.105 N/m2
- D. 175.105 N/m2
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 326809
Tính áp suất do vật gây ra trên mặt đất khi một khối sắt hình trụ tròn có diện tích đáy bằng 85cm2 cao 50cm. đặt thẳng đứng trên nền nhà, biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3?
- A. 3800N/m2
- B. 3900N/m2
- C. 390N/m2
- D. 380N/m2
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 326810
Hãy cho biết khi tác dụng cùng một lực thì xẻng nào nhấn vào đất được dễ dàng hơn?
Xẻng A Xẻng B
- A. Xẻng A
- B. Xẻng B
- C. Hai xẻng như nhau
- D. Không kết luận được
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 326811
Khi người ta tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích, của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
- A. 50kg
- B. 51kg
- C. 52kg
- D. 53kg
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 326812
Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất khi đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2.
- A. 200000N/m2
- B. 2000000N/m2
- C. 2000N/m2
- D. 200N/m2
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 326813
Có một khối chất lỏng có khối lượng m đựng trong bình chứa có dung tích V, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Chọn đúng công thức tính áp suất chất lỏng gây ra tại điểm có độ sâu h?
- A. P=mv
- B. P=dv
- C. P=dh
- D. P=hm
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 326814
Cho 2 bình hình trụ thông với nhau bằng một ống nhỏ như hình dưới có khóa thể tích không đáng kể. Bán kính đáy của bình A là r1 của bình B là r2= 0,5 r1 (Khoá K đóng). Đổ vào bình A một lượng nước đến chiều cao h1= 18 cm, sau đó đổ lên trên mặt nước một lớp chất lỏng cao h2= 4 cm có trọng lượng riêng d2= 9000 N/m3 và đổ vào bình B chất lỏng thứ 3 có chiều cao h3= 6 cm, trọng lượng riêng d3 = 8000 N/ m3 ( trọng lượng riêng của nước là d1=10.000 N/m3, các chất lỏng không hoà lẫn vào nhau). Mở khoá K để hai bình thông nhau. Thể tích nước chảy qua khoá K. Biết diện tích đáy của bình A là 12cm2
- A. 30,32 cm3
- B. 50,32 cm3
- C. 20,32 cm3
- D. 40,32 cm3
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 326815
Khi thả 1 hộp sắt rỗng nổi lên trong một bình nước. ỏ tâm của đáy hộp có 1 lỗ hổng nhỏ được bịt kín bằng 1 cái nút có thể tan trong nước. Khi đó mực nước so với đáy bình là H. Sau một thời gian ngắn, cái nút bị tan trong nước và hộp bị chìm xuống đáy. Hỏi mực nước trong bình có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
- A. Mực nước giảm
- B. Mực nước tăng
- C. Mực nước giữ nguyên
- D. Chưa kết luận được
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 326816
Cho hai bình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện lần lượt là 100cm2 và 200cm2 được nối thông đáy bằng một ống nhỏ qua khóa K . lúc đầu khóa K để ngăn cách hai bình, sau đó đổ 3 lít dầu vào bình A, đổ 5,4 lít nước vào bình B. Sau đó mở khóa K để tạo thành một bình thông nhau. Tính độ cao mục chất lỏng ở mỗi bình. Cho biết trong lượng riêng của dầu và nước lần lượt là d1= 8000N/m3; d2= 10000N/m3
- A. 34cm;37cm
- B. 37cm;34cm
- C. 24cm;37cm
- D. 34cm;27cm
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 326817
Tính độ cao của mực nước sẽ thay đổi thế nào nếu dây treo quả cầu bị đứt khi trong một bình nước có một hộp sắt rỗng nổi, dưới đáy hộp có một dây chỉ treo 1 hòn bi thép, hòn bi không chạm đáy bình.
- A. Mực nước giảm
- B. Mực nước tăng
- C. Mực nước không đổi
- D. Cả ba đáp án trên đều sai
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 326818
Cho hai ống hình trụ thông nhau. Tiết diện của mỗi ống là 12,5cm2. Hai ống chứa thuỷ ngân tới một mức nào đó. Đổ 1lít nứơc một ống, rồi thả vào nước một vật có trọng lượng 1,8N Vật nổi một phần trên mặt nước. Tính khoảng cách chênh lệch giữa hai mặt thuỷ ngân trong hai ống. Trọng lượng riêng của thuỷ ngân là 136000N/m3
- A. 0,874m
- B. 0,774m
- C. 1,874m
- D. 0,574m
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 326819
Cho biết một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang tiết diện ngang của phần rộng là 60cm2, của phần hẹp là 20cm2. Hỏi lực ép lên pittông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N
- A. 1200N
- B. 1100N
- C. 1000N
- D. 3000N
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 326820
Cho một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3
- A. 92,88kg
- B. 100kg
- C. 90kg
- D. 100,88kg
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 326821
Qua hình 8.6 vẽ mặt cắt của một con đê chắn nước, cho thấy mặt đê bao giờ cũng hẹp hơn chân đê. Đê được cấu tạo như thế nhằm để
- A. Tiết kiệm đất đắp đê.
- B. Làm thành mặt phẳng nghiêng, tạo điều kiện thuận lợi cho người muốn đi lên mặt đê.
- C. Có thể trồng cỏ lên trên đê, giữ cho đê khòi bị lở.
- D. Chân đê có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với mặt đê.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 326822
Cho thông tin đường kính piston nhỏ của một kích dùng đầu là 3 cm. Hỏi diện tích tối thiểu của pittông lớn là bao nhiêu để tác dụng một lực 100 N đơn viết tông nhỏ có thể nâng được một ô tô khối lượng 2000kg
- A. 0,1413m²
- B. 0,143m²
- C. 0,113m²
- D. 0,413m²
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 326823
Tiến hành thí nghiệm Torixenli để đo áp suất khí quyển tại đỉnh của một ngọn hải đăng. Người ta thấy chiều cao của cột thủy ngân trong ống Torixenli là 730mm, biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Áp suất khí quyển tại đó là bao nhiêu ?
- A. 93423N/m2
- B. 92432N/m2
- C. 99280N/m2
- D. 92280N/m2
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 326824
Người ta làm thí nghiệm Torixenli để đo áp suất khí quyển tại đỉnh của một ngọn hải đăng. Tính chiều cao của cột thủy ngân trong thí nghiệm biết kết quả xác định được áp suất tại đó là 95200Pa, biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3.
- A. 700mm
- B. 750mm
- C. 760mm
- D. 710mm
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 326825
Khi tiến hành thí nghiệm đo áp suất khí quyển tại chân núi thì chiều cao của cột thủy ngân trong ống Torixenli là 74cm. Nếu là thí nghiệm tương tự tại đỉnh núi thì:
- A. Chiều cao của cột thủy ngân giảm
- B. Chiều cao của cột thủy ngân tăng
- C. Chiều cao cột thủy ngân không đổi
- D. Chiều cao cột thủy ngân có thể tăng hoặc giảm
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 326826
Vì càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800m so với mực nước biển là:
- A. 748 mmHg
- B. 693,3 mmHg
- C. 663 mmHg
- D. 960 mmHg
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 326827
Trong các hiện tượng sau đây hãy xác định hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra?
- A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
- B. Con người có thể hít không khí vào phổi
- C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn
- D. Vật rơi từ trên cao xuống
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 326828
Hãy cho biết khi được đặt tại vị trí số 1, cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li có chiều cao là 76cm. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3. Khi ấy tại vị trí số 1 áp suất khí quyển là bao nhiêu Paxcan ?
- A. 1033600 Pa
- B. 1036330 Pa
- C. 103336 Pa
- D. 103360 Pa
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 326829
Vận động viên leo núi mang theo một chiếc máy đo áp suất khí quyển. Khi vận động viên ấy ở đâu thì áp suất khí quyển lớn nhất?
- A. Tại đỉnh núi
- B. Tại sườn núi
- C. Tại chân núi
- D. Tại lưng chừng núi
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 326830
Điền từ, cụm từ: Càng lên cao áp suất không khí ……..
- A. Càng tăng
- B. Càng giảm
- C. Không đổi
- D. Có thể vừa tăng vừa giảm