Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 421245
Đâu là phát biểu đúng khi nói về tốc độ trung bình?
- A. Tốc độ trung bình trên những đoạn đường khác nhau thường có giá trị khác nhau
- B. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường bằng trung bình cộng của tốc độ trung bình trên mỗi đoạn đường liên tiếp
- C. Tốc độ trung bình không thay đổi theo thời gian
- D. Tốc độ trung bình cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động đều
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 421247
Vì sao lực là đại lượng véctơ?
- A. lực có độ lớn, phương và chiều
- B. lực làm cho vật bị biến dạng
- C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ
- D. lực làm cho vật chuyển động
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 421253
Khi ta đưa một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi nào?
- A. trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng
- B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng
- C. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng
- D. trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 421257
Khi móc một quả nặng vào lực kế, số chỉ của lực kế 20 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước thì số chỉ của lực kế là bao nhiêu?
- A. tăng lên
- B. giảm đi
- C. không thay đổi
- D. chỉ số 0
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 421260
Vì sao khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn?
- A. Vì khi lặn sâu, lực cản rất lớn
- B. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp
- C. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn
- D. Vì khi lặn sâu, cơ thể dễ dàng di chuyển trong nước
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 421267
Áp suất không có đơn vị đo nào sau đây?
- A. Paxcan
- B. N/m2
- C. N/cm2
- D. Niu tơn
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 421270
Trong trường hợp một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng là gì?
- A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền
- B. Thuyền chuyển động so với bờ sông
- C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền
- D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 421272
Đâu là ý nghĩa của tốc độ của chuyển động?
- A. quãng đường dài hay ngắn của chuyển động
- B. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
- C. thời gian dài hay ngắn của chuyển động
- D. thời gian và quãng đường của chuyển động
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 421273
Với vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5 m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2 km là bao nhiêu?
- A. 50 s
- B. 25 s
- C. 10 s
- D. 40 s
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 421275
Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào đã làm giảm ma sát?
- A. tạo các rãnh trên bánh xe
- B. rắc cát trên đường ray tàu hoả vào trời mưa
- C. bôi dầu mỡ vào các chi tiết máy
- D. bôi nhựa thông vào dây đàn cò
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 421282
Với một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?
- A. Ô tô đứng yên so với hành khách trên xe
- B. Ô tô đang chuyển động so với mặt đường
- C. Hành khách đang đứng yên soi với ô tô
- D. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 421285
Khi ta nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật nào làm mốc?
- A. Trái Đất
- B. Chọn Trái Đất hay Mặt Trời làm mốc đều đúng
- C. Mặt Trời
- D. Một vật trên mặt đất
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 421288
Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động thẳng?
- A. Cánh quạt quay
- B. Chiếc lá khô rơi từ cành cây xuống
- C. Ném quả bóng rổ vào rổ
- D. Thả một viên phấn từ trên cao xuống
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 421291
Thế nào là tính tương đối của chuyển động?
- A. Một vật được xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại được xem là đứng yên đối với vật khác
- B. Một vật được xem là chuyển động đối với vật và cũng được coi là chuyển động đối với vật khác
- C. Chuyển động hay đứng yên của một vật không phụ thuộc vào vật mốc
- D. Vật luôn luôn chuyển động
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 421295
Với huyển động của phân tử Hidro ở 0oC có vận tốc khoảng 1700 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?
- A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn
- B. Chuyển động của phân tử hidro nhanh hơn
- C. Không có chuyển động nào nhanh hơn (hai chuyển động như nhau)
- D. Không có cơ sở để so sánh
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 421300
Vận động viên xe đạp đi với vận tốc 45 km/h. Quãng đường người đó đi được trong vòng 2 giờ là gì?
- A. 45 km
- B. 89 km
- C. 90 km
- D. 100 km
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 421303
Đâu là ý nghĩa độ lớn của vận tốc?
- A. Sự nhanh hay chậm của chuyển động
- B. Hình dạng của chuyển động
- C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn
- D. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 421306
Người công nhân đi xe máy đi làm trong vòng 15 phút với vận tốc không đổi là 35 km/h. Quãng đường người này phải đi là bao nhiêu?
- A. 9 km
- B. 8,75 km
- C. 8,5 km
- D. 8 km
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 421321
Hai người cùng xuất phát một lúc ở hai điểm A và B cách nhau 75 km. Người thứ nhất đi xe máy từ A về B với vận tốc 25 km/h. Người thứ hai đi xe đạp B ngược về A với vận tốc 12,5 km/h. Sau bao lâu hai người gặp nhau và gặp nhau ở đâu? Coi chuyển động của hai người là đều.
- A. Sau 5 giờ thì gặp nhau; vị trí gặp nhau cách A 20 km
- B. Sau 20 giờ thì gặp nhau; vị trí gặp nhau cách A 5 km
- C. Sau 2 giờ thì gặp nhau; vị trí gặp nhau cách A 50 km
- D. Một kết quả khác
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 421323
Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
- A. Chuyển động của xe buýt khi vào điểm đón, trả khách
- B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc
- C. Chuyển động của Sao Hỏa quay quanh Mặt Trời
- D. Cả 3 đáp án đều là chuyển động đều
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 421327
Khi ta nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc nào?
- A. Vận tốc trung bình
- B. Vận tốc tại một thời điểm nào đó
- C. Trung bình cộng các vận tốc
- D. Vận tốc tại một vị trí nào đó
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 421329
Chuyển động không đều là chuyển động như thế nào?
- A. độ lớn của vận tốc không đổi theo thời gian
- B. độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian
- C. độ lớn của vận tốc có thể thay đổi hoặc không thay đổi theo thời gian
- D. không có vận tốc
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 421337
Người đi bộ đều trên đoạn đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 1,95 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là bao nhiêu?
- A. 0,5 m/s
- B. 0,75 m/s
- C. 1,25 m/s
- D. 1,5 m/s
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 421341
Lực được biểu diễn qua các yếu tố nào dưới đây?
- A. Chỉ cần yếu tố duy nhất là gốc của lực
- B. Cần có gốc, phương và chiều của lực
- C. Cần có gốc (điểm đặt), phương, chiều của lực
- D. Cần có gốc (điểm đặt), phương, chiều và độ lớn của lực
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 421343
Lực là nguyên nhân làm ………… vận tốc của chuyển động.
Chọn cụm từ thích hợp nhất trong các cụm từ sau đây:
- A. Tăng
- B. Giảm
- C. Thay đổi
- D. Không đổi
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 421347
Hình vẽ nào dưới đây là hình lực tác dụng lên vật theo tỉ lệ xích 1 cm tương ứng với 5 N
Câu mô tả nào sau đây là đúng?
- A. Lực F có điểm đặt tại vật, phương thẳng đứng, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15 N
- B. Lực F có điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15 N
- C. Lực F có điểm đặt nằm ngoài vật, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15 N
- D. Lực F có điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15 N
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 421351
Điều nào đã cho dưới đây là đúng nhất khi nói về áp lực?
- A. Áp lực là lực ép của vật lên bề mặt tiếp xúc
- B. Áp lực là lực do bề mặt tiếp xúc tác dụng ngược lên vật
- C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật
- D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 421354
Ta dùng một cái đột để đục lỗ trên một tấm tôn mỏng. Mũi đột có tiết diện S = 0,0000004 m2, áp lực do búa đập vào đột là 60 N. Áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là bao nhiêu?
- A. p = 15 000 000 N/m2
- B. p = 150 000 000 N/m2
- C. p = 1 500 000 000 N/m2
- D. Một kết quả khác
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 421356
Với một chiếc thuyền buồm di chuyển ở ngoài khơi, cánh buồn có diện tích là 20 m2, người ta đo được áp suất lên cánh buồm là 410 N/m2. Áp lực cánh buồm phải chịu là bao nhiêu?
- A. 8000 N
- B. 8000,5 N
- C. 8200 N
- D. 8200,5 N
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 421359
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
- A. Người đứng cả hai chân
- B. Người đứng co một chân
- C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống
- D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 421364
Khi ta nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào sau đây của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?
- A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt
- B. Mặt trên
- C. Mặt dưới
- D. Các mặt bên
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 421378
Với một thợ lặn xuống độ sâu 36 m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của trung bình của nước là 10300 N/m3. Áp suất ở độ sâu mà người thợ lặn đang lặn là bao nhiêu?
- A. 37 080 N/m2
- B. 370 800 N/m2
- C. 3 708 000 N/m2
- D. 37 080 000 N/m2
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 421383
Hình vẽ nào sau đây là một bình chứa chất lỏng. Sắp xếp áp suất tại các điểm theo thứ tự tăng dần.
- A. pE < pB < pC < pD < pA
- B. pB < pE < pC < pD < pA
- C. pA < pB < pC < pD < pE
- D. pE < pD < pC < pB < pA
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 421387
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về hướng của lực đẩy Ác-si-mét?
- A. Hướng thẳng đứng lên trên
- B. Hướng thẳng đứng xuống dưới
- C. Theo mọi hướng
- D. Một hướng bất kì nào đó
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 421390
Trong công thức tính lực đẩy Ác-si-mét F = d.V các đại lượng đại lượng d và V là những yếu tố gì?
- A. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật
- B. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật
- C. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của chất lỏng
- D. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 421395
Khi ta treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị P1. Nhúng vật nặng trong nước, lực kế chỉ giá trị P2. Nhận xét nào đúng khi so sánh P1 và P2.
- A. P1 = P2
- B. P1 > P2
- C. P1 < P2
- D. Không thể so sánh được
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 421402
Khi ta nhúng một thanh sắt vào nước. Biết lực đẩy Ác-si-mét lên thanh sắt có giá trị bằng 20 N, trọng lượng riêng của nước là d = 10000 N/m3. Thể tích của thanh sắt này là bao nhiêu?
- A. 0,002 m3
- B. 0,02 m3
- C. 0,2 m3
- D. 2 m3
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 421404
Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố gì?
- A. Trọng lượng riêng của vật
- B. Trọng lượng riêng của chất lỏng
- C. Thể tích của vật và thể tích của chất lỏng
- D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 421407
Với một vật nổi trên mặt nước, trọng lượng của nó và lực đẩy Ác-si-mét có quan hệ như thế nào?
- A. P > FA
- B. P < FA
- C. P = FA
- D. PF = 0
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 421417
Khi thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa, thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong dầu. Biết khối lượng riêng của dầu là D = 800 kg/m3. Hỏi khối lượng riêng của chất làm quả cầu là bao nhiêu?
- A. D’ = 380 kg/m3
- B. D’ = 420 kg/m3
- C. D’ = 450 kg/m3
- D. Một kết quả khác