Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 322114
Nhận định nào đúng nhất về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đối với Lịch sử nhân loại trong thế kỉ XX?
- A. Cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây thiệt hại to lớn về người và của.
- B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.
- C. Gây nhiều đau khổ, mất mát cho nhân loại và thiệt hại lớn nhất về vật chất.
- D. Chiến tranh chứng tỏ các nước không thể điều hòa và giải quyết các mâu thuẫn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 322119
Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 là gì?
- A. Lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản.
- B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật Bản.
- C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.
- D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 322124
Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào?
- A. Bất hợp tác với thực dân Anh
- B. Bạo động chống thực dân Anh
- C. Bất bạo động
- D. Thương lượng với thực dân Anh.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 322129
Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới, đó là gì?
- A. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
- B. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi.
- C. Sự kiên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít.
- D. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 322152
Thế kỉ XX phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào?
- A. Xu hướng vô sản
- B. Xu hướng tư sản
- C. Xu hướng thỏa hiệp
- D. Phát triển song song tư sản và vô sản
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 322159
Trong thời gian từ năm 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng mấy lần?
- A. 5 lần
- B. 7 lần
- C. 3 lần
- D. 2 lần
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 322162
Ngành công nghiệp phát triển nhất của Mỹ trong thập niên 20 là gì?
- A. Sản xuất ô tô
- B. Dầu lửa
- C. Thép
- D. Than
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 322171
Bí quyết thành công của chính sách mới là gì?
- A. Giải quyết nạn thất nghiệp.
- B. Đạo luật về ngân hàng.
- C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
- D. Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 322176
Tại Đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản đã thông qua vấn đề gì quan trọng?
- A. Sự cần thiết phải khởi nghĩa giành chính quyền từ tay tư sản.
- B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo.
- C. Nghị quyết thành lập Đảng cộng sản ở các nước.
- D. Nghị quyết chống chiến tranh đế quốc.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 322178
Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của lực lượng nào?
- A. Giai cấp công nhân thế giới.
- B. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.
- C. Khối liên minh công – nông tất cả các nước.
- D. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 322182
Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?
- A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
- B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.
- C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
- D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 322212
Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?
- A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.
- B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.
- C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
- D. Quốc tế thứ hai giải tán.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 322216
Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế ở Mỹ?
- A. Đạo luật về ngân hàng
- B. Đạo luật về tài chính
- C. Đạo luật phục hưng công nghiệp
- D. Đạo luật phục hưng thương mại
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 322221
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mỹ bắt đầu từ ngành nào?
- A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp
- C. Tài chính ngân hàng
- D. Năng lượng
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 322225
Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1929 – 1933 là gì?
- A. Thiếu nhan công để sản xuất.
- B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa
- C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu.
- D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư và sản xuất.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 322242
Vì sao Nhật Bản lại tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?
- A. Nhật chưa có thuộc địa.
- B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
- C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.
- D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 322257
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn.
- B. Do chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ.
- C. Do hậu quả của Hiệp ước Xô-Đức không xâm phạm lẫn nhau.
- D. Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 322263
Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Mông Cổ 1921 – 1924 là gì?
- A. Đảng nhân dân Mông Cổ thành lập.
- B. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.
- C. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
- D. Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ thành lập.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 322267
Bước tiến của phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á là gì?
- A. Xuất hiện các nhóm
- B. Xuất hiện các phái
- C. Xuất hiện các chính đảng.
- D. Xuất hiện các hội.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 322271
Đâu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945?
- A. Đức muốn làm bá chủ châu Âu và thống trị thế giới.
- B. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xít.
- C. Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ phát xít của các nước (Anh, Pháp, Mỹ).
- D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 322283
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?
- A. Xuất hiện một số quốc gia mới.
- B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
- C. Sự khủng hoảng về chính trị.
- D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 322287
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?
- A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản
- B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường
- C. Kinh tế Nhật Bản vẫn ổn định trước chiến tranh
- D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 322293
Chiến thắng nào của Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Chiến thắng Xta-lin-grat ( 2/2/1943)
- B. Chiến thắng liên quân Anh, Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp (6/6/1944)
- C. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin (9/5/1945)
- D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6 và 9/8/1945)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 322297
Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?
- A. Tầng lớp trí thức mới
- B. Tầng lớp trí thức
- C. Giai cấp tư sản
- D. Tầng lớp công nhân.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 322301
Thời kì hoàng kim nhất của nền kinh tế Mỹ vào khoảng thời gian nào?
- A. Thập niên 40 của thế kỉ XX
- B. Thập niên 20 của thế kỉ XX
- C. Thập niên 30 của thế kỉ XX
- D. Thập niên 10 của thế kỉ XX
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 322315
Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?
- A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.
- B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ.
- C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 322318
Tính chất chống đế quốc của phong trào ngũ tứ thể hiện rõ nhất ở đâu?
- A. Qui mô của phong trào
- B. Hình thức đấu tranh
- C. Lực lượng tham gia
- D. Khẩu hiệu đấu tranh
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 322363
Lực lượng chủ yếu của phong trào Ngũ tứ giai đoạn sau là gì?
- A. Học sinh
- B. Công nhân
- C. Nông dân
- D. Trí thức
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 322367
Tác động của chính sách mới đối với chế độ chính trị nước Mỹ là gì?
- A. Duy trì chế độ dân chủ
- B. Giải quyết nạn thất nghiệp
- C. Tạo thêm nhiều việc làm
- D. Xoa dịu mâu thuẫn xã hội
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 322373
Cuộc cách mạng nào được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới?
- A. Cách mạng tư sản Pháp.
- B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- C. Cách mạng tư sản Anh.
- D. Cách mạng Hà Lan.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 322375
Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là gì?
- A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu
- B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển
- C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều
- D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 322377
Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước nào?
- A. Mĩ
- B. Pháp
- C. Anh
- D. Đức
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 322380
Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì?
- A. Công đoàn
- B. Nghiệp đoàn
- C. Phường hội
- D. Đảng cộng sản
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 322391
Để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, chính phủ Pháp đã có hành động gì?
- A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.
- B. Thành lập chính phủ lâm thời.
- C. Gây chiến với Phổ.
- D. Giao chính quyền cho tư sản.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 322394
Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước gì?
- A. Quân chủ lập hiến
- B. Quân chủ chuyên chế
- C. Cộng hòa tổng thống
- D. Cộng hòa liên bang
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 322396
Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là ai?
- A. Công nhân, nông dân
- B. Công nhân, nông dân, binh lính
- C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản
- D. Công nhân, nông dân, tư sản
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 322398
Năm 1807, nước Mĩ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kĩ thuật?
- A. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
- B. Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.
- C. Phát minh ra máy điện tín.
- D. Chế tạo được loại xe lửa có nhiều toa.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 322401
Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã đặt được ách thống trị ở Ấn Độ?
- A. Bồ Đào Nha.
- B. Pháp.
- C. Hà Lan.
- D. Anh.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 322404
Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?
- A. Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh
- B. Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông
- C. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh
- D. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 322405
Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối?
- A. In-đô-nê-xi-a
- B. Xiêm
- C. Mã Lai
- D. Phi-líp-pin