Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 336879
Tư bản Anh xuất khẩu tư bản chủ yếu đến khu vực nào?
- A. Các nước châu Phi
- B. Các nước Đông Nam Á
- C. Trung Quốc
- D. Hoa Kì
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 336880
Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: "Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
- A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.
- B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
- C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.
- D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 336881
Quốc tế thứ hai không có đóng góp nào sau đây?
- A. Xây dựng một lực lượng quân sự mạnh ở các nước.
- B. Thúc đẩy việc thành lập chính phủ vô sản ở nhiều nước.
- C. Đoàn kết các phong trào đấu tranh ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- D. Làm chậm quá trình chiến tranh đế quốc ở các nước.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 336882
“Linh hồn của Quốc tế thứ hai” là ai?
- A. C.Mác
- B. Ăng-ghen
- C. Lê-nin
- D. Xanh Xi-mông
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 336883
Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII-XIX là gì?
- A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
- B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
- C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.
- D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lý của thần học.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 336884
Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
- A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
- B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân.
- C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
- D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu chế độ bóc lột, xây dựng xã hội mới.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 336885
Mặc dù thất bại, nhưng cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1898) có ý nghĩa gì?
- A. Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc.
- B. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.
- C. Mâu thuẫn giữa các thế lực trong triều đình Mãn Thanh phát triển gay gắt.
- D. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, tạo nền tảng cho các cuộc cách mạng sau này.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 336886
Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn Trung Quốc là gì?
- A. Chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- B. Chống sự xâm lược của các nước đế quốc.
- C. Chống lại Từ Hi Thái hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự.
- D. Chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 336887
Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?
- A. Đầu thế kỉ XIX
- B. Giữa thế kỉ XIX
- C. Cuối thế kỉ XIX
- D. Đầu thế kỉ XX
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 336888
Năm 1905, diễn ra sự kiện gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân In-đô-nê-xi-a?
- A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.
- B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.
- C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a.
- D. Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 336891
Tư bản Anh xuất khẩu tư bản chủ yếu đến khu vực nào?
- A. Các nước châu Phi
- B. Các nước Đông Nam Á
- C. Trung Quốc
- D. Hoa Kì
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 336892
Đầu thế kỉ XX, Lê-nin đã thành lập một chính đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính đảng này có gì mới so với các tổ chức trước đây?
- A. Chính đảng của những người lao động Nga.
- B. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản.
- C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
- D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 336894
Mục tiêu của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là gì?
- A. Lật đổ chính quyền Nga hoàng.
- B. Lật đổ tư sản Nga, giành chính quyền về giai cấp vô sản.
- C. Chống chiến tranh đế quốc.
- D. Lật đổ Nga hoàng, tư bản, thành lập nhà nước chuyên chính vô sản.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 336896
Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
- A. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: Đại bác, thủy lôi,…
- B. Chế tạo được đại bác bắn nhanh và xa.
- C. Chiến hạm chân vịt có trọng tải lớn.
- D. Khí cầu dùng để giám sát trận địa đối phương.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 336897
Mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi ( 1911) là cuộc khởi nghĩa ở đâu?
- A. Sơn Đông
- B. Nam Kinh
- C. Vũ Xương
- D. Bắc Kinh
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 336898
Tại sao có rất nhiều nước cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc?
- A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.
- B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông.
- C. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.
- D. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 336901
Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?
- A. Nhà nước phong kiến rất mạnh.
- B. Thái Lan được Mỹ giúp đỡ.
- C. Thái Lan đã bước sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
- D. Chính sách ngoại giao khôn khéo.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 336903
Vì sao Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
- A. Chính quyền từ phong kiến trở thành tư sản hóa.
- B. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
- C. Lật đổ chế độ phong kiến.
- D. Xóa bỏ chế độ nông dân.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 336905
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc duy tân Minh Trị là gì?
- A. Sau cải cách nền kinh tế - xã hôi ổn định.
- B. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á.
- C. Nhật giữ vững độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư sản.
- D. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 336914
Điểm hạn chế của Hiến pháp 1787 của Mĩ là gì?
- A. Thiết lập chế độ cộng hòa liên bang
- B. Chưa giải phóng được toàn bộ đất nước
- C. Quyền lợi kinh tế- chính trị không bao gồm phụ nữ, nô lệ
- D. Có sự thỏa hiệp với các thế lực phong kiến
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 336917
Trước cách mạng, trong xã hội Pháp tồn tại những đẳng cấp nào?
- A. Quý tộc, tư sản và công nhân
- B. Quý tộc, tư sản và nông dân
- C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân
- D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 336918
Sự phát triển của máy móc và đường sắt đã kéo theo sự lớn mạnh của ngành sản xuất nào?
- A. Sản xuất gang, thép, than đá
- B. Sản xuất dầu mỏ
- C. Dệt vải
- D. Thuộc da
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 336920
Vì sao trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân lại sử dụng hình thức đập phá máy móc?
- A. Do thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn
- B. Do trình độ nhận thức hạn chế của công nhân
- C. Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất
- D. Do giai cấp công nhân chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 336921
Chính phủ tư sản lâm thời ra đời sau cuộc khởi nghĩa ngày 4-9-1870 có tên gọi là gì?
- A. Chính phủ tư sản.
- B. Chính phủ lâm thời.
- C. Chính phủ vệ quốc.
- D. Chính phủ phản quốc.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 336923
Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
- A. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước
- B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các khai mỏ.
- C. Anh chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho người dân.
- D. Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 336924
Sự kiện nào sau đây được xem là “Ngày chủ nhật đẫm máu”?
- A. Cuộc tổng bãi công của nhân dân Mat-xcơ-va (1905) bị đàn áp
- B. Phong trào cách mạng của nông dân và binh lính (1905) bị đàn áp
- C. Các cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng (1904) bị đàn áp
- D. Công nhân Pê-téc-bua kéo đến Cung điện mùa đông (9/1/1905) đưa yêu sách nhưng bị đàn áp
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 336926
Nhà khoa học nào đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn?
- A. Niu- tơn
- B. Lô-mô-nô-xốp
- C. Men-đê-lê-ép
- D. Rơn-ghen
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 336928
Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì?
- A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc
- B. Thỏa hiệp với thực dân Anh
- C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ
- D. Giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 336929
Trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, triều đình Mãn Thanh có phản ứng như thế nào?
- A. Kiên quyết đấu tranh chống đế quốc đến cùng
- B. Thỏa hiệp với đế quốc để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
- C. Vừa đánh vừa đàm phán để từng bước gạt bỏ ảnh hưởng của thực dân phương Tây
- D. Kêu gọi sự giúp đỡ của các nước chư hầu chống lại thực dân phương Tây
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 336931
Cuộc cách mạng 1896-1898 ở Phi-líp-pin đã đưa đến kết quả gì?
- A. Tây Ban Nha trao trả độc lập cho Phi-lip-pin.
- B. Phi-líp-pin rơi vào ách đô hộ của Mĩ.
- C. Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời.
- D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Phi-lip-pin.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 336933
Khu vực nào ở Trung Quốc là vùng ảnh hưởng của Nhật Bản đầu thế kỉ XX?
- A. Bắc Kinh
- B. Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc
- C. Hồng Kông
- D. Thượng Hải
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 336935
Vì sao đầu thế kỉ XX, ở châu Âu lại hình thành hai khối quân sự kình địch nhau?
- A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề kinh tế
- B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề chính trị
- C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề quân sự
- D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 336936
Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản chống lại giới chủ là gì?
- A. Đập phá máy móc
- B. Bãi công
- C. Thành lập các tổ chức công đoàn
- D. Khởi nghĩa vũ trang
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 336938
Chính phủ tư sản lâm thời sau khi thành lập đã có thái độ như thế nào về cuộc chiến tranh đế quốc của nước Nga?
- A. Rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc
- B. Tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc
- C. Thờ ơ với vấn đề chiến tranh đế quốc
- D. Phản đối của cuộc chiến tranh đế quốc
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 336939
Vùng đất Nê- Đéc –Lan nay thuộc hai nước nào?
- A. Hà Lan và Pháp
- B. Hà Lan và Bỉ
- C. Hà Lan và Nga
- D. Hà Lan và Đức
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 336940
Lê Nin gọi đế quốc Anh là gì?
- A. Thực dân
- B. Đế Quốc
- C. Thực dân đế quốc
- D. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 336941
“Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến” là đặc trưng của đế quốc nào đầu thế kỉ XX?
- A. Pháp
- B. Anh
- C. Đức
- D. Hà Lan
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 336942
Vào đầu thế kỉ XX, Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ mấy thế giới?
- A. Thứ nhất
- B. Thứ hai
- C. Thứ ba
- D. Thứ tư
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 336945
Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nổi tiếng nhất ở Anh là gì?
- A. Thủ công nghiệp
- B. Nông nghiệp
- C. Len dạ
- D. Thủy tinh
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 336948
Giai cấp nào ở Pháp trước cách mạng được đánh giá là nghèo khổ nhất?
- A. Nông dân.
- B. Công nhân.
- C. Tư sản.
- D. Bình dân thành thị.