Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 182115
Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga như thế nào?
- A. Vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu
- B. Bị đẩy vào cuộc chiến tranh đế quốc khốc liệt
- C. Là một đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
- D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 182116
Chính quyền được thành lập sau cách mạng tháng Hai (1917) ở nước Nga là gì?
- A. Chính quyền tư sản
- B. Chính quyền phong kiến
- C. Chính phủ tư sản và chính quyền Xô viết song song tồn tại
- D. Nền chuyên chính công nôn
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 182117
Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) là tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới được thành lập vào thời gian nào?
- A. Tháng 3/1919
- B. Tháng 5/1919
- C. Tháng 7/1920
- D. Tháng 7/1922
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 182118
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ có sự phát triển phồn vinh vì sao?
- A. Nước Mĩ xa trung tâm chiến tranh, lại thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến
- B. Chính phủ Mĩ dùng các biện pháp cải tiến kĩ thuật, sản xuất theo dây chuyền công nghiệp
- C. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân
- D. Tất cả các nguyên nhân trên
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 182120
Để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng (1929-1933), giới cầm quyền Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp nào?
- A. Thực hiện phát xít hóa bộ máy chính quyền
- B. Thực hiện một số cải cách có quy mô lớn trên toàn quốc
- C. Tham khảo Chính sách mới cuatr tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven
- D. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng, tài chính, ngân hàng và giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 182121
Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
- A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
- B. Thái tử Đức bị ám sát
- C. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở các nước
- D. Thái tử Nga bị ám sát
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 182122
Chọn đáp án Đúng hoặc Sai trong các nhận định sau (1,5 điểm):
1. Trận động đất lớn ở Tôkiô (tháng 9/1923) làm cho đất nước Nhật gần như bị sup sụp hoàn toàn
2. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vich tiếp tục làm cuộc cách mạng tháng Mười là nhằm chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
3. Cao trào cách mạng 1918-1923 đã dẫn đến nhiều Đảng Cộng sản được thành lập ở châu Âu
4. Cuộc khủng hoảng thừa (1929-1933) diễn ra ở các nước tư bản là do tình trạng sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924-1929 khiến hàng hóa ế thừa.
5. Khối quân sự Liên minh ra đời năm 1882 bao gồm các nước Anh-Pháp-Nga
6. Khối Anh-Pháp-Mĩ muốn khối phát xít tấn công Liên Xô nên đã thực hiện chính sách thỏa hiệp, dung dưỡng với Đức.
- A. 1-S, 2-Đ, 3-S, 4-S, 5-Đ, 6-S
- B. 1-S, 2-Đ, 3-Đ, 4-Đ, 5-S, 6-S
- C. 1-Đ, 2-S, 3-Đ, 4-S, 5-Đ, 6-S
- D. 1-Đ, 2-Đ, 3-S, 4-S, 5-Đ, 6-Đ
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 182124
Em hãy điền các từ hoặc cụm từ sau đây vào chỗ (….) cho phù hợp với nội dung của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 (1 điểm):
“Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều (1) ... cho cuộc đấu tranh giải phóng của (2) ..., nhân dân lao động và các dân tộc (3) ..., tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào (4) ...ở nhiều nước.”
- A. (1) bài học; (2) giai cấp tư sản; (3) bị áp bức; (4) giải phóng dân tộc
- B. (1) hệ quả; (2) giai cấp vô sản; (3) bị lệ thuộc; (4) giải phóng dân tộc
- C. (1) bài học kinh nghiệm; (2) giai cấp công nhân; (3) bị áp bức; (4) giải phóng dân tộc
- D. (1) bài học kinh nghiệm; (2) giai cấp vô sản; (3)bị áp bức; (4) giải phóng dân tộc
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 182126
Nối nhân vật lịch sử với sự kiện lịch sử cho phù hợp
Nhân vật lịch sử
Sự kiện lịch sử
1. Lê-nin
2. Hit-le
3. Ni-cô-lai II.
4. Rudơven.A. Hoàng đế cuối cùng của nước Nga
B. Người biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh
C. Người ban hành “Chính sách mới”.
D. Lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga 1917.- A. 1-D, 2-C, 3-A, 4-B
- B. 1-B, 2-C, 3-A, 4-D
- C. 1-D, 2-B, 3-C, 4-A
- D. 1-D, 2-B, 3-A, 4-C
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 182129
Kết quả của phong trào Mặt trận nhân dân Pháp là gì?
- A. Đập tan chủ nghĩa phát xít.
- B. Bảo vệ được nền dân chủ.
- C. Thành lập chính phủ mới.
- D. Giành thắng lợi trong tuyển cử
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 182132
Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa tình hình kinh tế như thế nào?
- A. Ổn định và phát triển
- B. Tương đối ổn định
- C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- D. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 182135
Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng?
- A. Thực hiện chính sách mới
- B. Giải quyết nạn thất nghiệp
- C. Tổ chức lại sản xuất
- D. Phục hưng công nghiệp
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 182139
Tác động của chính sách mới đối với chế độ chính trị nước Mỹ là gì?
- A. Duy trì chế độ dân chủ.
- B. Giải quyết nạn thất nghiệp
- C. Tạo thêm nhiều việc làm
- D. Xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 182166
Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì?
- A. Thiếu nhan công để sản xuất
- B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa
- C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu.
- D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư và sản xuất.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 182169
Vì sao Nhật bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?
- A. Nhật chưa có thuộc địa.
- B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
- C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.
- D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 182171
Phong trào đấu tranh nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc phong kiến ở châu Á?
- A. Phong trào Ngũ tứ
- B. Xô viết Nghệ Tĩnh
- C. Cách mạng Mông cổ
- D. Khởi nghĩa Gia-va
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 182174
Lực lượng chủ yếu của phong trào Ngũ tứ giai đoạn sau là?
- A. Học sinh
- B. Nông dân
- C. Công nhân
- D. Trí thức
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 182178
Khối Phát xít gồm những nước nào?
- A. Đức , I-ta-li-a, Nhật Bản
- B. Đức, I-ta-li-a, Pháp
- C. Nhật Bản, Anh, Pháp
- D. Đức, Nhật Bản, Anh
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 182181
Chiến tranh thế giới thứ hai được mở đầu bằng sự kiện nào?
- A. Quân Đức chiếm Tiệp Khắc.
- B. Sát nhập Áo vào Đức
- C. Quân Đức tấn công Ba Lan
- D. Anh tuyên chiến với Đức.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 182184
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?
- A. Xuất hiện một số quốc gia mới.
- B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
- C. Sự khủng hoảng về chính trị.
- D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 182189
Sự khủng hoảng về chính trị củ các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918 – 1923 biểu hiện như thế nào?
- A. Cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu cũng như nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc.
- B. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.
- C. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản ngày càng quyết liệt.
- D. Những người đứng đầu của các nước tư bản mâu thuẫn và đấu tranh với nhau.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 182192
Thời kì hoàng kinh nhất của nền kinh tế Mỹ vào khoảng thời gian nào?
- A. Thập niên 40 của thế kỉ XX
- B. Thập niên 20 của thế kỉ XX
- C. Thập niên 30 của thế kỉ XX
- D. Thập niên 10 của thế kỉ XX
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 182195
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Mỹ thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh thế giới thứ nhất.
- B. Đất nước không chiến tranh , tình hình xã hội ổn định.
- C. Có chính sách cải cách kinh tế - xã hội hợp lý.
- D. Tăng cường lao động và bóc lột công nhân.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 182197
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?
- A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản
- B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường
- C. Kinh tế Nhật Bản vẫn ổn định trước chiến tranh
- D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 182201
Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì?
- A. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp.
- B. Khủng hoảng tài chính
- C. Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp
- D. Khủng hoảng về ngoại thương
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 182204
Tính chất chống đế quốc của phong trào ngũ tứ thể hiện rõ nhất ở?
- A. Qui mô của phong trào
- B. Hình thức đấu tranh
-
C.
Lực lượng tham gia
- D. Khẩu hiệu đấu tranh
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 182207
Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?
- A. Tầng lớp trí thức mới
- B. Tầng lớp trí thức
- C. Giai cấp tư sản
- D. Tầng lớp công nhân
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 182208
Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?
- A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.
- B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ.
- C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 182212
Chiến thắng nào của Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Chiến thắng Xta-lin-grat ( 2/2/1943)
- B. Chiến thắng liên quân Anh, Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp ( 6/6/1944)
- C. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin (9/5/1945)
- D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ( 6 và 9/8/1945)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 182219
Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?
- A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
- B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.
- C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
- D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.