Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 234199
Hai mươi năm sau khi thành lập Đảng Quốc đại phân hóa như thế nào?
- A. Một bộ phận chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực.
- B. Một bộ phận muốn dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.
- C. Một bộ phận theo đường lối cấp tiến, chống lại phái ôn hòa đòi lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.
- D. Một bộ phận cũng đấu tranh chống lại thực dân Anh nhưng không triệt để.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 234205
Nước Nga thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến trong hoàn cảnh nào?
- A. Cách mạng tháng Mưới thành công.
- B. Nội chiến kết thúc.
- C. Khôi phục kinh tế.
- D. Chống thù trong giặc ngoài.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 234207
Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực nào?
- A. Thái Bình Dương.
- B. Đông Nam Á.
- C. Bắc châu Âu.
- D. Đông Nam châu Phi.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 234210
Phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là phong trào cách mạng của giai cấp nào?
- A. giai cấp tư sản.
- B. giai cấp nông dân.
- C. giai cấp công nhân.
- D. giai cấp tiểu tư sản.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 234214
Thiên hoàng Minh Trị đã không thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự?
- A. Quân đội được tổ chức và huân luyện theo kiểu phương Tây.
- B. Thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” để xây dựng một quân đội vững mạnh.
- C. Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh.
- D. Công nghiệp hóa ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 234218
Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
- A. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, chiến hạm, thủy lôi...
- B. Chế tạo được mát tính điện tử thế hệ thứ ba
- C. Chiến hạm quân sự liên quốc gia.
- D. Khí cầu dùng để phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 234224
Nguyên nhân chính làm cho Quốc tế thứ hai tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là gì?
- A. Chính phủ tư sản ở các nước ra sức ngăn cấm Quốc tế thứ hai hoạt động
- B. Hầu hết các đảng trong Quốc tế thứ hai ủng hộ chính phủ tư sản gây chiến tranh đế quốc.
- C. Lê-nin và những người vô sản Nga rút ra khỏi Ọuốc tế thứ hai và thành lập đảng riêng của mình.
- D. Các đảng xã hội dân chú tuyên bố rút khỏi Quốc tế thứ nhất.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 234230
Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập dựa trên yêu cầu nào là quan trọng nhất?
- A. Các dân tộc phải liên minh khăng khít, giúp đỡ nhau về mọi mặt.
- B. Đất nước đã được ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.
- C. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt nhiều thành tựu.
- D. Bọn phản động cách mạng điên cuồng chống phá.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 234234
Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn nào nảy sinh?
- A. Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản.
- B. Chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công.
- C. Mâu thuẫn giữa tư sản với nông dân.
- D. Chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp khác.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 234238
Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức là gì?
- A. Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc.
- B. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc.
- C. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước.
- D. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 234246
Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta ở đâu?
- A. Cửa biển Ba Lạt ngày 31/8/1858
- B. Cửa biển Quảng Yên ngày 01/9/1858.
- C. Cửa biển Đà Nẵng ngày 01/9/1858
- D. Cửa biển Hải Phòng ngày 17/2/1858.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 234249
Lãnh tụ chỉ huy quân ta chống Pháp ở Đà nẵng là ai?
- A. Nguyễn Danh Phương
- B. Nguyễn Tri Phương.
- C. Trương Định
- D. Nguyễn Trung Trực.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 234253
Người nói câu nói nổi tiếng “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là ai?
- A. Trương Định.
- B. Nguyễn Hữu Huân.
- C. Nguyễn Trung Trực.
- D. Nguyễn Đình Chiểu
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 234257
Đầu năm 1867 các tỉnh Nam kì rơi vào tay Pháp là những tỉnh nào sau đây?
- A. Ba tỉnh miền Đông.
- B. Ba tỉnh miền Tây.
- C. Ba tỉnh miền Đông và tỉnh Vĩnh long
- D. Sáu tỉnh Nam Kì.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 234261
Phong trào Cần Vương diễn ra qua mấy giai đoạn?
- A. Hai giai đoạn
- B. Ba giai đoạn.
- C. Bốn giai đoạn.
- D. Năm giai đoạn.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 234264
Khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa của đối tượng nào sau đây?
- A. Phong trào của nông dân.
- B. Phong trào Cần Vương.
- C. Phong trào của binh lính.
- D. Phong trào của dân tộc ít người.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 234267
Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì?
- A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước.
- B. Kêu gọi các văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
- C. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa.
- D. Kêu gọi các văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 234271
Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở đâu?
- A. Huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa
- B. Vùng núi Lam Sơn miền Tây Thanh Hóa
- C. Vùng Mã Cao miền Tây Thanh Hóa
- D. Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ( Nga Sơn-Thanh Hóa)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 234331
Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?
- A. Viên Chưởng Cơ
- B. Phạm Văn Nghị
- C. Nguyễn Mậu Kiến
- D. Nguyễn Tri Phương.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 234334
Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?
- A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
- C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
- D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 234338
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
- A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
- B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
- C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
- D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 234341
Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?
- A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
- B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
- C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
- D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 234344
Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?
- A. Giúp vua cứu nước
- B. Bảo vệ cuộc sống
- C. Giành lại độc lập.
- D. Cứu nước, cứu nhà.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 234347
Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?
- A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn
- B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.
- C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.
- D. Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 234356
Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
- A. Cải cách kinh tế, xã hội
- B. Cải cách duy tân
- C. Chính sách ngoại giao mở cửa
- D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 234359
Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?
- A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.
- B. Cải cách duy tân đất nước.
- C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.
- D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 234362
Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?
- A. Cho quân tiếp viện.
- B. Cầu cứu nhà Thanh.
- C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
- D. Thương thuyết với Pháp.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 234368
Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?
- A. Sự suy yếu của triều đình Huế.
- B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.
- C. Pháp được tăng viện binh.
- D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 234373
Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
- A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
- B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
- C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
- D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 234375
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
- A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
- B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện
- C. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.
- D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.