Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 234567
Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ?
- A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
- B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
- C. Hiệp ước Hác - măng (1883)
- D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 234573
Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?
- A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam
- B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
- C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.
- D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 234586
Vì sao phong trào Cần vương thất bại?
- A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.
- B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
- C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.
- D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 234591
Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
- A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
- B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.
- C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
- D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 234606
Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
- A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.
- B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
- C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
- D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 234612
Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào?
- A. 1884
- B. 4/1892
- C. 1893
- D. 1897
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 234617
Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?
- A. Mường, Thái
- B. Khơ-me, Mông
- C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.
- D. Thượng, X-tiêng, Thái.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 234623
Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
- A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập
- B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp
- C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến
- D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 234628
“Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?
- A. Cuối thế kỉ XVIII
- B. Đầu thế kỉ XIX
- C. Giữa thế kỉ XIX
- D. Cuối thế kỉ XIX
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 234634
Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến?
- A. Đổi mới công việc nội trị.
- B. Đổi mới nền kinh tế văn hóa.
- C. Đổi mới tất cả các mặt.
- D. Đổi mới chính sách đối ngoại.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 234645
Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
- A. Vơ vét tiền của nhân dân
- B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
- C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
- D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 234651
Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?
- A. Hoàng Diệu
- B. Nguyễn Tri Phương
- C. Tôn Thất Thuyết
- D. Phan Thanh Giản
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 234664
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?
- A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.
- B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
- C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.
- D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 234672
Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- A. Có sự ãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.
- B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm.
- C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.
- D. Được trang bị vũ khí hiện đại
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 234681
Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?
- A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
- B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.
- C. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.
- D. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 234691
Tại vùng Đông Bắc Bắc Kỳ có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?
- A. Người Dao, người Hoa.
- B. Người Thượng, người Khơ-me.
- C. Người Thái, người Mường.
- D. Người Thượng, người Thái.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 234693
Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì?
- A. Đã gây được tiếng vang lớn
- B. Đạt được những thắng lợi nhất định.
- C. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
- D. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 234697
Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì ?
- A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
- B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.
- C. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết.
- D. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 234709
Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương ?
- A. Cửa biển Hải Phòng
- B. Cửa biển Trà Lý ( Nam Định)
- C. Cửa biển Thuận An ( Huế)
- D. Cửa biển Đà Nẵng
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 234730
Cuộc nổi dậy của Cai tổng Vàng - Nguyễn Thịnh diễn ra ở đâu ?
- A. Tuyên Quang
- B. Thái Nguyên
- C. Bắc Ninh
- D. Bắc Giang
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 234740
Ý nào KHÔNG phải là chính sách mà thực dân Pháp thực hiện trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?
- A. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
- B. Bắt nhân dân Việt Nam phải đi phu dịch như đắp đường, đào sông,..
- C. Đẩy mạnh khai thác mỏ (than và kim loại).
- D. Đầu tư vốn vào phát triển công nghiệp nặng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 234749
Mục đích của Pháp trong việc mở trường học là gì?
- A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam.
- B. Khai minh nề văn hóa giáo dục Việt Nam.
- C. Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
- D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 234758
Âm mưu thâm độc nhất của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đông Dương là gì ?
- A. Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.
- B. Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp làm giầu cho tư bản Pháp.
- C. Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xóa tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.
- D. Từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 234769
Lực lượng mới nào ở Việt Nam có số lượng đông đảo nhất, ra đời do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
- A. Nông dân.
- B. Tiểu tư sản thành thị.
- C. Công nhân.
- D. Tư sản.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 234774
Nông dân Việt Nam tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (từ năm 1858) trước hết vì
- A. địa vị chính trị.
- B. độc lập dân tộc.
- C. tinh thần cách mạng.
- D. quyền lợi giai cấp.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 234778
Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và khổ cực trăm bề?
- A. Giai cấp tư sản dân tộc
- B. Tầng lớp tiểu tư sản.
- C. Giai cấp công nhân làm thuê.
- D. Giai cấp nông dân.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 234788
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến giai cấp nông dân Việt Nam như thế nào?
- A. Nông dân bị phá sản, họ bị bần cùng hóa, không lối thoát.
- B. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, cơ cực trăm bề.
- C. Nông dân đều lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ, không lối thoát.
- D. Nông dân bị bần cùng hóa, không lối thoát.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 234794
Từ chỗ là giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào?
- A. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp.
- B. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam.
- C. Trở thành tay sai của thực dân Pháp ra sức bóc lột, áp bức nông dân.
- D. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 234798
Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?
- A. Thợ thủ công.
- B. Nông dân.
- C. Tiểu thương.
- D. Tiểu tư sản.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 234801
Thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoan” cho Pháp vào năm nào?
- A. 1897
- B. 1898
- C. 1899
- D. 1896