Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 285286
Chọn câu đúng: Chuyển động cơ học là sự thay đổi
- A. khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc.
- B. vận tốc của vật.
- C. vị trí của vật so với vật mốc
- D. phương, chiều của vật
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 285288
Theo dương lịch, một ngày được tính là thời gian chuyển động của Trái Đất quay một vòng quanh vật làm mốc là
- A. Trục Trái Đất.
- B. Mặt Trời.
- C. Mặt Trăng.
- D. Sao Hỏa.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 285291
Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là:
- A. Vôn kế.
- B. Nhiệt kế.
- C. Tốc kế.
- D. Ampe kế.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 285293
Thành tích của một học sinh trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc trung bình của học sinh đó là
- A. 40m/s.
- B. 8 m/s.
- C. 4,88m/s.
- D. 120m/s.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 285295
Một máy bay cất cánh từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội trên đường bay dài 1260km, với vận tốc trung bình 200m/s. Thời gian bay là
- A. 1,45 h.
- B. 1,75 h.
- C. 1,15 h.
- D. 2 h.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 285297
Hình nào sau đây mô tả hai lực cân bằng?
- A. Hình a
- B. Hình b
- C. Hình c
- D. Hình d
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 285298
Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường thì đột ngột phanh, hành khách trên xe bị xô về phía trước là do
- A. lực ma sát
- B. trọng lực
- C. quán tính
- D. lực đàn hồi
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 285300
Khi chuyển các kiện hàng từ trên cao xuống đất bằng mặt phẳng nghiêng thì giữa kiện hàng và mặt phẳng nghiêng xuất hiện :
- A. Lực ma sát trượt.
- B. Trọng lực.
- C. Lực ma sát lăn.
- D. Lực ma sát nghỉ.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 285301
Vật chỉ chịu tác dụng của hai lực. Cặp lực nào sau đây làm vật đứng yên thì tiếp tục đứng yên?
- A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
- B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
- C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
- D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương cùng nằm lên một đường thẳng, ngược chiều.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 285304
Chọn câu đúng nhất. Áp lực là:
- A. lực có phương song song với mặt nào đó.
- B. lực ép vuông góc với mặt bị ép.
- C. lực kéo vuông góc với mặt bị kéo.
- D. tất cả các loại lực trên.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 285305
Cách nào cho dưới đây làm tăng áp suất?
- A. Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
- B. Tăng diện tích bị ép lên 2 lần, tăng áp lực lên gấp đôi.
- C. Giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
- D. Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 285306
Điền từ thích hợp: Nguyên lý Ác-si-mét được phát biểu: "lực đẩy tác dụng lên một vật ở trong một chất lỏng bằng………"
- A. lực giữ cho vật nổi.
- B. trọng lượng của vật bị chất lỏng chiếm chỗ.
- C. khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- D. trọng lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 285307
Tại ba điểm: đáy hầm mỏ, mặt đất và đỉnh núi, áp suất khí quyển lớn nhất ở?
- A. mặt đất.
- B. đỉnh núi.
- C. đáy hầm mỏ và ở mặt đất.
- D. đáy hầm mỏ.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 285308
Muốn kiểm chứng độ lớn lực đẩy Ác-si-mét (Ác-si-mét) cần phải đo độ lớn lực đẩy Ác-si-mét và
- A. trọng lượng chất lỏng (nước).
- B. trọng lượng của vật.
- C. trọng lượng của phần chất lỏng (nước) có thể tích bằng thể tích của vật.
- D. thể tích chất lỏng.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 285311
Cách làm nào sau đây không xác định được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét?
- A. Đo trọng lượng P của phần vật chìm trong nước \( \to F_A = P_\text{vật chìm dưới nước}\)
- B. Treo vật vào lực kế. Ghi số chỉ \(P_1\) của lực kế khi vật ở trong không khí và số chỉ \(P_2\) của lực kế khi vật nhúng chìm trong nước \( \to F_2 = P_1 - P_2\) .
- C. Đo trọng lượng P cùa vật nếu vật nổi trên mặt nước \( \to F_A = P_\text{vật}\)
- D. Đo trọng lượng P của phần nước bị vật chiếm chỗ \( \to F_A= P_\text{nước bị chiếm chỗ}\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 285312
Trong một tòa nhà cao tầng, áp suất ở vòi nước trên tầng một bằng 2 atm. Biết tầng một cao 4m so với mặt đất. Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m\(^3\) , \(1 \;atm = 1,01.10^5\) Pa. Độ cao của mực nước (so với mặt đất) trong bồn chứa của tháp nước là :
- A. 16,2m.
- B. 20,2m
- C. 24,2m
- D. 12m
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 285314
Khi nhúng quả cầu bằng đồng nặng 3,6kg vào một bình chứa dầu, nó có trọng lượng biểu kiến P' = 32,28 N. Khối lượng riêng của đồng \(D_{Cu}\) = 8470 kg/m\(^3\) . Khối lượng riêng của dầu là:
- A. 8,752 kg/m\(^3\)
- B. 87,52 kg/m\(^3\)
- C. 875,2 kg/m\(^3\)
- D. 8752 kg/m\(^3\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 285316
Một vật nặng 3600g có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\) . Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m\(^3\) , nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích bằng :
- A. 2 m\(^3\)
- B. 2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\)
- C. 2.10\(^{ - 2}\)m\(^3\)
- D. 2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 285319
Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng:
- A. Quả bóng bay trên cao
- B. Hòn bi lăn trên mặt sàn
- C. Con chim đậu trên nền nhà
- D. Quả cầu nằm trên mặt đất
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 285321
Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật sẽ:
- A. Chuyển động không ngừng
- B. Chuyển động nhanh lên
- C. Chuyển động chậm lại
- D. Chuyển động theo một hướng nhất định
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 285322
Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?
- A. Do hiện tượng truyền nhiệt
- B. Do hiện tượng đối lưu
- C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt
- D. Do hiện tượng dẫn nhiệt
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 285324
Đơn vị tính của công suất là:
- A. J.s
- B. m/s
- C. Km/h
- D. W
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 285327
Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K cho ta biết điều gì?
- A. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J
- B. Muốn làm cho 1 g nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J
- C. Muốn làm cho 10 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J
- D. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 420 J
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 285329
Hai bạn Long và Nam kéo nước từ giếng lên. Long kéo gầu nước nặng gấp đôi gầu nước của Nam. Thời gian kéo gầu nước của Nam lại chỉ bằng một nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam.
- A. Công suất của Long lớn hơn vì gầu nước của Long nặng gấp đôi
- B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long.
- C. Công suất của Nam và Long như nhau
- D. Không so sánh được
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 285332
Công thức tính nhiệt lượng nào cho sau đây là đúng?
- A. \(Q = m.c.\Delta t\)
- B. \(c = Q.m.\Delta t\)
- C. \(m = \frac{{Q.c}}{{\Delta t}}\)
- D. \(Q = m.c.t\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 285334
Tại sao người ta thường dùng chất liệu sứ mà không dùng chất liệu nhôm để làm bát ăn cơm?
- A. Sứ làm cho cơm ngon hơn
- B. Sứ dẫn nhiệt tốt hơn
- C. Sứ rẻ tiền hơn
- D. Sứ cách nhiệt tốt hơn
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 285336
Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải bức xạ nhiệt?
- A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời đến trái đất.
- B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.
- C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
- D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đền điện đang sáng ra ngoài khoảng không gian bên trong bóng đèn
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 285337
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong môi trường chất nào?
- A. Chỉ ở chất lỏng
- B. Chỉ ở chất khí
- C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí
- D. Ở chất rắn, chất lỏng và chất khí
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 285338
Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử hay phân tử?
- A. Chuyển động không ngừng
- B. Chỉ có thế năng, không có động năng
- C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
- D. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 285339
Hãy tính: Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt.
Cho biết: Một người thả 420g chì ở nhiệt độ 1000C vào 260g nước ở nhiệt độ 580C làm cho nước nóng lên tới 600C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài.
- A. 420C
- B. 1000C
- C. 580C
- D. 600C
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 285340
Hãy tính: Nhiệt lượng nước đã thu vào?
Cho biết: Một người thả 420g chì ở nhiệt độ 1000C vào 260g nước ở nhiệt độ 580C làm cho nước nóng lên tới 600C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài.
- A. 2148J
- B. 2814J
- C. 1284J
- D. 2184J
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 285341
Hãy tính: Nhiệt dung riêng của chì?
Cho biết: Một người thả 420g chì ở nhiệt độ 1000C vào 260g nước ở nhiệt độ 580C làm cho nước nóng lên tới 600C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài.
- A. 100(J/kg.K)
- B. 110(J/kg.K)
- C. 120(J/kg.K)
- D. 130(J/kg.K)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 288730
Chọn câu đúng. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi:
- A. vật đó không chuyển động
- B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian
- C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc
- D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 288731
Một hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng thái nào?
- A. Không thể phán đoán được.
- B. Nghiêng người sang trái.
- C. Ngồi yên
- D. Nghiêng người sang phải.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 288732
Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến lạng sơn lúc 11 giờ. Vận tốc trung bình của ôtô đó là bao nhiêu? Biết quãng đường Hà Nội – Lạng Sơn dài 150 000m.
- A. v = 50km/h
- B. v = 150km/h
- C. v = 50m/h
- D. v = 5km/h
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 288733
Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố là:
- A. Phương, chiều.
- B. Điểm đặt, phương, chiều.
- C. Điểm đặt, phương, độ lớn.
- D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 288734
Khi nói lực là đại lượng vecto, do bởi vì
- A. lực làm cho vật bị biến dạng
- B. lực có độ lớn, phương và chiều
- C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ
- D. lực làm cho vật chuyển động
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 288735
Trong giờ thể dục, bạn An chạy 60 m hết 10 giây. Vận tốc của An là
- A. 60m/s
- B. 6m/s
- C. 10 m/s
- D. 1 m/s
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 288736
Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
- A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
- B. Xe máy chạy trên đường.
- C. Lá rơi từ trên cao xuống.
- D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 288737
Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là:
- A. 3 km.
- B. 4 km.
- C. 6 km/h.
- D. 9 km.