Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 190740
Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được nước là hiện tượng của phản ứng nào sau đây?
-
A.
4P + 5O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)2P2O 5
- B. C + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CO2
- C. S + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)SO2
- D. 2Zn + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)2 ZnO
-
A.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 190760
Nhôm cháy trong oxi tạo ra nhôm oxit Al2O3. Khi đốt cháy 54 gam nhôm trong oxi dư thì tạo ra số mol Al2O3 là
- A. 0,5 mol.
- B. 0,75 mol.
- C. 1 mol
- D. 1,5 mol
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 190767
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ?
- A. 0,64 gam.
- B. 0,32 gam.
- C. 0,16 gam.
- D. 1,6 gam.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 190776
Đốt cháy hết 2,7g bột nhôm trong không khí thu được 5,1g nhôm oxit. Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng?
- A. 2,7g.
- B. 5,4g.
- C. 2,4g.
- D. 3,2g.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 190822
Cho 5,4 gam Al tác dụng vừa đủ với oxi thu được nhôm oxit Al2O3. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.
- A. 5,1g.
- B. 10,2g.
- C. 1,2g.
- D. 20,4g.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 190828
Đốt cháy 1mol sắt trong oxi thu được 1mol sắt oxit. Công thức của oxit sắt này là:
-
A.
FeO
- B. Fe2O3
- C. Fe3O4
- D. Fe3O2
-
A.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 190836
Trong hợp chất oxit của kim loại A hóa trị I thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là?
- A. Li
- B. Zn
- C. K
- D. Na
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 190844
Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây?
- A. Fe
- B. Al
- C. Mg
- D. Ca
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 190854
Đốt cháy hoàn toàn 1,35 g nhôm trong khí oxi. Khối lượng nhôm oxit thu được và khối lượng oxi đã tham gia phản ứng lần lượt là bao nhiêu?
- A. 2,25g và 1,2g.
- B. 2,55g và 1,28g.
- C. 2,55 và 1,2g.
- D. 2,7 và 3,2 g.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 190860
Đốt cháy m gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 8g MgO. Biết rằng khối lượng Mg tham gia phản ứng bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia phản ứng. Tính khối lượng của Mg và khí oxi đã phản ứng.
- A. 2,4g và 1,6g.
- B. 4,8g và 1,6g.
- C. 2,4 và 3,2g.
- D. 4,8 và 3,2 g.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 190870
Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại là Al và Mg thấy thu được 13,1 gam hỗn hợp các oxit. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là bao nhiêu?
- A. 5,6 gam
- B. 6,5 gam.
- C. 2,8 gam.
- D. 6,4 gam.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 190878
Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy.
- A. 1792 lít
- B. 896 lít
- C. 2240 lít
- D. 1344 lít
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 190888
Đốt cháy hết 3,1 g photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được sau phản ứng?
- A. 1,3945 g
- B. 14,2 g
- C. 1,42 g
- D. 7,1 g
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 190893
Tính thể tích khí oxi (đktc) phản ứng khi đốt cháy hết 3,6 g cacbon.
- A. 0,672 lít
- B. 67,2 lít
- C. 6,72 lít
- D. 0,0672 lít
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 190898
Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 5 gam oxi. Sau phản có chất nào còn dư?
- A. Oxi
- B. Lưu huỳnh.
- C. Hai chất vừa hết
- D. Không xác định được
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 190905
Một bình phản ứng chứa 33,6 lít khí oxi (đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam cacbon?
- A. 12 gam
- B. 24 gam
- C. 18 gam
- D. 16 gam
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 190910
Đốt cháy 3,2g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2 (đktc). Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là:
- A. 4,48lít
- B. 2,24 lít
- C. 1,12 lít
- D. 3,36 lít
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 190918
Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.
- A. 94,6 %
- B. 97,2 %
- C. 95,7 %
- D. 89,7 %
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 190926
Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 46,5g photpho. Giả sử sau phản ứng chỉ thu được điphotphopentaoxit (P2O5).
- A. 72g.
- B. 60g.
- C. 32g.
- D. 64g.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 190932
Tính số mol khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn một tấn than chứa 95% cacbon, còn lại là các tạp chất không cháy?
- A. 79867 mol
- B. 82179 mol
- C. 82679 mol
- D. 79167 mol
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 190946
Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi thu được khí lưu huỳnh đioxit (SO2). Để thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc) cần dùng bao nhiêu gam lưu huỳnh?
- A. 7,2g
- B. 8g
- C. 6,4g
- D. 3,2g
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 190954
Đốt cháy hoàn toàn khí metan (CH4) trong khí oxi (vừa đủ). Sản phẩm của phản ứng là
-
A.
CO2.
- B. H2O.
- C. CO2 và H2O.
- D. CO2 , H2O và O2.
-
A.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 190965
Đốt cháy hoàn toàn 32 gam khí metan (CH4) cần V lít khí oxi (đktc), thu được khí CO2 và H2O. Giá trị của V là?
- A. 22,4 lít
- B. 8,96 lít
- C. 44,8 lít
- D. 67,2 lít
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 190972
Đốt cháy hoàn toàn m gam khí axetilen (C2H2) trong khí oxi, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và m2 gam H2O. Giá trị m2 là:
- A. 5,4 gam.
- B. 9,0 gam.
- C. 4,5 gam.
- D. 2,7 gam.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 191016
Tính thể tích không khí ở đktc cần để oxi hóa hoàn toàn 20 lít khí NO (đktc) thành NO2
- A. 10 lít
- B. 50 lít
- C. 60 lít
- D. 70 lít
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 191020
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí Z gồm CO và H2 cần dùng 4,48 lít khí O2. Hỗn hợp khí sinh ra có 3,36 lít CO2. Thể tích H2 trong hỗn hợp ban đầu là (biết thể tích các khí đều ở đktc)
- A. 7,2 lít.
- B. 5,6 lít.
- C. 2,24 lít.
- D. 4,48 lít.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 191040
Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít CH4 (đktc). Xác định thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên (đktc).
- A. 72 lít.
- B. 56 lít.
- C. 22,4 lít.
- D. 33,6 lít.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 191048
Đốt cháy hoàn toàn V lít khí metan CH4 (đktc) thu đươc 1,8g hơi nước. Xác định V?
- A. 7,2 lít.
- B. 5,6 lít.
- C. 2,24 lít.
- D. 1,12 lít.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 191061
Đốt cháy hoàn toàn khí etilen (C2H4), thu được 15,5g hỗn hợp sản phẩm gồm khí cacbonic và hơi nước. Thể tích khí etilen (đktc) đã đốt cháy là
- A. 9,64 lít.
- B. 2,8 lít.
- C. 5,6 lít.
- D. 3,94 lít.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 191076
Cho 6,72 lít khí C2H2 (đktc) phản ứng hết với khí oxi thu được khí cacbonic và hơi nước. Thể tích khí oxi cần dùng (đktc) là
- A. 22,4 lít.
- B. 13,44 lít.
- C. 15,68 lít.
- D. 16,8 lít.