Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 193417
Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho Pháp vào buôn bán?
- A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn.
- B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.
- C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.
- D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa việt.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 193423
Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?
- A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- B. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
- C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.
- D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 193424
Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào?
- A. Ngày 5 tháng 6 năm 1862.
- B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862.
- C. Ngày 8 tháng 6 năm 1862.
- D. Ngày 6 tháng 8 năm 1862.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 193427
Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào đâu?
- A. Đại đồn Chí Hoà.
- B. Tỉnh Vĩnh Long.
- C. Tỉnh Định Tường.
- D. Thành Gia Định.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 193436
Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ?
- A. Trương Định.
- B. Nguyễn Tri Phương.
- C. Phan Thanh Giản
- D. Nguyễn Trường Tộ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 193439
Ngày 24-2-1861, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nam Bộ?
- A. Quân Pháp đánh chiếm Định Tường.
- B. Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa.
- C. Quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long.
- D. Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 193441
Trận Đà Nẵng có kết quả như thế nào?
- A. Thực dân Pháp chiếm được Đà Nẵng.
- B. Thực dân Pháp phải rút quân về nước.
- C. Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà phải chuyển hướng tấn công Gia Định
- D. Triều đình và Pháp giảng hoà.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 193443
Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng?
- A. Hoàng Diệu.
- B. Nguyễn Tri Phương.
- C. Nguyễn Trung Trực.
- D. Trương Định.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 193445
Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?
- A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.
- B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ.
- C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.
- D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 193447
Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào?
- A. Ngày 3 tháng 4 năm 1882.
- B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882.
- C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882.
- D. Ngày 14 tháng 3 năm 1882.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 193449
Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?
- A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
- C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
- D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 193451
“Dập dìu trống đánh cờ Xiêu/Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đó là khẩu lệnh đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa của Nguyễn Mận Kiến ở Thái Bình.
- B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định.
- C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh.
- D. Trận cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viên- Lưu Vĩnh phúc.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 193454
Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?
- A. Cho quân tiếp viện.
- B. Cầu cứu nhà Thanh.
- C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
- D. Thương thuyết với Pháp.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 193457
Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
- A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
- B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
- C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.
- D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 193460
Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì?
- A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
- B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.
- C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.
- D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 193462
Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào?
- A. Ngày 10 tháng 3 năm 1874.
- B. Ngày 15 tháng 3 năm 1874.
- C. Ngày 3 tháng 5 năm 1874.
- D. Ngày 13 tháng 5 năm 1874.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 193464
Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội , Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào?
- A. Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình.
- B. Hải Dương, Hà Bắc, Hưng Yên, Phủ Lí, Nam Định
- C. Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phủ Lí.
- D. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 193466
Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?
- A. Sáng ngày 20-11-1873.
- B. Trưa ngày 20-11-1873.
- C. Tối ngày 20-11-1873.
- D. Đêm ngày 20-11-1873.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 193469
Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?
- A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam
- B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
- C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.
- D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 193472
Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
- A. Vơ vét tiền của nhân dân
- B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
- C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
- D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 193474
Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?
- A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
- B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
- C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
- D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 193477
Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?
- A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế Nam Bộ.
- B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì.
- C. Chuẩn bị lực lượng đánh Campuchia.
- D. Xuất bản báo chí nhằm tiến hành mục đích xâm lược.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 193478
Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
- A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
- B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
- C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
- D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 193480
Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu?
- A. Ở Tuy-ni-di.
- B. Ở An-giê-ri.
- C. Ở Mê-hi-cô.
- D. Ở Nam Phi.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 193483
Vua Hàm Nghi bị bắt vào thời gian nào?
- A. Tháng 10 năm 1888.
- B. Tháng 11 năm 1888.
- C. Tháng 12 năm 1888.
- D. Tháng 01 năm 1889.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 193486
Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?
- A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
- B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
- C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
- D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 193488
Cuối năm 1888, do sự phản bội của ai vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc Pháp?
- A. Của Nguyễn Quang Ngọc.
- B. Của Tôn Thất Thuyết.
- C. Của Trương Quang Ngọc.
- D. Của Nguyễn Duy Cung.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 193489
Phong trào cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu?
- A. Bắc Kì và Nam Kì.
- B. Trung Kì và Nam Kì.
- C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì.
- D. Trung Kì và Bắc Kì.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 193492
Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương là ai?
- A. Văn thân sĩ phu yêu nước.
- B. Những võ quan triều đình.
- C. Nông dân.
- D. Địa chủ các địa phương.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 193499
Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì?
- A. êu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước.
- B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
- D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.