Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 174727
Hợp chất Alx(SO4)3 có phân tử khối là 342 đvC. Giá trị x là gì?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 174731
Trong nguyên tử, hạt nào sau đây mang điện tích dương?
- A. Electron
- B. Proton
- C. Notron
- D. Electron và Notron
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 174735
Nguyên tố Natri (Na) là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt nào?
- A. 11 hạt nhân
- B. 6 hạt electron
- C. 6 hạt proton
- D. 11 hạt proton
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 174737
Phân tử M2O năng hơn phân tử Hiđro 47 lần. Nguyên tử khối của M bằng bao nhiêu?
- A. 23
- B. 39
- C. 40
- D. 24
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 174739
Dấu hiệu nào sau đây cho ta thấy có phản ứng hóa học?
- A. Có chất kết tủa (không tan)
- B. Có chất khí bay lên
- C. Có sự biến đổi màu sắc
- D. Tất cả dấu hiệu trên
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 174741
Công thức hóa học giữa Fe(III) và O là gì?
- A. FeO
- B. Fe2O3
- C. Fe3O4
- D. FeO2
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 174743
Cho các chất có công thức hóa học sau đây: Cu, Al(OH)3, NaClO3, N2, KHCO3. Số đơn chất là bao nhiêu?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 174745
Trong các dãy chất cho dưới đây, hãy cho biết dãy chất nào là chất tinh khiết?
- A. Nước, khí oxi, muối ăn, đường.
- B. Sữa, nước mắm, khí oxi, nước.
- C. Nước chanh, xăng, nhôm.
- D. Kẽm, muối ăn, không khí, nước.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 174749
Nước muối thuộc loại nào dưới đây?
- A. Đơn chất.
- B. Hợp chất.
- C. Nguyên tố hoá học.
- D. Hỗn hợp.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 174751
Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?
- A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo, than củi.
- B. Muối ăn, đường kính, nước cất, bột sắt.
- C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng.
- D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 174752
Cho các chất: khí oxi, nước, cacbonđioxit, muối ăn, ozon, đường kính, cát.
Nguyên tố oxi tồn tại ở dạng tự do trong chất nào sau đây?
- A. Ozon, cacbonđioxit.
- B. Oxi, nước.
- C. Ozon, oxi.
- D. Nước, muối ăn.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 174754
Nguyên tố oxi tồn tại ở dạng hoá hợp trong chất nào cho dưới đây?
- A. Nước, muối ăn, đường kính.
- B. Ozon, cacbonđioxit, nước.
- C. Cacbonđioxit, nước, đường kính.
- D. Khí oxi, nước, cát.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 174756
Khí oxi do nguyên tố oxi cấu tạo nên; nước do hai nguyên tố oxi, hiđro cấu tạo nên; tinh bột do ba nguyên tố cacbon, hiđro, oxi cấu tạo nên.
Nguyên tố nào cho dưới đây là nguyên liệu cấu tạo chung của các chất này?
- A. Cacbon.
- B. Hiđro.
- C. Sắt.
- D. Oxi
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 174757
Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9923.10-23 gam, khối lượng của nguyên tử Al là bao nhiêu gam?
- A. 0,885546.10-23gam.
- B. 4,482675.10-23 gam.
- C. 3,9846. 10-23 gam.
- D. 0,166025.10-23gam.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 174760
Nguyên tử X nặng 5,312.10-23 gam, đó là nguyên tử của nguyên tố hoá học nào sau đây?
- A. O: 16 đvC.
- B. Fe: 56 đvC.
- C. S: 32 đvC
- D. P: 31 đvC.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 174762
Cho công thức hoá học sau Al2(SO4)3. Phân tử có tổng số nguyên tử là bao nhiêu?
- A. 15 nguyên tử.
- B. 5 nguyên tử.
- C. 17 nguyên tử.
- D. 10 nguyên tử
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 174765
Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?
- A. Lọc
- B. Dùng phễu chiết.
- C. Chưng cất.
- D. Đốt
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 174767
Trong các công thức hoá học sau : O2, N2, Al, Al2O3, H2, AlCl3, H2O, P.
Số đơn chất là bao nhiêu?
- A. 4
- B. 3
- C. 5
- D. 6
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 174770
Nguyên tử của nguyên tố A nặng hơn nguyên tử của nguyên tố B 9 lần, nguyên tử của nguyên tố B nhẹ bằng 3/10 nguyên tử của nguyên tố C, nguyên tử của nguyên tố C bằng một nửa nguyên tử brom. Vậy A, B, C là những nguyên tố nào sau đây?
- A. Mg, N, C.
- B. Ag, C, Ca.
- C. Pb, Zn, Ca.
- D. O, Fe, C.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 174772
Công thức hoá học của các oxit do kim loại Fe(III), Pb(IV), Ca(II) lần lượt là gì?
- A. FeO, PbO2, CaO.
- B. Fe2O3, PbO, CaO.
- C. Fe2O3, PbO, Ca2O.
- D. Fe2O3, PbO2, CaO.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 174775
Một nguyên tố hoá học được đặc trưng bởi đại lượng nào?
- A. khối lượng nguyên tử.
- B. số electron ở lớp ngoài cùng.
- C. tổng số hạt proton và nơtron.
- D. số proton trong hạt nhân.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 174778
Cho các hiện tượng sau đây:
1. Khí metan cháy sinh ra khí cacbonic và nước.
2. Cho nước vào tủ lạnh được nước đá.
3. Quá trình tôi vôi là cho nước vào vôi sống (CaO) được canxi hiđroxit Ca(OH)2.
4. Cô cạn nước muối được muối khan.
5. Nén khí metan vào bình thép ở áp suất cao khí metan hoá lỏng.
6. Mớ nắp đậy đèn cồn, cồn bay hơi.
7. Châm lửa cồn cháy.
8. Hiện tượng quang hợp của cây xanh.
9. Cháy rừng.
10. Khí hiđro đi qua bột đồng(II) oxit nóng, chiếm oxi sinh ra bột đồng và hơi nước.
Hiện tượng hoá học là?
- A. 1, 3, 5, 7, 9, 10.
- B. 2, 4, 6, 8, 9, 10.
- C. 1, 3, 7, 8, 9, 10
- D. 2, 4, 5, 6, 8, 10
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 174781
Khi nung đá vôi có 80% về khối lượng là CaCO3 thu được 88 kg cacbonic và 112 kg CaO. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu gam?
- A. 200 kg.
- B. 250 kg.
- C. 160 kg.
- D. 180 kg.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 174783
Khi hoà tan hoàn toàn 6,5 gam kẽm bằng dung dịch axit clohiđric thu được dung dịch muối kẽm ZnCl2, khí hiđro. Khối lượng dung dịch sau phản ứng bằng khối lương của chất nào?
- A. Tổng khối lượng kẽm và khí hiđro.
- B. Tổng khối lượng axit và khí hiđro.
- C. Tổng khối lượng kẽm và dung dịch axit - khối lượng khí hiđro.
- D. Khối lượng dung dịch axit.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 174784
Bột nhừ là chất thường dùng trong nấu ăn có công thức hoá học là NaHCO3. Khi cho bột nhừ vào nước ấm có sủi bọt khí, khí tạo thành là một hợp chất, nó chỉ có thể là khí nào sau đây?
- A. Khí H2.
- B. Khí O2.
- C. Khí CO2.
- D. Hơi nước.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 174786
Kim cương và than chì là hai chất được dùng trong công nghiệp, kim cương dùng làm đầu mũi khoan, hoặc cắt thủy tinh. Than chì là chất bột dùng bôi trơn, cả hai chất có chung đặc tính là gì?
- A. đều rất cứng
- B. đều cấu tạo bởi nguyên tử C.
- C. đều có màu đen.
- D. đều là chất dẫn điện tốt.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 174787
Đốt cháy hoàn toàn m (gam) chất X cần 6,4 (gam) O2 thu được 4,4 (gam) CO2 và 3,6 (gam) H2O. m có giá trị là gì?
- A. 2,6
- B. 1,5
- C. 1,7
- D. 1,6
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 174789
Cho các câu sau:
1) Quá trình cho vôi sống (CaO) vào nước là sự chuyển đổi vật lí.
2) Khi đốt nến (parafin) nóng chảy thành parafin lỏng, rồi chuyên thành hơi. Hơi parafin cháy thành khí cacbonic và hơi nước. Các quá trình trên đều có sự chuyển đổi hoá học.
3) Giũa sắt được mạt sắt, có sự chuyển đổi vật lí.
4) Rượu để uống được nấu từ gạo, ngô, sắn là sự chuyển đổi hoá học.
5) Quá trình chuyển hoá lipit (chất béo) trong cơ thể người thành glixerol và axit béo là sự chuyển đổi vật lí.
6) Đường kính làm từ mía là sự chuyển đổi vật lí.
Các câu đúng là gì?
- A. 3, 4, 6.
- B. 1, 2, 3.
- C. 2, 4, 6.
- D. 4, 5, 6.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 174790
Khi nung hợp chất Y thu được NH3, CO2, H2O. Y gồm các nguyên tố nào cho dưới đây?
- A. C, H, O.
- B. C, O
- C. C, H, N có thể có O.
- D. N, H.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 174792
Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp C và S cần dùng hết 9,6 gam khí O2. Khối lượng CO2 và SO2 sinh ra là bao nhiêu?
- A. 10,8 gam.
- B. 15,2 gam.
- C. 15 gam.
- D. 1,52 gam.