Câu hỏi (20 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 101712
Khi tính số nhân chi tiêu chính phủ, chúng ta?
-
A.
Giả thiết chi tiêu chính phủ là trung lập – chúng không ảnh hưởng đến chi tiêu tư nhân.
-
B.
Đã tự lừa dối mình vì chi tiêu chính phủ cần được tài trợ và thuế tăng sẽ làm triệt tiêu bất cứ ảnh hưởng kích thích nào từ tăng chi tiêu chính phủ.
-
C.
Đã ngầm định giả thiết rằng các khoản mục chính phủ mua sẽ có ích cho xã hội và không phải là các dự án đơn thuần tạo việc làm.
-
D.
Cần phải biết giá trị của MPC.
-
A.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 101713
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình tăng tiết kiệm?
- A. Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
- B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
- C. Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
- D. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 101714
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình giảm mức tiết kiệm?
- A. Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
- B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
- C. Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
- D. Câu 1 và 3 đúng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 101715
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình giảm mức tiết kiệm?
- A. Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
- B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
- C. Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
- D. Tất cả các câu trên đúng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 101716
Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng xuống dưới?
- A. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
- B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
- C. Thu nhập khả dụng giảm.
- D. Câu 2 và 3 đúng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 101717
Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng lên trên?
- A. Thu nhập khả dụng tăng.
- B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
- C. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
- D. Câu 1 và 2 đúng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 101718
Độ dốc của đường tiết kiệm bằng ?
- A. S/Yd.
- B. 1 – MPC.
- C. MPS.
- D. b và c
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 101719
Độ dốc của đường C =?
- A. C/Yd.
- B. MPC.
- C. 1 – MPS.
- D. b và c
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 101720
Nếu hàm tiết kiệm là S = -25 + 0,4Yd, thì hàm tiêu dùng sẽ có dạng?
- A. C = -25 + 0,4Yd
- B. C = 25 – 0,4Yd
- C. C = 25 + 0,6Yd
- D. C = 25 – 0,4Yd
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 101721
Nếu hàm tiêu dùng là C = 50 + 0,8Yd, thì hàm tiết kiệm sẽ là?
- A. S = 50 + 0,2Yd
- B. S = 50 – 0,2Yd
- C. S = -50 + 0,2Yd
- D. S = -50 + 0,8Yd
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 101722
Trên phần đường tiêu dùng nằm bên dưới đường 45 độ, thì các hộ gia đình?
- A. Chi tiêu tất cả phần thu nhập tăng thêm.
- B. Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng của họ.
- C. Đang tiết kiệm một phần thu nhập khả dụng của họ.
- D. Trên phần đường tiêu dùng nằm phía trên đường 45 độ, các hộ gia đình?
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 101723
Câu nào dưới đây là đúng khi đề cập đến mối quan hệ giữa MPC và MPS?
- A. Nếu MPC tăng, thì MPS cũng tăng.
- B. Nếu MPS giảm, thì MPC cũng giảm.
- C. MPC – MPS = 1.
- D. MPC + MPS = 1
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 101724
Điều nào dưới đây được coi là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự biến động của đầu tư?
- A. Sự thay đổi lãi suất thực tế.
- B. Sự thay đổi kỳ vọng về triển vọng thị trường trong tương lai.
- C. Sự thay đổi lạm phát dự tính.
- D. Sự thay đổi lãi suất danh nghĩa.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 101725
Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu sự khác nhau giữa sản lượng thực tế và tổng chi tiêu dự kiến?
- A. Giống như sự khác nhau giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng.
- B. Bằng với thâm hụt ngân sách của chính phủ.
- C. Bằng với cán cân thương mại.
- D. Phản ánh sự thay đổi hàng tồn kho ngoài kế hoạch của các doanh nghiệp.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 101726
Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu nếu sản lượng không ở trạng thái cân bằng?
- A. Sự can thiệp của chính phủ là cần thiếtnhằm đảm bảorằng sản lượng thay đổi theo hướng hợp lý.
- B. Sản lượng sẽ thay đổi cho tới khi đạt trạng thái cânbằng ở mức sản lượng trong dài hạn của nền kinh tế.
- C. Thất nghiệp phải quá nhiều trong nền kinh tế.
- D. Sản lượng luôn có xu hướng thay đổi cho tới khi cân bằng với tổng chi tiêu dự kiến.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 101727
Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm phía trên đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng?
- A. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
- B. Tiết kiệm dự kiếnlớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
- C. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
- D. Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 101728
Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm bên dưới đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng?
- A. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
- B. Tiết kiệm dự kiếnlớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
- C. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
- D. Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 101729
Giả sử hàm tiết kiệm của một nền kinh tế đóng có dạng S = -100 + 0,2Yd và thuế suất biên là 25%. Ảnh hưởng đến thu nhập cân bằng của việc giảm tiêu dùng tự định 50 là?
- A. Thu nhập giảm 250.
- B. Thu nhập giảm 125.
- C. Thu nhập giảm 200.
- D. Thu nhập giảm 100.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 101730
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập. Giả sử chính phủ giảm bớt cả thuế và chi tiêu cùng một lượng như nhau. Khi đó?
- A. Cả thu nhập quốc dân và cán cân ngân sách đều không thay đổi.
- B. Thu nhập quốc dân sẽ không thay đổi.
- C. Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ tăng.
- D. Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 101731
Trong mô hình thu nhập – chi tiêu về nền kinh tế giản đơn, đầu tư tăng 20 sẽ làm cho sản lượng tăng 100,nếu?
- A. MPS = 1/5.
- B. MPC = 1/5.
- C. Tỉ lệ thu nhập so với đầu tư là 4/5.
- D. Nếu sự thay đổi tiêu dùng chia cho sự thay đổi thu nhập bằng 5/4.