Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Giả thuyết là gì sau đây để tìm hiểu về khái niệm của giả thuyết, các loại giả thuyết chung, riêng, trung gian, khoa học.
Tóm tắt lý thuyết
Trong thực tế cuộc sống hàng ngày cũng như trong khoa học, con người thường phải đưa ra các giả định để giải thích các hiện tượng nào đó. Giải thích một hiện tượng nào đó, trước hết, có nghĩa là vạch ra nguyên nhân xuất hiện của nó, mối liên hệ có tính quy luật giữa nó và các hiện tượng khác. Cũng từ đó, giả thuyết thường được hiểu là những giả định được đưa ra để giải thích nguyên nhân của một (hay một nhóm) các sự kiện hay quá trình mà chúng ta chưa biết nguyên nhân căn cứ vào những tri thức và kinh nghiệm đã có.
Trong các tài liệu khoa học, thuật ngữ "giả thuyết" thường được sử dụng theo hai nghĩa:
- Để chỉ bản thân những giả định về nguyên nhân của các hiện tượng cần nghiên cứu.
- Để chỉ quá trình tư tưởng dẫn đến việc xây dựng giả định về nguyên nhân của các hiện tượng cần nghiên cứu và việc chứng minh các giả định đó.
Dưới góc độ lôgic học, thuật ngữ "giả thuyết" không đơn thuần chỉ lả một sự giả định mà nó là một sự tìm kiếm, suy đoán khoa học có cơ sở lôgic. Cho nên, lôgic học quan tâm đến nghĩa thứ hai của thuật ngữ này, tức là lôgic học nghiên cứu quá trình tư duy dẫn tới việc xây dựng những gia định nào đó giải thích về nguyên nhân của những hiện tượng cần nghiên cứu và quá trình chứng minh giá định đó.
Sự khác biệt giữa giả thuyết khoa học với những giả định giản đơn là ở chỗ, giả thuvết khoa học ngay từ dầu phải đáp ứng được các yêu cầu logíc sau:
- Thứ nhất, giả thuyêt phải là một sự giải thích đầy đủ nhất vể nguyên nhân của sự kiện hay nhóm sự kiện được nghiên cứu.
- Thứ hai, nó phải giải thích được nguyên nhân sự kiện (hay nhóm sự kiện) với một số lượng tối đa các hoàn cảnh có liên quan đến sự xuất hiện của sự kiện (nhóm sự kiện).
- Thứ ba, nó không được mâu thuẫn lôgic hình thức với những quy luật cơ bản của khoa học với hệ thống tri thức khoa học đã có.
Từ sự phân tích ở trên có thể định nghĩa giả thuyết là một quá trình tư tưởng bao gồm việc xây dựng các giả định về nguyên nhân của các hiện tượng cần nghiên cứu và việc chứng minh các giả định đó.
- Như vậy, giả thuyết là một quá trình tư duy nhằm tìm kiếm các tri thức khoa học mới. Dưới góc độ lôgíc học, thống thường quá trình này sử dụng cả hai thao tác quy nạp và diễn dịch. Thao tác quy nạp thường được sử dụng trong giai đoạn lựa chọn các gia định làm giả thuyết. Còn thao tác diễn dịch thường được sử dụng trong việc phân tích các sự kiện ban dầu và trong giai đoạn chứng minh giả thuyết, thao tác quy nạp giúp chủ thể khái quát các hiện tượng độc lập ngẫu nhiên lại với nhau hình thành nên các phán đoán có dạng S có thể là P.
- Thao tác diễn dịch lúc đầu được sử dụng để phân tích các sự kiện mới thu nhập được, nhằm xác định các sự kiện mà chúng ta cần phải đi tìm nguyên nhân xuất hiện của chúng. Ở giai đoạn sau, diễn dịch thường được dùng để kiểm tra giả thuyết. Việc kiểm tra này thường được thực hiện bằng cách từ giả thuyết ấy nhờ các phương tiện diễn dịch, người ta rút ra các hệ quả của chúng. Sau đó so sánh các hệ quả này với các nguyên lý khoa học đã biết đối với các hệ quả có tính lý thu vết hoặc kiểm nghiệm qua thực tiễn (đối với các hệ quả kinh nghiệm).
- Giả thuyết là một hình thức phát triển của tri thức con người. Đây là một quá trình tư duy mở rộng tri thức từ những tri thức đã có, giúp con người nhận thức những mối liên hệ bản chất, những quy luật khoa học mối. Giả thuyết là một hình thức nhận thức rất quan trọng, nó như một giai đoạn có tính tất yếu trong sự phát triển của tri thức khoa học. Claude Bernard cho rằng: "giả thuyết là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học, không có khoa học nào mà lại không có giả thuyết". Ăngghen đã viết: "Hình thức phát triển của khoa học tự nhiên, trong chừng mực mà khoa học này tư duy, là giả thuyết".
- Vì giả thuyết là một quá trình nhận thức khoa học rất phức tạp cho nên những kết quả của nó bao giờ cũng mang tính chất tương đối như mọi quá trình nhận thức nói chung và nó cũng không tránh khỏi những sai lầm. Có những giả thuyết sau khi được xây dựng xong lại bị sụp đổ bởi những chứng minh khoa học hay thực tiễn. Có những giả thuyết chưa giải thích được hoàn toàn những nguyên nhân của hiện tượng mới.
Ví dụ: Như giả thuyết của Mắcxoen về tính chất sóng của ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện và giả thuyết đó lại được tiếp tục hoàn thiện trong quá trình phát triển nhận thức khoa học.
- Không phải giả thuyết nào cũng trở thành chân lý. Chỉ những giả thuyêt nào mà tính đúng đắn của nó được chứng minh bằng khoa học và kiểm nghiệm qua thực tiễn thì mới trở thành các quy luật khoa học. thậm chí trở thành lý thuyết khoa học. Trường hợp ngược lại, tức là giả thuyết bị bác bỏ người ta lại tiếp tục phải tu chỉnh nó để có các giả định khác làm giả thuyết, hoặc phải được thay thế bằng một giả thuyết hoàn toàn mới, có căn cứ đầy đủ lớn.
- Căn cứ vào phạm vi của đối tượng nghiên cứu, người ta chia giả thuyết thành giả thuyết chung, giả thuyết riêng. Còn căn cứ vào tính chất của nhận thức người ta chia giả thuyết ra thành giả thuyết làm việc (giả thuyết trung gian) và giả thuyết khoa học.
Giả thuyết chung là những giả định có căn cứ khoa học về nguyên nhân hay quy luật vận động, phát triển của một lớp sự vật, hiện tượng, Giả thuyết chung thường được xây dựng để giải thích về những quy luật vận động phổ quát của toàn bộ một lớp đối tượng nghiên cứu trong một phạm vi thời gian và không gian rộng lớn. Ví dụ, giả thuyết về sự hình thành hệ mặt tròi, giả thuyết về sự hình thành sự sống trên trái đất là những giả thuyết chung.
Giả thuyết riêng là những giả định có căn cứ khoa học về nguyên nhân, quy luật của một bộ phận hay một đối tượng trong nhóm đối tượng nào đó. Giả thuyết riêng thường gắn với một số lượng nhỏ các đối tượng hoặc gắn với những sự vật, hiện tượng cá biệt.
Ví dụ: giả thuyết về vụ rơi máy bay Boing 747 của hãng hàng không Ai Cập. Giả thuyết về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á vừa qua.
Dựa vào tính chất của nhận thức, người ta chia giả thuyết ra thành giả thuyết trung gian và giả thuyết khoa học.
Giả thuyết trung gian là những giả định có điều kiện đưa ra ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu, nhằm tập hợp, thu thập tài liệu, về đối tượng thông qua quan sát thực tế và mô tả sơ bộ hiện tượng nghiên cứu phù hợp với những hiện tượng quan sát được; hệ thống hóa các kết quả theo một hướng nghiên cứu để phục vụ cho việc xây dựng giả thuyết khái quát hơn. Giả thuyết trung gian không hướng trực tiếp vào việc tìm hiểu bản chất giải thích tính quy luật của các hiện tượng đang nghiên cứu.
Giả thuyết khoa học là những giả định có cơ sở khoa học. Nhằm giải thích tính quy luật của sự vận động và phát triển của các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Khác với giả thuyết trung gian, giả thuyết khoa học đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, quy luật của đối tượng nghiên cứu, giúp con người nhận thức các quy luật của thế giới khách quan.
Ví dụ: giả thuyết "quác" trong vật lý học vi mô ngày nay là một giả thuyết khoa học.