Luyện tập 1 trang 8 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam và giải thích ý nghĩa.
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 1
- Câu ca dao: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”.
=> Ý nghĩa: phản ánh về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Câu ca dao muốn khuyên chúng ta: cần trân trọng, biết ơn thế hệ đi trước - những người đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để chúng ta được thụ hưởng.
- Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
=> Ý nghĩa: đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.
- Câu ca dao: “Dạy con, con nhớ lấy lời/ Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên”
=> Ý nghĩa: khuyên con người cần trân trọng, biết ơn công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ; luôn hiếu thảo và kính trọng cha mẹ.
- Câu tục ngữ: “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”
=> Ý nghĩa: khuyên con người cần kính trọng, biết ơn công lao dạy dỗ của thầy cô
- Câu tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
=> Ý nghĩa: Ca ngợi tinh thần yêu nước, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
-- Mod GDCD 8 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Giải Câu hỏi mục 1 trang 6 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2 trang 7 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 8 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 3 trang 8 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 4 trang 9 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 5 trang 9 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 1 trang 9 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 2 trang 9 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST