Câu hỏi trắc nghiệm (32 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 249727
Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?
- A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
- B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.
- C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
- D. Các phương án trên đều không đúng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 249731
Đơn vị nào phù hợp với đơn vị của công suất ?
- A. Oát (W)
- B. Kilôoát (kW)
- C. Jun trên giây (J/s)
- D. Cả ba đơn vị trên
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 249733
Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?
- A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
- B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
- C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t
- D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 249735
Biểu thức tính công suất là:
- A. P = A.t
- B. P = A/t
- C. P = t/A
- D. P = At
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 249738
Công suất được định nghĩa là:
- A. Công thực hiện được trong một giây.
- B. Công thực hiện được trong một ngày.
- C. Công thực hiện được trong một giờ.
- D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 249740
Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
- A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
- B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
- C. Từ cơ năng sang cơ năng.
- D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 249744
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?
- A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
- B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
- C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
- D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 249747
Câu nào đúng? Nhiệt lượng là
- A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
- C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 249752
Chọn câu sai trong những câu về nhiệt năng sau:
- A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
- B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
- C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
- D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 249753
Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
- A. 600 J
- B. 200 J
- C. 100 J
- D. 400 J
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 249760
Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt?
- A. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu.
- B. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm.
- C. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ.
- D. Hiệu suất cho biết động cơ có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 249769
Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết 8 kg dầu thì đưa được 900 m3 nước lên cao 10 m. Hiệu suất của máy bơm đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu dùng cho máy bơm là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.
- A. 24,46%
- B. 2,45%
- C. 15,22%
- D. 1,52%
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 249779
Với 2 lít xăng, một xe máy có công suất 3,2 kW chuyển động với vận tốc 45 km/h sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của động cơ là 25%, năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3.
- A. 100,62 km
- B. 63 km
- C. 45 km
- D. 54 km
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 249817
Cơ năng, nhiệt năng:
- A. Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- B. Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 249823
Phát biểu nào là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:
- A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi, nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 249827
Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?
- A. Động năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.
- B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
- C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
- D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 249831
Quan sát trường hợp có quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?
- A. Động năng tăng, thế năng giảm.
- B. Động năng và thế năng đều tăng.
- C. Động năng và thế năng đều giảm.
- D. Động năng giảm, thế năng tăng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 249835
Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi đó, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
- A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
- B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
- C. Không có sự chuyển hóa nào.
- D. Động năng và thế năng đều tăng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 249840
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?
- A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
- B. Nước trên đập cao chảy xuống.
- C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
- D. Cả ba trường hợp trên
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 249844
Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Động năng của vật tại A lớn nhất.
- B. Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B.
- C. Động năng của vật ở tại C là lớn nhất.
- D. Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 249851
Kéo một sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước bịt kín nút, người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp khói trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành. Hỏi trong thí nghiệm trên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng xảy ra khi nào?
- A. Kéo đi kéo lại sợi dây
- B. Nước nóng lên
- C. Hơi nước làm nút bật ra
- D. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 249856
Chọn câu đúng. Vật có cơ năng khi:
- A. Vật có khả năng sinh công.
- B. Vật có khối lượng lớn.
- C. Vật có tính ì lớn.
- D. Vật có đứng yên.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 249859
Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
- A. Khối lượng.
- B. Trọng lượng riêng.
- C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
- D. Khối lượng và vận tốc của vật.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 249862
Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- A. Khối lượng.
- B. Độ biến dạng của vật đàn hồi.
- C. Khối lượng và chất làm vật.
- D. Vận tốc của vật.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 249866
Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
- A. Viên đạn đang bay.
- B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
- C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
- D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 249871
Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
- A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
- B. Chiếc lá đang rơi.
- C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.
- D. Quả bóng đang bay trên cao.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 249877
Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là q = 27.106 J/kg. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg than đá là:
- A. 324 kJ
- B. 32,4.106 J
- C. 324.106 J
- D. 3,24.105 J
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 249880
Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? Chọn câu trả lời đúng nhất.
- A. Vì than rẻ hơn củi.
- B. Vì than dễ đun hơn củi.
- C. Vì than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi.
- D. Vì than có nhiệt lượng lớn hơn củi.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 249887
Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg củi, 15 kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hỏa? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi, than đá và dầu hỏa lần lượt là 10.106 J/kg, 27.106 J/kg, 44.106 J/kg.
- A. 9,2 kg
- B. 12,61 kg
- C. 3,41 kg
- D. 5,79 kg
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 249893
Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?
- A. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.
- B. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.
- C. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
- D. Năng suất tỏa nhiệt của một vật.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 249897
Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, điều đó có nghĩa là:
- A. Khi đốt cháy 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
- B. Khi đốt cháy 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
- C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
- D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 249900
Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất tỏa nhiệt?
- A. Nước bị đun nóng
- B. Nồi bị đốt nóng
- C. Củi bị đốt cháy
- D. Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt