Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 422955
Tháng 2/1917, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích ở Nga nêu khẩu hiệu
- A. "Biến chiến tranh đế quốc thành phong trào cách mạng".
- B. "Biến chiến tranh đế quốc thành cách mạng vô sản".
- C. "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.
- D. "Biến chiên tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc".
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 422957
Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất khi
- A. chiến tranh bùng nổ (1914).
- B. cả hai phe đang ở thế cầm cự (1916).
- C. phe Hiệp ước đang thắng thế (1917).
- D. cách mạng bùng nổ ở Đức, Đức thất thế (11/1918).
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 422958
Khi chiến tranh đang diễn ra quyết liệt, sự kiện mở ra cho lịch sử nhân loại một bước ngoặt là
- A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
- B. Nước Nga Xô-viết rút khỏi cuộc chiến tranh.
- C. Nga ký hòa ước Brét-li-tốp với Đức.
- D. Mỹ nhảy vào tham gia chiến tranh.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 422960
Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết thúc với sự thất bại của
- A. phe Hiệp ước.
- B. phe Đồng minh.
- C. phe Liên minh.
- D. phe phát xít.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 422961
Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức
- A. nội chiến.
- B. chiến tranh giải phóng dân tộc.
- C. giải phóng dân tộc kết hợp với nội chiến.
- D. cải cách, canh tân đất nước.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 422963
Dấu hiệu cơ bản chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
- A. sự xuất hiện của các công ty độc quyền.
- B. giai cấp phong kiến bị thủ tiêu hoàn toàn.
- C. chính phủ tư sản tăng cường bóc lột nhân dân.
- D. các nước tư bản đẩy mạnh xuất khẩu tư bản.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 422964
Quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) và được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” thời cận đại là
- A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
- D. Mĩ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 422966
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX) mang tính chất của một cuộc:
- A. chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
- B. chiến tranh giải phóng dân tộc.
- C. cách mạng vô sản.
- D. cách mạng tư sản.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 422968
Nhiệm vụ chính mà cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết là
- A. đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
- B. lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản.
- C. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- D. lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 422970
Kết quả lớn nhất của cách mạng tháng Hai năm 1917 là
- A. Chiếm các công sở, bắt các tướng tá Nga hoàng.
- B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
- C. Chính quyền Xô viết được thành lập.
- D. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 422972
Trong tiến trình của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông (đêm 25/10/1917) của quân khởi nghĩa đã khiến cho Chính phủ lâm thời tư sản
- A. được hình thành.
- B. sụp đổ hoàn toàn.
- C. phải thông qua sắc lệnh hòa bình.
- D. bước đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 422973
Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 - 1920 là
- A. nền kinh tế bị kiệt quệ.
- B. chính quyền cách mạng còn non trẻ.
- C. tình trạng thù trong, giặc ngoài.
- D. nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 422976
Tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh
- A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.
- B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.
- C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
- D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 422978
“Chính sách kinh tế mới” ở Nga được bắt đầu từ ngành
- A. công nghiệp.
- B. thủ công nghiệp.
- C. thương nghiệp.
- D. nông nghiệp.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 422979
Ý nào không phải tác động của “Chính sách kinh tế mới” đối với nước Nga?
- A. Các ngành kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng.
- B. Đời sống nhân dân được cải thiện.
- C. Sản lượng công – nông nghiệp (1925) đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.
- D. Nước Nga vươn lên trở thành cường quốc số một trên thế giới.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 422980
Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là
- A. phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.
- B. phát triển công nghiệp quốc phòng.
- C. tập thể hóa nông nghiệp.
- D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 422983
Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu là
- A. lật đổ được nền thống trị của giai cấp tư sản.
- B. tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thống trị ở các nước.
- C. sự ra đời của các Đảng cộng sản ở mỗi nước.
- D. lật đổ chế độ quân chủ tồn tại ở mỗi nước.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 422987
Vấn đề quan trọng được thông qua tại Đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản là
- A. sự cần thiết phải khởi nghĩa giành chính quyền từ tay tư sản.
- B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo.
- C. nghị quyết thành lập Đảng cộng sản ở các nước.
- D. nghị quyết Chống chiến tranh đế quốc.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 422989
Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương cho các đảng cộng sản ở các nước là phải
- A. đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.
- B. thành lập mặt trận nhân dân ở mỗi nước.
- C. lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
- D. giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc ở mỗi nước.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 422991
Hoàn cảnh cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản là
- A. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi thành lập một tổ chức quốc tế.
- B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.
- C. Những hoạt động tích cực của Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
- D. Quốc tế thứ hai đã bị tan rã, phong trào cách mạng cần tổ chức lãnh đạo mới.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 422993
Trong những năm 1929 – 1939, trước tình trạng thất nghiệp, phá sản và nghèo đói nhân dân lao động Mĩ đã
- A. phát động phong trào “phá kho thóc giải quyết nạn đói”.
- B. biểu tình, tuần hành, “đi bộ vì đói”.
- C. thực hiện phong trào “hũ gạo cứu đói”
- D. tiến hành cuộc chiến tranh bánh mì.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 422995
Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ là
- A. Đảng Cộng sản Mĩ.
- B. Đảng Dân chủ Mỹ.
- C. Đảng Cộng hòa Mỹ.
- D. Tổ chức Công đoàn Mĩ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 422997
Các đạo luật giữ vai trò giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mĩ là đạo luật về
- A. ngân hàng, tài chính và thương mại.
- B. tài chính, nông nghiệp và thương nghiệp.
- C. phục hưng công nghiệp và nông nghiệp.
- D. phục hưng công nghiệp và nông nghiệp, ngân hàng.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 422998
Ý nào không phải nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Mỹ?
- A. Thực hiện các biện pháp giải quyết thất nghiệp.
- B. Phục hồi sự phát triển của nền kinh tế tài chính.
- C. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ lại các ngành kinh tế và ổn định xã hội.
- D. Tăng cường đàn áp và bóc lột thuộc địa để thu lợi nhuận.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 423000
Nội dung nào không đúng khi nói về tình hình kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Chỉ phát triển vài năm sau chiến tranh.
- B. Sản xuất công nghiệp có tăng song bấp bênh.
- C. Nền nông nghiệp lạc hậu.
- D. Vươn lên trở thành nền kinh tế số một của thế giới.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 423001
Ý nào không đúng khi nói về tình hình xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Giá sinh hoạt đắt đỏ, giá gạo tăng cao.
- B. Bùng nổ cuộc tuần hành “đi bộ vì đói”.
- C. Phong trào bãi công của công nhân diễn ra sôi nổi.
- D. Các cuộc đấu tranh bùng nổ, “bạo động lúa gạo”.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 423003
Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước
- A. Mỹ và các nước Tây Âu.
- B. Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a.
- C. Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
- D. Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 423005
Để đưa Nhật ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã
- A. quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài.
- B. tiến hành cải cách nền kinh tế - xã hội để phục hồi lại đất nước.
- C. ban hành đạo luật phục hưng công - nông nghiệp và thương mại.
- D. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ ngân hàng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 423007
Sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919 chịu ảnh hưởng của
- A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga.
- B. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
- C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
- D. Sự suy yếu của các nước đế quốc.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 423009
Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là:
- A. tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Trung Quốc.
- B. lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc.
- C. lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản ở Trung Quốc.
- D. đưa nhân dân lao động Trung Quốc lên nắm chính quyền.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 423013
Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Mông Cổ là:
- A. Đảng Nhân dân Mông cổ thành lập.
- B. Mông Cổ thoát khỏi sự lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.
- C. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
- D. Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ thành lập.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 423016
Trong những năm 1926 - 1927 nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ
- A. các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
- B. nền thống trị phản động của tập đoàn Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch.
- C. ách thống trị của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- D. sự xâu xé của các nước phương Tây.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 423024
Sự kiện đánh dấu sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. phát xít Đức tấn công Tiệp Khắc (3/1939).
- B. phát xít Đức tấn công Ba Lan (1/9 /1939).
- C. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức (2/9/1939).
- D. phát xít Đức tấn công Liên Xô (22/6/1941).
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 423025
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là
- A. Anh, Pháp, Mĩ.
- B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.
- C. Anh, Pháp, Trung Quốc.
- D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 423027
Từ ngày 6/6/1944, quân đội Đức Quốc xã phải chiến đấu cùng một lúc trên hai mặt trận là
- A. phía tây chống Liên Xô, phía đông chống Anh - Mĩ.
- B. phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Pháp.
- C. phía đông chống các nước Đông Âu, phía tây chống các nước Anh - Mĩ.
- D. phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Mĩ.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 423029
Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin đã buộc
- A. phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
- B. quân Đồng minh vượt sông Ranh vào nước Đức.
- C. Hít-le tự tử dưới hầm chỉ huy.
- D. hội nghị Pốt-xđam khai mạc.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 423030
Việc xây dựng một nền văn hoá mới ở Liên Xô trong nửa đầu thế kỉ XX nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là
- A. sáng tạo các chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết.
- B. xoá nạn mù chữ và thất học.
- C. phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
- D. phát triển văn hoá, nghệ thuật.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 423032
Ý nào không phải thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô viết nửa đầu thế kỉ XX?
- A. Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, văn hoá, nghệ thuật.
- B. Đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ.
- C. Xoá bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học.
- D. Hoàn thành phổ cập giáo dục Đại học trong cả nước.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 423034
Sự kiện mở đường cho việc xây dựng nền văn hoá Xô viết là
- A. sự thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.
- B. sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- C. sự thành công của phong trào cải cách nông nô.
- D. sự ra đời của học thuyết Mác-Lênin.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 423035
Ý nào không phải thành tựu trong công cuộc xoá nạn mù chữ ở Liên Xô?
- A. Chế độ giáo dục phổ cập bắt buộc 7 năm được thực hiện.
- B. Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.
- C. Chế độ giáo dục phổ cập bắt buộc 12 năm được thực hiện.
- D. Tạo ra được 198 000 người có trình độ đại học (1938).