Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 315932
Chuyển động cơ học là sự thay đổi như thế nào?
- A. khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc
- B. vận tốc của vật
- C. vị trí của vật so với vật mốc
- D. phương chiều của vật
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 315933
Một xe ôtô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường s = 54km, với vận tốc 36km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là:
- A. 2/3 h
- B. 1,5 h
- C. 75 phút
- D. 120 phút
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 315934
Chuyển động của xe đạp khi lao xuống dốc là chuyển động có vận tốc như thế nào?
- A. Giảm dần
- B. Tăng dần
- C. Không đổi
- D. Tăng dần rồi giảm
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 315935
Chọn câu trả lời sai: Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:
- A. Thay đổi vận tốc
- B. Thay đổi trạng thái
- C. Bị biến dạng
- D. Không thay đổi trạng thái.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 315936
Chọn câu trả lời sai: Dưới tác dụng của các lực cân bằng:
- A. Một vật sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình
- B. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên
- C. Một vật đang chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng
- D. Chỉ A, B sai
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 315937
Một ôtô đang chuyển động trên mặt đường, lực đẩy xe chuyển động là gì?
- A. ma sát trượt
- B. ma sát lăn
- C. ma sát nghỉ
- D. quán tính
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 315938
Gọi \(\vec F\) là lực ép tác dụng vuông góc với bề mặt bị ép có diện tích S; A là công của lực \(\vec F\) tác dụng làm di chuyển vật quãng đường s trong thời gian t. Công thức tính áp suất:
- A. \(P = F.S\)
- B. \(P = T\)
- C. \(P = \frac{F}{S}\)
- D. \(P = \frac{S}{F}\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 315939
Một người muốn bơm săm xe đạp để có áp suất 2,5.10Pa trên áp suất khí quyển. Nếu người đó dùng bơm với pittông có đường kính 0,04m thì phải tác dụng một lực bằng:
- A. 628N
- B. 314N
- C. 440N
- D. 1256N
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 315940
Khi thợ lặn lặn xuống biển thì điều gì xảy ra?
- A. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng tăng
- B. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng giảm
- C. Áp suất tác dụng lên thợ lặn không phụ thuộc vào độ sâu
- D. Áp suất tác dụng lên thợ lặn càng xa bờ càng lớn
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 315941
Một người thợ lặn lặn ở độ sâu 200m so với mặt nước biển. Biết áp suất của khí quyển là p
0 = 105 N/m2. Khối lượng riêng của nước biển là 1030kg/m3. Áp suất tác dụng lên người đó là:- A. 2,06.106 N/m2
- B. 1,96.106 N/m2
- C. 2,16.106 N/m2
- D. 2,96.106 N/m2
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 315942
Bầu khí quyển quanh Trái Đất dày khoảng 160km. Trọng lực giữ chúng không cho thoát ra ngoài vũ trụ. Lớp khí đó có ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta khi leo lên núi cao?
- A. Nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao
- B. Nó tác dụng lên ta nhiều hơn khi lên cao
- C. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta đã quen với nó
- D. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta có thể điều chỉnh để thích nghi với nó
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 315943
Khi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng luợng của vật (FA = P) thì vật có thể ở trong trạng thái nào dưới đây?
- A. Vật chỉ có thể lơ lửng trong chất lỏng
- B. Vật chỉ có thể nổi trên mặt chất lỏng
- C. Vật chìm xuống và nằm yên ở đáy bình đựng chất lỏng
- D. Vật có thể lơ lửng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 315944
Một vật nặng 3,6kg có khối lượng riêng bằng 1800kg/m3. Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m3, nó hoàn toàn năm dưới mặt chất lỏng. Vật có thể tích bằng:
- A. 2.10−4 m3
- B. 2.10−3 m3
- C. 2.10−2 m3
- D. 2.10−1 m3
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 315945
Treo một vật vào lò xo và nhúng vào các chất lỏng có trọng lượng riêng d1, d2, d3. So sánh độ lớn của d1, d2 và d3 sau đây, so sánh nào đúng?
- A. d1 > d2 > d3
- B. d2 > d1 > d3
- C. d3 > d2 > d1
- D. d2 > d3 > d1
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 315946
Một vật rắn nổi trên mặt chất lỏng khi nào?
- A. Khối lượng chất lỏng lớn hơn khối lượng của vật.
- B. Khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật.
- C. Khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng chất lỏng.
- D. Khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 315947
Trường hợp nào sau đây sinh công cơ học?
- A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống
- B. Dòng điện chạy qua dây điện trở để làm nóng bếp điện
- C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất dưới tác dụng của trọng trường
- D. Nước được đun sôi nhờ bếp ga
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 315948
Trong đời sống hàng ngày, để di chuyển trên một đoạn đường dài người ta thường dùng xe đạp thay vì đi bộ. Em hãy cho biết trong trường hợp này ta được lợi gì?
- A. Công
- B. Thời gian
- C. Đường đi
- D. Lực
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 315949
Một vật nặng 4kg có khối lượng riêng bằng 2000 kg/m3. Khi vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 800 kg/m3. Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng:
- A. 1800g
- B. 850g
- C. 1700g
- D. 1600g
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 315950
Một vật nặng 50kg đang nổi 1 phần trên mặt chất lỏng. Lực Ác-si-mét tác dụng lên vật nào?
- A. Lớn hơn 500N
- B. Nhỏ hơn 500N
- C. Bằng 500N
- D. Không đủ dữ liệu để xác định
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 315951
Trọng lực tác dụng lên một vật không thực hiện công cơ trong trường hợp nào dưới đây?
- A. Vật rơi từ trên cao xuống
- B. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng
- C. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang
- D. Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 315952
Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhât sẽ như thế nào?
- A. Đứng yên so với xe lửa thứ hai.
- B. Đứng yên so mặt đường.
- C. Chuyển động so với xe lửa thứ hai.
- D. Chuyển động ngược lại.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 315953
Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật làm mốc là vật nào dưới đây?
- A. Mặt Trời
- B. Một ngôi sao
- C. Mặt Trăng
- D. Trái Đất
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 315954
Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô, xe lửa, máy bay, người ta nói đến vận tốc gì?
- A. Vận tốc tức thời
- B. Vận tốc trung bình
- C. Vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó
- D. Vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 315955
Âm thanh truyền trong không khí với vận tốc 330m/s. Quãng đường âm thanh truyền đi được trong 0,5 phút là bao nhiêu?
- A. 165m
- B. 660m
- C. 1 km
- D. 9,9km
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 315956
Lực tác dụng lên xe (ở hình vẽ) có giá trị:
- A. 444N
- B. 160N
- C. 240N
- D. 120N
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 315957
Chọn câu trả lời sai: Một bạn học sinh đi xe đạp quanh bờ một hồ bơi hình tròn với vận tốc 2 m/s. Biết chu vi hồ bơi là 0,72km. Thời gian bạn đó đi hết một vòng quanh hồ là:
- A. 360 s
- B. 6 phút
- C. 0,1 h
- D. 5 phút 30 giây
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 315958
Khi tác dụng lên vật một lực đẩy hoặc một lực kéo dưới một góc bé hơn 90° thì lực như thế nào?
- A. Toàn bộ lực tác động sẽ làm vật di chuyển
- B. Một phần lực tác động sẽ làm vật di chuyển
- C. Toàn bộ lực tác động sẽ bị tiêu phí
- D. Tùy theo là lực đẩy hay kéo mà sẽ làm vật di chuyển hay bị tiêu phí
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 315959
Ba lực cùng phuơng có cường độ lần lượt là \({F_1} = 10N,{F_2} = 40N,{F_3} = 50N\) cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn điều gì?
- A. \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}}\), cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_3}} \) ngược chiều với hai lực trên.
- B. \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2CaerbuLwBLn % hiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbd9wDYLwzYbItLDharqqtubsr % 4rNCHbGeaGqiVu0Je9sqqrpepC0xbbL8F4rqqrFfpeea0xe9Lq-Jc9 % vqaqpepm0xbba9pwe9Q8fs0-yqaqpepae9pg0FirpepeKkFr0xfr-x % fr-xb9adbaqaaeGaciGaaiaabeqaamaabaabaaGcbaWaa8Haaeaaqa % aaaaaaaaWdbiaadAeapaWaaSbaaSqaa8qacaaIXaaapaqabaaakiaa % wEniaiaacYcadaWhcaqaa8qacaWGgbWdamaaBaaaleaacaaIZaaabe % aaaOGaay51Gaaaaa!3DF2! \overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_2}}\) ngược chiều với hai lực trên.
- C. \(\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_1}}\) ngược chiều với hai lực trên.
- D. \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}}\) ngược chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_3}}\) cùng chiều hay ngược chiều \(\overrightarrow {{F_1}}\) đều được.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 315960
Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?
- A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.
- B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.
- C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.
- D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 315961
Chiều của lực ma sát như thế nào?
- A. Cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
- B. Ngược chiều với chiều chuyển động của vật.
- C. Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật.
- D. Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 315962
Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo dường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa:
- A. Cũng rơi theo đường thẳng đứng.
- B. Rơi theo đường chéo về phía trước.
- C. Rơi theo đuờng chéo về phía sau.
- D. Rơi theo đường cong.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 315963
Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật nào không phải là vật mốc?
- A. Trái Đất
- B. Quả núi
- C. Mặt Trăng
- D. Bờ sông
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 315964
Nếu vận tốc di chuyển của một con rùa là 0,055m/s thì trong 1 giờ con rùa đó di chuyển được bao nhiêu km?
- A. 1,98km
- B. 0,0198km
- C. 0,198km
- D. 0,002km
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 315965
Hai anh em Tú và Hùng cùng đi học từ nhà đến trường. Tú đi trước với vận tốc 12 km/h. Hùng xuất phát sau Tú 10phút với vận tốc 18km/h và tới trường cùng lúc với Tú. Quãng đường từ nhà Tú và Hùng đến trường là bao nhiêu?
- A. 3km
- B. 6km
- C. 8km
- D. 10km
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 315966
Tốc độ nào sau đây không phải là tốc độ trung bình?
- A. Tốc độ cửa ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng.
- B. Tốc độ của đoàn tàu từ lúc khởi hành tới khi ra khỏi sân ga.
- C. Tốc độ do tốc kế của ô tô đua chỉ khi ô tô vừa chạm đích.
- D. Tốc độ của viên đá từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 315967
Câu nào dưới đây viết về hai lực tác dụng lên hai vật A và B vẽ ở hình dưới đây là đúng?
- A. Hai lực này là hai lực cân bằng.
- B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau.
- C. Hai lực này khác phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau.
- D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 315968
Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị ngã nhào về phía trước?
- A. Vì xe đột ngột tăng vận tốc
- B. Vì xe đột ngột rẽ sang phải
- C. Vì xe đột ngột giảm vận tốc
- D. Vì xe đột ngột rẽ sang trái
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 315969
Một chiếc xe đang chạy với vận tốc v0 thì tài xế đạp phanh để xe chạy chậm dần. Lực làm cho vận tốc của xe giảm như thế nào?
- A. Lực ma sát trượt
- B. Lực ma sát lăn
- C. Lực ma sát nghỉ
- D. Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 315970
Thạch sùng có thể di chuyển dễ dàng trên tường nhà là nhờ có điều gì?
- A. Quán tính
- B. Ma sát
- C. Trọng lực
- D. Lực đẩy Ác-si-mét
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 315971
Khi treo một vật có khối lượng 500g vào đầu dưới của một sợi dây không co dãn, đầu trên của sợi dây treo vào một điểm cố định thì dây đút và quả cầu rơi xuống đất. Đó là do lực căng lớn nhất mà dây chịu được bao nhiêu?
- A. lớn hơn 5000N
- B. lớn hơn 5N
- C. nhỏ hơn 5N
- D. nhỏ hơn 500N