Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 164514
Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh?
- A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động
- B. Nơron cảm giác và nơron vận động
- C. Nơron liên lạc và nơron cảm giác
- D. Nơron liên lạc và nơron vận động
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 164525
Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì?
- A. Cảm ứng và phân tích các thông tin
- B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin
- C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
- D. Tiếp nhận và trả lời kích thích
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 164534
Trong cơ thể người có mấy loại mô chính?
- A. 5 loại
- B. 2 loại
- C. 4 loại
- D. 3 loại
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 164545
Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?
- A. Mô cơ
- B. Mô thần kinh
- C. Mô biểu bì
- D. Mô liên kết
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 164553
Tên gọi khác của nơron là gì?
- A. Tế bào cơ vân.
- B. Tế bào thần kinh.
- C. Tế bào thần kinh đệm.
- D. Tế bào xương.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 164560
Máu được xếp vào loại mô gì?
- A. Mô thần kinh
- B. Mô cơ
- C. Mô liên kết
- D. Mô biểu bì
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 164573
Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại?
- A. Mô máu
- B. Mô cơ trơn
- C. Mô xương
- D. Mô mỡ
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 164589
Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
- A. Chỉ có một nhân
- B. Có vân ngang
- C. Gắn với xương
- D. Hình thoi, nhọn hai đầu
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 164594
Cảm ứng là gì?
- A. Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
- B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân tích.
- C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.
- D. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 164609
Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?
- A. Tất cả các phương án đưa ra.
- B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu.
- C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ.
- D. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 164614
Bao hoạt dịch có ở loại khớp nào dưới đây?
- A. Tất cả các phương án đưa ra
- B. Khớp bất động
- C. Khớp bán động
- D. Khớp động
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 164631
Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài?
- A. Xương hộp sọ
- B. Xương đùi
- C. Xương cánh chậu
- D. Xương đốt sống
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 164639
Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động?
- A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân
- B. Khớp giữa các xương hộp sọ
- C. Khớp giữa các đốt sống
- D. Khớp giữa các đốt ngón tay
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 164649
Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây?
- A. Mô xương cứng
- B. Mô xương xốp
- C. Sụn bọc đầu xương
- D. Màng xương
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 164658
Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?
- A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động
- B. Giúp xương dài ra
- C. Giúp xương phát triển to về bề ngang
- D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 164676
Ở người già, trong khoang xương có chứa gì?
- A. Máu
- B. Mỡ
- C. Tủy đỏ
- D. Nước Mô
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 164685
Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của xương ngắn?
- A. Mô xương cứng
- B. Mô xương xốp
- C. Khoang xương
- D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 164692
Chất khoáng chủ yếu nào cấu tạo nên xương người?
- A. Sắt.
- B. Canxi.
- C. Phôtpho.
- D. Magiê.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 164704
Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào?
- A. Nước
- B. Chất khoáng
- C. Chất cốt giao
- D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 164718
Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu?
- A. Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng
- B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ
- C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng
- D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 164725
Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào?
- A. Axit axêtic
- B. Axit malic
- C. Axit acrylic
- D. Axit lactic
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 164741
Mô thần kinh có cấu tạo như thế nào?
- A. Gồm các cấu trúc có cùng chức năng.
- B. Gồm các tế bào thần kinh gọi là các nơron và các tế bào thần kinh đệm
- C. Gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
- D. Gồm các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 164759
Cơ vân có đặc điểm như thế nào?
- A. Các tế bào dài, có nhiều nhân, có vân ngang.
- B. Tế bào có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.
- C. Tế bào phân nhánh, có 1 nhân và nối với nhau bằng các đĩa nối.
- D. Tế bào ngắn, không có nhân.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 164767
Mô biểu bì có đặc điểm gì?
- A. Gồm các cấu trúc có cùng chức năng.
- B. Gồm các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.
- C. Gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
- D. Gồm các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 164774
Hoạt động của cơ hầu như không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?
- A. Trạng thái thần kinh
- B. Màu sắc của vật cần di chuyển
- C. Nhịp độ lao động
- D. Khối lượng của vật cần di chuyển
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 164791
Sự mỏi cơ xảy ra chủ yếu là do sự thiếu hụt yếu tố dinh dưỡng nào?
- A. Ôxi
- B. Nước
- C. Muối khoáng
- D. Chất hữu cơ
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 164805
Chất khoáng có chức năng gì?
- A. Làm cho xương bền chắc.
- B. Làm cho xương có tính mềm dẻo.
- C. Làm cho xương tăng trưởng.
- D. Cả A và B.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 164820
Bộ xương người có chức năng cơ bản nhất là gì?
- A. Nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đứng thẳng trong không gian.
- B. Tạo nên các khoang, chứa và bảo vệ các cơ quan.
- C. Làm chỗ bám cho các phần mềm, giúp cho cơ thể có hình dạng nhất định.
- D. Cùng với hệ cơ giúp cho cơ thể vận động dễ dàng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 164833
Sụn đầu xương có tác dụng như thế nào?
- A. Làm cho xương lớn lên về bề ngang.
- B. Sinh hồng cầu.
- C. Giảm ma sát.
- D. Chịu áp lực.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 164839
Nhờ đâu xương to ra về bề ngang?
- A. Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.
- B. Các mô xương cứng phân chia tạo ra những tế bào xương.
- C. Các mô xương xốp phân chia tạo ra những tế bào xương.
- D. Cả A và B.