Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 453965
Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải?
- A. Thấy bất kì việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
- B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
- C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lý.
- D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 453970
Những điều đúng đắn và phù hợp với đạo lý, lợi ích chung của xã hội được gọi là gì?
- A. khiêm tốn.
- B. lẽ phải.
- C. công bằng.
- D. trung thực.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 453973
Đối với mỗi người, tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giúp mọi người có cách cư xử phù hợp.
- B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
- C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 453976
Ý nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
- A. Ủng hộ người nghèo.
- B. Trồng cây để bảo vệ môi trường.
- C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 453979
Các hành vi buôn bán và sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?
- A. tôn trọng lẽ phải.
- B. sống vô cảm.
- C. không tôn trọng lẽ phải.
- D. sống thực dụng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 453980
Câu thành ngữ: “Gió chiều nào theo chiều ấy” nói về con người như thế nào?
- A. Không trung thực.
- B. Không có chính kiến.
- C. Không có ý thức.
- D. Không tôn trọng lẽ phải.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 453982
Hành vi nào sau đây thể hiện việc không tôn trọng lẽ phải?
- A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.
- B. Bao che cho kẻ phạm tội.
- C. Đánh chửi cha mẹ.
- D. Cả 3 hành vi trên.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 453984
Mỗi chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng người khác khi nào?
- A. Ở nhà.
- B. Ở nơi ít người.
- C. Ở mọi lúc, mọi nơi.
- D. Ở nơi công cộng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 453986
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống như thế nào?
- A. lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không toan tính, ích kỉ.
- B. lối sống thanh thản, có sự quý trọng và tin cậy của mọi người.
- C. quan điểm sống tốt đẹp, làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
- D. mong muốn làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 453989
Đối với mỗi người, sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giúp con người cảm thấy thanh thản.
- B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
- C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
- D. Cả 3 phương án trên.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 453992
Muốn trở thành người liêm khiết, chúng ta cần rèn luyện những đức tính nào?
- A. Trung thực, siêng năng kiên trì.
- B. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng.
- C. Khoan dung, sống giản dị.
- D. Tất cả đáp án trên.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 453995
Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không bàn về tính liêm khiết?
- A. Cây ngay không sợ chết đứng.
- B. Thắng không kiêu, bại không nản.
- C. Đói cho sạch, rách cho thơm.
- D. Giấy rách phải giữ lấy lề.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 453998
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tính liêm khiết?
- A. Đấu tranh chống quay cóp trong giờ kiểm tra, thi cử.
- B. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp để đạt được mục đích.
- C. Sống dựa dẫm, núp bóng người khác.
- D. Tìm mọi cách biến tài sản của tập thể thành của riêng.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 454000
Những người sống liêm khiết thường có những đức tính nào sau đây?
- A. Bất cần, tự trọng, tự tin.
- B. Tiết kiệm, kiêu ngạo, siêng năng.
- C. Siêng năng, trung thực, khiêm tốn.
- D. Tự lập, ích kỉ, tự trọng.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 454004
Câu tục ngữ: “Áo rách, cốt cách người thương” bàn về đức tính nào sau đây?
- A. Cần cù.
- B. Tiết kiệm.
- C. Khiêm tốn.
- D. Liêm khiết.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 454006
Tôn trọng người khác thể hiện lối sống như thế nào?
- A. Lối sống có văn hóa.
- B. Lối sống tiết kiệm.
- C. Lối sống thực dụng.
- D. Lối sống vô cảm.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 454008
Tôn trọng người khác được thể hiện qua biểu hiện nào dưới đây?
- A. Lời nói và hành động.
- B. Cử chỉ và lời nói.
- C. Cử chỉ, lời nói và hành động.
- D. Cử chỉ và hành động.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 454009
Việc đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là gì?
- A. liêm khiết.
- B. công bằng.
- C. lẽ phải.
- D. tôn trọng người khác.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 454011
Ý kiến nào dưới đây đúng nhất khi bàn về ý nghĩa của tôn trọng người khác?
- A. Là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sạch và tốt đẹp hơn.
- B. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
- C. Nhận được sự tin cậy của mọi người.
- D. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 454012
Để nhận được sự tôn trọng từ mọi người, trước hết chúng ta phải làm những gì?
- A. học thật giỏi.
- B. tôn trọng người khác.
- C. trở nên nổi tiếng.
- D. thật giàu có.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 454013
Việc tôn trọng người khác cũng chính là gì?
- A. không tôn trọng bản thân mình.
- B. nhường nhịn người khác.
- C. kính trọng người khác.
- D. tôn trọng chính mình.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 454014
Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói đến đức tính nào sau đây?
- A. Lòng trung thành đối với thầy/ cô giáo.
- B. Lòng tôn trọng đối với thầy/ cô giáo.
- C. Lòng vị tha đối với thầy/ cô giáo.
- D. Lòng tự trọng đối với thầy/ cô giáo.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 454015
Hút thuốc lá nơi công cộng, đặc biệt là những nơi có trẻ nhỏ và phụ nữ có thai là biểu hiện của hành vi nào sau đây?
- A. coi thường người khác.
- B. tôn trọng người khác.
- C. không tôn trọng người khác.
- D. sỉ nhục người khác.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 454016
Đâu là hành vi thể hiện sự không tôn trọng người khác?
- A. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật.
- B. Tự nhận lỗi khi mắc sai lầm.
- C. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.
- D. Biết lắng nghe ý kiến của mọi người.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 454018
Theo em, giữ chữ tín được hiểu là gì?
- A. biết giữ lời hứa.
- B. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
- C. không tôn trọng lời nói của nhau.
- D. không tin tưởng nhau.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 454022
Việc giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào dưới đây?
- A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
- B. Giúp mọi người đoàn kết.
- C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
- D. Cả ba đáp án trên.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 454023
Việc coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là gì?
- A. liêm khiết.
- B. công bằng.
- C. giữ chữ tín.
- D. lẽ phải.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 454026
Khi muốn giữ được lòng tin của mọi người thì ta cần làm gì dưới đây?
- A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.
- B. Giữ đúng lời hứa.
- C. Đúng hẹn trong mọi mối quan hệ.
- D. Ba đáp án trên đều đúng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 454029
Điền vào chỗ trống sau đây: "Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng... của mọi người đối với mình, biết trọng... và tin tưởng nhau".
- A. Thái độ, tình cảm.
- B. Lòng tin, lời hứa.
- C. Sự tôn trọng, lời hứa.
- D. Lòng tin, thái độ.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 454032
Câu tục ngữ: “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói đến điều gì sau đây?
- A. Giữ chữ tín.
- B. Lòng chung thủy.
- C. Lòng trung thành.
- D. Lòng vị tha.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 454034
Ý nào là biểu hiện của việc giữ chữ tín?
- A. nói một đằng làm một nẻo.
- B. giữ đúng lời hứa.
- C. buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
- D. luôn sai hẹn.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 454037
Ý nào dưới đây là biểu hiện của người không biết giữ chữ tín?
- A. Luôn đến hẹn đúng giờ.
- B. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
- C. Là ngôi sao hàng đầu thường đến trễ trong các buổi diễn.
- D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 454039
Câu nào sau đây nói về việc không giữ chữ tín?
- A. Quân tử nhất ngôn.
- B. Nói lời phải giữ lấy lời.
- C. Nói chín thì nên làm mười.
- D. Trăm voi không được bát nước xáo.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 454042
Những quy định, quy ước trong một tập thể hoặc một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là gì?
- A. liêm khiết.
- B. công bằng.
- C. pháp luật.
- D. kỉ luật.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 454045
Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa gì sau đây?
- A. Giúp mọi người gần nhau hơn.
- B. Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
- C. Giúp mọi người tôn trọng nhau hơn.
- D. Giúp mọi người hoàn thiện mình hơn.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 454048
Ý nào sau đây đúng khi bàn về bản chất của pháp luật?
- A. Các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành.
- B. Dùng để giáo dục, thuyết phục.
- C. Dùng để cưỡng chế.
- D. Tất cả đáp án trên.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 454051
Pháp luật và kỉ luật có những chức năng nào sau đây?
- A. Xác định trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- B. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.
- C. A và B đều đúng.
- D. Bảo vệ quyền lợi của những người có tiền.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 454053
Nội dung nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ pháp luật và kỉ luật?
- A. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
- B. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, được trái với pháp luật.
- C. Những quy định của tập thể không phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
- D. Tất cả các ý đều sai.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 454056
"Những quy định, quy ước của cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người". Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Nội quy.
- B. Quy chế.
- C. Kỉ luật.
- D. Pháp luật.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 454059
Hành vi coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ học thuộc hình thức vi phạm nào sau đây?
- A. Vi phạm pháp luật.
- B. Vi phạm kỉ luật.
- C. Vi phạm quy chế.
- D. Vi phạm quy định.