Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 193512
Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
- A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tương.
- B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn
- D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Dịch.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 193516
Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đâu?
- A. Tòa Khâm sứ và Hoàng Thành.
- B. Đồn Mang Cá và Hoàng Thành
- C. Hoàng Thành.
- D. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 193518
Cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra vào thời gian nào?
- A. Đêm mùng 5 rạng sáng 6 -7-1885.
- B. Đêm mùng 6 rạng sáng 7-7-1886.
- C. Đêm mùng 4 rạng sáng 5-7-1885.
- D. Đêm mùng 3 rạng sáng 4-7-1885
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 193522
Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu làm gì?
- A. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
- C. Bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
- D. Bắt đầu xúc tiến việc lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 193525
Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?
- A. Giúp vua cứu nước
- B. Bảo vệ cuộc sống
- C. Giành lại độc lập.
- D. Cứu nước, cứu nhà.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 193528
Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào?
- A. 1884
- B. 4/1892
- C. 1893
- D. 1897
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 193535
Giai đoạn 1893 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?
- A. Xây dựng phòng tuyến
- B. Tìm cách giải hoàn với quân Pháp.
- C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
- D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuế.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 193539
Giai đoạn 1893 – 1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì?
- A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.
- B. Lo tích lũy lương thực.
- C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.
- D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 193542
Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
- A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.
- B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
- C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
- D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 193544
Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?
- A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn
- B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.
- C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.
- D. Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 193547
Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?
- A. Mường, Thái
- B. Khơ-me, Mông
- C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.
- D. Thượng, X-tiêng, Thái.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 193549
Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
- A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập
- B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp
- C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến
- D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 193552
Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?
- A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
- B. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
- C. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.
- D. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 193554
Tại vùng Đông Bắc Bắc Kỳ có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?
- A. Người Dao, người Hoa.
- B. Người Thượng, người Khơ-me.
- C. Người Thái, người Mường.
- D. Người Thượng, người Thái.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 193558
Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
- A. Cải cách kinh tế, xã hội
- B. Cải cách duy tân
- C. Chính sách ngoại giao mở cửa
- D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 193560
Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?
- A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.
- B. Cải cách duy tân đất nước.
- C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.
- D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 193562
Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?
- A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
- B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.
- C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 193564
ý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
- A. Chưa hợp thời thế.
- B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài.
- C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
- D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 193567
“ Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?
- A. Cuối thế kỉ XVIII
- B. Đầu thế kỉ XIX
- C. Giữa thế kỉ XIX
- D. Cuối thế kỉ XIX
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 193574
Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến?
- A. Đổi mới công việc nội trị.
- B. Đổi mới nền kinh tế văn hóa.
- C. Đổi mới tất cả các mặt.
- D. Đổi mới chính sách đối ngoại.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 193576
Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì?
- A. Đã gây được tiếng vang lớn
- B. Đạt được những thắng lợi nhất định.
- C. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
- D. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 193578
Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì ?
- A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
- B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.
- C. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết.
- D. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 193580
Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương ?
- A. Cửa biển Hải Phòng
- B. Cửa biển Trà Lý ( Nam Định)
- C. Cửa biển Thuận An ( Huế)
- D. Cửa biển Đà Nẵng
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 193581
Cuộc nổi dậy của Cai tổng Vàng - Nguyễn Thịnh diễn ra ở đâu ?
- A. Tuyên Quang
- B. Thái Nguyên
- C. Bắc Ninh
- D. Bắc Giang
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 193589
Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
- A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.
- B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.
- C. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
- D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 193590
Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
- A. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc.
- B. Là phong trào giải phóng dân tộc.
- C. Phong trào mang tính chất bảo vệ dân tộc.
- D. Phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 193593
Nghĩa quân Yên Thế hòa hoãn với thực dân Pháp trong thời gian nào?
- A. Từ năm 1898 đến năm 1908.
- B. Từ năm 1889 đến 1898.
- C. Từ năm 1890 đến 1913.
- D. Từ năm 1909 đến 1913.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 193594
Trong giai đoạn từ 1884 - 1892,ai là thủ lĩnh có uy tin nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
- A. Đề Thám
- B. Đề Nắm
- C. Phan Đình Phùng
- D. Nguyễn Trung Trực
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 193596
Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, ai là lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế?
- A. Đề Nắm.
- B. Đề Thám
- C. Nguyễn Trung Trực.
- D. Phan Đình Phùng
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 193597
Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân mở rộng hoạt động sang vùng nào?
- A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng.
- B. Phủ Lạng Thương
- C. Tiên Lữ (Hưng Yên)
- D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương.