Trước khi xây dựng phép đo, cần phải xác định phương pháp tính lãi làm cơ sở cho phép đo mới. Hãy cùng xem xét ví dụ sau:
Gửi tiết kiệm 100.000đ, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 0,5%/tháng. Hỏi số tiền thu về sau 3 tháng là bao nhiêu? Giả định lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn vay.
Có hai cách tính:
Cách tính thứ nhất đơn giản và trực tiếp như sau: Lãi suất 0,5%/tháng có nghĩa là cứ mỗi 1đ gửi tiết kiệm sẽ được ngân hàng trả cho người gửi 0,005đ mỗi tháng. Vậy 100.000đ gửi tiết kiệm sẽ đem lại cho người gửi tiền 500đ tiền lãi mỗi tháng. Gửi tiết kiệm 3 tháng, lãi suất không thay đổi, vị chi tổng tiền lãi là 1.500đ. Cộng với vốn gốc được ngân hàng hoàn trả khi hết hạn, người gửi tiền thu về số tiền là 101.500đ.
Đây là cách mọi người thường dùng để tính lãi khi cho vay hoặc gửi tiền ngân hàng. Cách tính này có ưu điểm là vừa đơn giản, vừa dễ hiểu theo tư duy lôgíc của mọi người khi cho vay hoặc đi vay tiền. Tuy nhiên nó lại không cho ta thấy được cách thức mà ngân hàng tính lãi trả cho mỗi đồng vốn gửi vào. Cách tính thứ hai sẽ giúp thấy được điều này.
Cách tính thứ hai được tổng quát hoá như sau:
Sau tháng thứ nhất số tiền FV1 mà người gửi có trong tài khoản tiết kiệm của mình sẽ bao gồm vốn gốc cộng lãi phát sinh trong tháng đó:
FV1 = PV + PV ´ i = PV ´ (1 + i) = 100.000 ´ (1 + 0,005) = 100.500đ
Hết tháng thứ hai, số tiền FV2 trong tài khoản sẽ bằng số tiền có được sau tháng thứ nhất cộng với lãi phát sinh trong tháng thứ 2:
FV2 = FV1 + PV ´ i = PV ´ (1 + i) + PV ´ i = PV ´ (1 + 2i) = 100.000 ´ (1 + 0,05 ´ 2)= 101.000đ
Tương tự, số tiền FV3 trong tài khoản sau tháng thứ 3 là:
FV3 = FV2 + PV ´ i = PV ´ (1 + 2i) + PV ´ i = PV ´ (1 + 3i) = 100.000 ´ (1 + 0,05 ´ 3)= 101.500đ
Một cách tổng quát, số tiền tiết kiệm FVn mà người gửi tiền nhận được n tháng sau khi gửi số tiền ban đầu PV tiết kiệm với lãi suất i%/tháng là: FVn = PV ´ (1 + n ´ i)