Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 117436
Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
- A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
- B. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
- C. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
- D. Ô tô chuyển động so với cây ven đường.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 117437
Đơn vị vận tốc là:
- A. km.h;
- B. m.s;
- C. km/h;
- D. s/m;
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 117439
Hành khác ngồi trên xe đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
- A. Đột ngột giảm vận tốc;
- B. Đột ngột tăng vận tốc;
- C. Đột ngột rẽ sang trái;
- D. Đột ngột rẽ sang phải
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 117440
Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
- A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
- B. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.
- C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
- D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 117442
Một áp lực 600N gây áp suất 3 000 N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn:
- A. 2000 cm2 ;
- B. 200 cm2 ;
- C. 20 cm2 ;
- D. 0,2 cm2
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 117444
Công thức tính áp suất là:
-
A.
\({\rm{p = }}\frac{{\rm{F}}}{{\rm{S}}}\) ;
- B. FA = d.V;
- C. \({\rm{v = }}\frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\) ;
- D. \({\rm{P = 10}}{\rm{.m}}\)
-
A.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 117445
Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?
- A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
- B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
- C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
- D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 117446
Đơn vị của lực đẩy Ác – si – mét là:
- A. km/h;
- B. Pa;
- C. N;
- D. N/m2;
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 117501
Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:
- A. Tiết diện của các nhánh bằng nhau.
- B. Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.
- C. Độ dày của các nhánh như nhau.
- D. Độ dài của các nhánh bằng nhau.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 117502
Tại sao nói Mặt Trời chuyển động so với Trái Đất:
- A. Vì vị trí của Mặt Trời so với Trái Đất thay đổi.
- B. Vì khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất thay đổi.
- C. Vì kích thước của Mặt Trời so với Trái Đất thay đổi.
- D. Cả 3 lí do trên.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 117503
Trường hợp nào sau đây ma sát là có hại?
- A. Ma sát giữa đế giày và nền nhà.
- B. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa.
- C. Ma sát giữa bánh xe và trục quay.
- D. Ma sát giữa dây và ròng rọc.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 117504
Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12km/h. Quảng đường người đó đi được là:
- A. 3km.
- B. 4km.
- C. 6km/h.
- D. 9km.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 117506
Một khối sắt có thể tích 50 cm3. Nhúng chìm khối sắt này vào trong nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước: dn = 10 000 N/m3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối sắt?
- A. 5N/cm3
- B. 0,5N
- C. 5N/m3
- D. 0,5cm3
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 117507
Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều:
- A. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế
- B. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
- C. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
- D. Chuyển động của đầu cánh quạt
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 117509
Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
- A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
- B. Xe máy chạy trên đường.
- C. Lá rơi từ trên cao xuống.
- D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 117510
Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?
-
A.
Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
- B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm.
- C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi.
- D. Uống nước trong cốc bằng ống hút.
-
A.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 117511
Một thùng cao 1,5m đựng đầy nước, áp suất của nước lên đáy thùng và lên 1 điểm cách miệng thùng 0,5m lần lượt là:
- A. 15000Pa và 5000Pa.
- B. 1500Pa và 1000Pa.
- C. 15000Pa và 10000Pa.
- D. 1500Pa và 500Pa.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 117512
Nhúng một vật vào trong chất lỏng thì vật nổi lên khi:
- A. P < FA
- B. P = FA
- C. P - FA = 0
- D. P > FA
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 117542
Có một vật nổi trên mặt một chất lỏng. Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật được tính như thế nào?
- A. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.
- B. Bằng trọng lượng của phần vật nổi trên mặt chất lỏng.
- C. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.
- D. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 117543
Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao nước trong cốc là 12cm. Áp suất nước lên một điểm A cách đáy cốc 4cm là bao nhiêu ? Biết trọng lượng riêng nước là 10 000N/m3. Hãy chọn câu đúng.
- A. 1200 N/m2
- B. 600 N/m2
- C. 800 N/m2
- D. 1000 N/m2
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 117544
Một vật chuyển động được quãng đường 300m trong thời gian 2 phút. Khi đó vận tốc trung bình của vật là bao nhiêu? Chọn kết quả sai.
- A. 600 m/ph
- B. 9 km/h
- C. 2,5 m/s
- D. 0,15 km/ph
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 117545
Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút, công mà ngựa thực hiện được bằng 360 kJ. Tốc độ chuyển động của xe bằng:
- A. 6 m/s
- B. 4 m/s
- C. 3 m/s
- D. 2 m/s
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 117547
Trường hợp nào dưới đây có xuất hiện lực ma sát nghỉ?
- A. Quả bóng đang lăn trên mặt bàn
- B. Khi hai bàn tay trượt lên nhau.
- C. Khi đi dép trên mặt sàn, mặt đường.
- D. Một vật được đặt trên sàn nhà nằm ngang
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 117548
Lực đẩy Ac-si-met không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?
- A. Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
- B. Thể tích của vật bị nhúng.
- C. Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
- D. Khối lượng của vật bị nhúng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 117550
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học?
- A. Người lực sỹ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
- B. Người công nhân đang cố đẩy hòn đá nhưng hòn đá không di chuyển.
- C. Người công nhân đang đẩy xe goòng làm xe chuyển động.
- D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo vật nặng lên cao.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 117551
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?
- A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.
- B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.
- C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
- D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 117553
Một vật có trọng lượng 25N rơi từ trên cao cách mặt đất 8m. Công của trọng lực là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng:
- A. A = 200J
- B. A = 1600J
- C. A = 220J
- D. A = 180J
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 117554
Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng:
- A. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
- B. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
- C. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
- D. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 117556
Một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 10cm không thấm nước thả vào một bể nước. Biết khối lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 1000kg/m3 và 800kg/m3. Chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước là:
- A. 4 cm
- B. 3 cm
- C. 5 cm
- D. 2 cm
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 117557
Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là:
- A. 20cm3
- B. 120cm3
- C. 360cm3
- D. 480cm3