Câu hỏi (14 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 85197
Vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn?
- A. Quả bóng đang lăn trên mặt đất.
- B. Quả bóng được đá lên cao.
- C. Lò xo để tự nhiên trên mặt đất.
- D. Lò xo bị nén đặt ngay trên mặt đất.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 85198
Vật nào sau đây có động năng?
- A. Tảng đá nằm ở trên cao.
- B. Lò xo bị nén.
- C. Cánh cung đang giương.
- D. Mũi tên đang bay.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 85199
Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu và nước có thể tích:
- A. bằng 100cm3
- B. lớn hơn 100cm3
- C. nhỏ hơn 100cm3
- D. có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 85200
Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
- A. Chỉ có thế năng, không có động năng.
- B. Chuyển động không ngừng.
- C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
- D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 85201
Câu nào dưới đây không đúng khi nói về nhiệt năng?
- A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- B. Nhiệt năng của vật tăng khi nhiệt độ của vật tăng.
- C. Nhiệt năng của vật giảm khi nhiệt độ của vật giảm.
- D. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 85202
Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém là:
- A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí.
- B. Đồng, thủy tinh, không khí, nước.
- C. Đồng, thủy tinh,nước, không khí.
- D. Thủy tinh, đồng, nước, không khí.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 85203
Đặt một chiếc muỗng nhôm vào cốc nước nóng thì nhiệt năng của muỗng nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
- A. Nhiệt năng của muỗng giảm, của nước trong cốc tăng.
- B. Nhiệt năng của muỗng tăng, của nước trong cốc giảm.
- C. Nhiệt năng của muỗng và của nước trong cốc đều tăng.
- D. Nhiệt năng của muỗng và của nước trong cốc đều giảm.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 85204
Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra trong:
- A. chất rắn
- B. chất lỏng
- C. chất khí
- D. chân không
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 85205
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra trong:
- A. chất rắn và chất lỏng.
- B. chất rắn và chất khí.
- C. chất rắn và chân không.
- D. chất lỏng và chất khí.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 85206
Đơn vị nhiệt dung riêng là:
- A. Jun(J)
- B. Jun kilôgam(J.kg)
- C. Jun trên kilogram(J/kg)
- D. Jun trên kilôgam Kenvin(J/kg.K)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 85207
Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?
- A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn
- B. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn
- C. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
- D. Cả ba câu trả lời trên đều đúng
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 85208
Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên:
- A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau
- B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng chì
- C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng nhôm
- D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất rồi đến miếng chì, miếng nhôm
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 85209
a. Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng?
b. Nhiệt lượng của vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính nhiệt lượng?
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 85210
Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 2,5 m/s. Lực kéo của con ngựa là 200N. Tính công suất của ngựa?