Câu hỏi (11 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 85068
Trong môi trường nào không có nhiệt năng?
- A. Môi trường rắn.
- B. Môi trường khí.
- C. Môi trường lỏng.
- D. Môi trường chân không.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 85069
Khi sờ tay vào dao sắt để trên bàn gỗ thấy mát hơn sờ tay vào mặt bàn. Cách giải thích nào sau đây là đúng:
- A. Do nhiệt độ của dao luôn thấp hơn nhiệt độ của bàn.
- B. Do khả năng dẫn nhiệt của sắt tốt hơn gỗ.
- C. Do khối lượng của dao nhỏ hơn khối lượng của bàn.
- D. Do cảm giác của tay, còn nhiệt độ của bàn và dao là như nhau.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 85071
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào?
- A. Lỏng và khí.
- B. Lỏng và rắn.
- C. Khí và rắn.
- D. Rắn, lỏng, khí.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 85073
Người ta thả ba miếng kim loại đồng, nhôm, chì vào một cốc nước nóng. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên sẽ thế nào?
- A. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng chì.
- B. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng nhôm.
- C. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, của miếng chì.
- D. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 85074
Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:
- A. Chỉ ở chất lỏng.
- B. Chỉ ở chất khí.
- C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng.
- D. Ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 85075
Chỉ ra kết luận nào không đúng trong các kết luận sau:
- A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
- B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- C. Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
- D. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 85076
Khi nào một vật có cơ năng? Đơn vị của cơ năng là gì? Kể tên 2 dạng của cơ năng? Cho ví dụ về một vật có cả 2 dạng của cơ năng?
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 85077
Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt? Có những hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào? Khi sưởi ấm, nhiệt truyền từ lò sưởi đến cơ thể ta bằng cách nào?
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 85079
Dưới tác dụng của một lực 2000N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc với vận tốc 5m/s trong 10 phút.
a) Tính quãng đường và công thực hiện được khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc.
b) Tính công suất của động cơ trong trường hợp trên.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 85080
Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 200g đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng đến 270C.
a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
b) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 85081
Một hệ gồm n vật có khối lượng mỗi vật là m1, m2,........ mn ở nhiệt độ ban đầu t1, t2,.... tn làm bằng các chất có nhiệt dung riêng C1, C2,..... Cn trao đổi nhiệt với nhau. Tính nhiệt độ chung của hệ khi có cân bằng nhiệt?