Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 476122
Nghỉ hè, bạn T được ba mẹ đưa về quê chơi với ông bà ngoại và cậu P. Bạn T thấy cậu P thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại. Trong tình huống trên, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu P không liên quan đến mình.
- B. Đồng ý với việc làm của cậu P, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.
- C. Khuyên cậu P nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng chho phép.
- D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 476124
Khi phát hiện vật thể lạ nghi ngờ là bom, mìn, chúng ta nên chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Lại gần, nhặt vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom, mìn gì.
- B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.
- C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người.
- D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 476125
Gần dịp Tết Nguyên đán, anh D được anh X rủ mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh D, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Từ chối, đồng thời khuyên anh X không nên thực hiện ý định đó.
- B. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.
- C. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
- D. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 476128
“Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của những cải vật chất và tinh thần cho xã hội” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Lao động.
- B. Sáng tạo.
- C. Siêng năng.
- D. Kiên trì.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 476133
Đâu là nhân tố có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại?
- A. Gia đình.
- B. Lao động.
- C. Của cải.
- D. Tiền bạc.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 476135
Theo quy định của pháp luật nước ta, công dân có nghĩa vụ nào sau đây?
- A. lựa chọn nghề nghiệp đúng với sở thích, nguyện vọng của bản thân.
- B. lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần phát triển đất nước.
- C. tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc đúng với nguyện vọng của bản thân.
- D. học tập, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ đúng với nhu cầu của bản thân.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 476136
Theo Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ bao nhiêu tuổi?
- A. 14 tuổi.
- B. 16 tuổi.
- C. 18 tuổi.
- D. 20 tuổi.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 476137
Theo Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?
- A. Tự do lựa chọn nơi làm việc.
- B. Hưởng lương phù hợp với trình độ.
- C. Tự do lựa chọn việc làm.
- D. Thực hiện hợp đồng lao động.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 476138
Theo Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động có quyền lợi nào sau đây?
- A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.
- B. Thực hiện hợp đồng lao động.
- C. Chấp hành kỉ luật lao động.
- D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 476139
Người sử dụng lao động có quyền nào sau đây theo quy định của pháp luật?
- A. Thực hiện hợp đồng lao động.
- B. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
- C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
- D. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 476140
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây theo quy định của pháp luật?
- A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.
- B. Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
- C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
- D. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 476141
Trong tình huống dưới đây, những ai đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động năm 2019?
"Chị X làm việc tại công ty của ông M. Trong quá trình làm việc, chị M luôn cố gắng, tuân thủ đúng nội quy công ty và sự quản lí, điều hành của cấp trên. Tuy nhiên, sau gần 2 năm làm việc tại công ty, chị X vẫn không được kí hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm như thoả thuận khi tuyển dụng trước đó. Khi chị thắc mắc, ông M đã có những lời lẽ không hay xúc phạm chị và đuổi việc, không cho chị X tiếp tục làm việc tại công ty.
- A. Chị X.
- B. Ông M.
- C. Chị X và ông M.
- D. Không có nhân vật nào.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 476143
Quan điểm nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
- A. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
- B. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người.
- C. Chỉ người nghèo mới cần lao động, người giàu không cần lao động.
- D. Lao động chỉ tạo ra những giá trị tinh thần cho đời sống con người.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 476144
Trường hợp nào dưới đây là không vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?
- A. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày; 6 ngày/ tuần.
- B. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc trong cơ sở sang chiết khí ga.
- C. Tự ý nghỉ việc không báo trước cho người sử dụng lao động.
- D. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 476147
Một hôm, bạn N sang nhà bạn H trả sách thì thấy H đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết H có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà. Trong trường hợp trên, nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
- B. Khuyên H nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.
- C. Đồng tình với bạn H vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.
- D. Mắng nhiếc H gay gắt vì H lười biếng và không yêu thương mẹ.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 476148
Tình huống nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
- A. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.
- B. Bà T thuê bạn G (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.
- C. Bạn M chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
- D. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh P được nghỉ phép hằng năm.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 476154
Những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong 1 khoảng thời gian nhất định được gọi là gì?
- A. Mục tiêu cá nhân.
- B. Kế hoạch cá nhân.
- C. Mục tiêu phấn đấu.
- D. Năng lực cá nhân.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 476157
Mục tiêu cá nhân được phân loại theo thời gian bao gồm:
- A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.
- B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.
- D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 476161
Tiêu chí nào là căn cứ để phân loại mục tiêu cá nhân thành mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe,…?
- A. Thời gian thực hiện.
- B. Năng lực thực hiện.
- C. Lĩnh vực thực hiện.
- D. Khả năng thực hiện.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 476163
Tiêu chí nào là căn cứ để phân loại mục tiêu cá nhân thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn?
- A. Lĩnh vực thực hiện.
- B. Khả năng thực hiện.
- C. Năng lực thực hiện.
- D. Thời gian thực hiện.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 476165
Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng với ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân?
- A. Giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống.
- B. Giúp mỗi người thực hiện được ước mơ của mình.
- C. Giúp mỗi cá nhân thu được nhiều lợi ích vật chất.
- D. Giúp mỗi cá nhân có động lực hoàn thiện bản thân.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 476168
Tiêu chí “cụ thể” trong quá trình xác định mục tiêu cá nhân được hiểu là gì?
- A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
- B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
- C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
- D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 476170
Khi xác định mục tiêu cá nhân, “mục tiêu có thể định lượng, cho phép bạn theo dõi tiến trình của mình” là nội dung của tiêu chí nào?
- A. Cụ thể.
- B. Đo lường được.
- C. Có thể đạt được.
- D. Có thời hạn cụ thể.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 476173
Tiêu chí “thực tế” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu là gì?
- A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
- B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
- C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
- D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 476174
Khi xác định mục tiêu cá nhân, “mục tiêu phải khả thi” là nội dung của tiêu chí nào?
- A. Cụ thể.
- B. Đo lường được.
- C. Có thể đạt được.
- D. Có thời hạn cụ thể.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 476175
Trong việc xác định mục tiêu cá nhân, tiêu chí “có thời hạn cụ thể” được hiểu như thế nào?
- A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
- B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
- C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
- D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 476176
Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng với các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?
- A. Cụ thể.
- B. Đo lường được.
- C. Có thể đạt được.
- D. Không có thời hạn.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 476178
Quy trình lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước?
- A. 6 bước.
- B. 7 bước.
- C. 8 bước.
- D. 9 bước.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 476180
Năm nay, bạn S 14 tuổi và đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn S thuộc loại mục tiêu nào sau đây?
- A. Mục tiêu ngắn hạn.
- B. Mục tiêu sức khỏe.
- C. Mục tiêu sự nghiệp.
- D. Mục tiêu tài chính.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 476182
Đầu năm học mới, C quyết tâm để đạt danh hiệu học sinh giỏi. C đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, C thực hiện rất tốt, nhưng sau đó C chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. C tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến C không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, C có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Nếu là bạn thân của C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
- B. Khuyên C kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.
- C. Khuyên C từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
- D. Trách móc, phê bình C gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 476185
“Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về mặt thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Bạo lực gia đình.
- B. Vi phạm pháp luật.
- C. Bạo lực học đường.
- D. Tệ nạn xã hội.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 476187
"Hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình". Đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?
- A. Bạo lực về thể chất.
- B. Bạo lực về tinh thần.
- C. Bạo lực về kinh tế.
- D. Bạo lực về tình dục.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 476190
Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình nào?
- A. Bạo lực về thể chất.
- B. Bạo lực về tinh thần.
- C. Bạo lực về kinh tế.
- D. Bạo lực về tình dục.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 476192
Bố bạn P nghiện cờ bạc nên gia đình bạn ngày càng khó khăn. Bố P cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần trong bữa ăn, ông mượn rượu để đánh và mắng chửi mẹ con bạn vô cớ khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng. Theo em, trong tình huống trên, bố bạn P đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào?
- A. Tài chính và tình dục.
- B. Thể chất và kinh tế.
- C. Tinh thần và thể chất.
- D. Tình dục và tinh thần.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 476195
Tình huống nào dưới đây đã có hành vi bạo lực gia đình?
- A. Bố mẹ K rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của K.
- B. Chị X luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ.
- C. Bạn T luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái.
- D. Anh C ép chị P sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 476197
Nhận định nào sau đây không đúng với hậu quả của bạo lực gia đình?
- A. Gây thương tích về thân thể đối với những người bị bạo lực.
- B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.
- C. Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.
- D. Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 476200
Quan điểm nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?
- A. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.
- B. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật.
- C. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- D. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 476202
Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta nên hành động như nào?
- A. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình.
- B. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức.
- C. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực.
- D. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 476205
Khi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào?
- A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
- B. Chủ động tìm người giúp đỡ.
- C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.
- D. Kiềm chế lời nói tiêu cực.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 476207
Để xử lí hậu quả của nạn bạo lực gia đình, chúng ra không nên thực hiện hành vi nào?
- A. Thông báo sự việc với người thân.
- B. Giấu giếm, bao che cho đối phương.
- C. Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí.
- D. Giải quyết bằng biện pháp tích cực.