Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 417581
Đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc thể hiện ở vấn đề
- A. tranh chấp quyền lực.
- B. cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng hóa.
- C. thuộc địa và thị trường.
- D. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 417584
Khối Liên minh gồm
- A. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.
- B. Đức, Nhật, Mỹ.
- C. Anh, Pháp, Nga.
- D. Đức, I-ta-li-a, Nhật.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 417586
Khối Hiệp ước gồm
- A. Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- B. Anh, Pháp, Nga.
- C. Anh, Pháp, Mĩ.
- D. Đức. Nhật, Mỹ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 417589
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau đó là
- A. khối NATO và khối SEV.
- B. khối Liên minh và khối Hiệp ước.
- C. khối SEATO và khối ASEAN.
- D. khối các nước G7 và khối EU.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 417592
Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử là
- A. cách mạng tư sản Anh.
- B. cách mạng tư sản Hà Lan.
- C. cách mạng tư sản Pháp.
- D. chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 417594
Cách mạng công nghiệp ở Anh và quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu diễn ra vào
- A. cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII.
- B. cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- C. cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
- D. cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 417596
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nước được gọi là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi là
- A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
- D. Mĩ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 417597
"Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!", đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào ở nửa đầu thế kỉ XIX?
- A. Nước Anh.
- B. Nước Pháp.
- C. Nước Đức.
- D. Nước Mĩ.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 417599
Đầu thế kỉ XX, đứng đầu Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là
- A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.
- B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
- C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
- D. Nga hoàng đại đế.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 417600
Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
- A. mất hết các thuộc địa.
- B. thu được nhiều lợi nhuận.
- C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
- D. bị các nước đế quốc thôn tính.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 417601
Trong tiến trình của cách mạng Nga (năm 1917): “Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao toàn bộ ruộng đất cho nông dân”. Đó là lời kêu gọi của
- A. Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát.
- B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
- C. Quốc tế thứ nhất.
- D. Quốc tế thứ hai.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 417602
Hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 là chuyền từ tổng bãi công chính trị sang
- A. bất bạo động, bất hợp tác.
- B. cải cách ôn hòa.
- C. khởi nghĩa vũ trang.
- D. đấu tranh nghị trường.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 417604
Nước Nga Xô viết đã trải qua bao nhiêu năm chiến tranh đế quốc và chiến tranh vệ quốc?
- A. 4 năm chiến tranh đế quốc và 3 năm chiến tranh vệ chiến.
- B. 2 năm chiến tranh đế quốc và 4 năm chiến tranh vệ chiến.
- C. 1 năm chiến tranh đế quốc và 6 năm chiến tranh vệ chiến.
- D. 5 năm chiến tranh đế quốc và 1 năm chiến tranh vệ chiến.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 417605
Nội dung của “Chính sách kinh tế mới” về nông nghiệp là
- A. bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa.
- B. cho phép tư nhân được mở những xí nghiệp nhỏ.
- C. khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh.
- D. thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 417607
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước đòi hỏi các dân tộc trên đất nước Xô viết phải
- A. thành lập một liên minh quân sự để phòng thủ.
- B. thành lập một liên minh kinh tế để giúp đỡ lẫn nhau.
- C. liên minh khăng khít và giúp đỡ nhau hơn nữa về mọi mặt.
- D. để cao tinh thần của chủ nghĩa dân tộc.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 417608
Tháng 12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập trên cơ sở tự nguyện của
- A. 4 nước cộng hoà.
- B. 5 nước cộng hoà.
- C. 6 nước cộng hoà.
- D. 7 nước cộng hoà.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 417609
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, do hậu quả của chiến tranh bản đồ chính trị của châu Âu đã xuất hiện một số quốc gia mới là
- A. Áo, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Ba Lan.
- B. Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan.
- C. Ba Lan, Tiệp Khắc, Phần Lan.
- D. Tiệp Khắc, Nam Tư, Hung-ga-ri.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 417610
Hậu quả nghiêm trọng mà cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã để lại cho các nước tư bản châu Âu là
- A. xuất hiện một số quốc gia mới.
- B. các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
- C. sự khủng hoảng về chính trị.
- D. cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 417611
Biểu hiện của sự khủng hoảng về chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918 - 1923 là
- A. cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở Châu Âu.
- B. mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.
- C. sự ra đời của nhiều quốc gia mới sau sự tan rã của đế quốc Áo – Hung.
- D. cuộc đấu tranh chống phong kiến của giai cấp tư sản ngày càng quyết liệt.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 417613
Tuy là nước thắng trận nhưng Pháp bị tổn thất nặng nề, tổng số thiệt hại vật chất lên tới
- A. 200 tỉ phrăng.
- B. 150 tỷ phrăng.
- C. 250 tỉ phrăng.
- D. 220 tỉ phrăng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 417619
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã
- A. áp dụng “Chính sách mới”.
- B. áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
- C. áp dụng “Kế hoạch Mácsan”.
- D. áp dụng chính sách “Láng giềng thân thiện”.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 417621
Đầu thế kỉ XX, Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất nào?
- A. Điện, y tế, gang, thép.
- B. Ô tô, dầu lửa, thép.
- C. Công nghiệp vũ trụ.
- D. Công nghiệp điện hạt nhân.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 417623
Trong những năm 1923-1929, Mỹ nắm trong tay
- A. 40% trữ lượng vàng của thế giới.
- B. 50% trữ lượng vàng của thế giới.
- C. 60% trữ lượng vàng của thế giới.
- D. 70% trữ lượng vàng của thế giới.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 417626
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ (năm 1929 – 1933) bắt đầu từ lĩnh vực
- A. nông nghiệp.
- B. tài chính.
- C. công nghiệp.
- D. dịch vụ.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 417629
Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong 5 năm (1914 - 1919)
- A. không thay đổi.
- B. tăng 5 lần.
- C. giảm 5 lần.
- D. tăng 10 lần.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 417631
Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, Nhật Bản đã rơi vào cuộc khủng hoảng về
- A. nông nghiệp.
- B. tài chính.
- C. công nghiệp.
- D. ngoại thương.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 417633
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1927 ở Nhật đã
- A. khiến Nhật thất bại trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- B. khiến Nhật mất đi vị trí nền kinh tế số một thế giới.
- C. chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nên kinh tế Nhật Bản.
- D. thúc đẩy Nhật vươn lên phát triển mạnh mẽ.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 417634
“So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5% ngoại thương giảm 80%. số người thất nghiệp lên tới 3 triệu...” (SGK – Trang 97). Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở
- A. nước Mỹ.
- B. nước Đức.
- C. nước Nhật.
- D. nước Pháp.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 417639
Mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á là
- A. phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc.
- B. cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ.
- C. cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
- D. cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 417641
Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại
- A. đế quốc và phong kiến.
- B. đế quốc và tư sản mại bản.
- C. tư sản và phong kiến.
- D. tư sản và tiểu tư sản.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 417643
Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc được mở đầu bằng cuộc biểu tình của
- A. 3000 học sinh ở Bắc Kinh.
- B. 3000 công nhân Bắc Kinh.
- C. 3000 nông dân Bắc Kinh.
- D. 3000 công nhân, trí thức ở Bắc Kinh.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 417645
Phong trào cách mạng của nhân dân Ấn Độ nhằm chống lại
- A. thực dân Pháp.
- B. đế quốc Mĩ.
- C. đế quốc Nhật.
- D. thực dân Anh.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 417661
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 dẫn đến sự hình thành hai khối đối lập nhau là
- A. Anh, Pháp, Nhật và Đức, I-ta-li-a, Áo.
- B. Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- C. Anh, Mỹ, Hung và Đức, Nhật, Pháp.
- D. Anh, Pháp, Hung và Đức, I-ta-li-a, Nhật.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 417662
Quốc gia tuyên chiến với Đức khi Đức đánh Ba Lan là
- A. Anh và Pháp.
- B. Anh, Pháp và Mĩ.
- C. Liên Xô, Anh, và Mĩ.
- D. Anh, Pháp, Ba Lan.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 417665
Tháng 9/1940 quân đội I-ta-li-a tấn công
- A. An-giê-ri.
- B. Ai Cập.
- C. Tuy-ni-di.
- D. Nam Phi.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 417667
Trận Trân Châu Cảng (12/1941) mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa
- A. Nhật Bản với Mỹ.
- B. Nhật Bản với Pháp.
- C. Nhật Bản với Anh.
- D. Nhật Bản với Mỹ - Anh - Pháp.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 417669
An-be Anh-xtanh đã phát minh ra
- A. lí thuyết tương đối.
- B. lí thuyết nguyên tử hiện đại.
- C. khái niệm vật lý về không gian và thời gian.
- D. năng lượng nguyên tử.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 417675
Nền văn hoá Xô viết được xây dựng trên cơ sở
- A. tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại.
- B. tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và kế thừa tinh hoa di sản văn hoá nhân loại.
- C. bảo tồn giá trị văn hoá của dân tộc Nga.
- D. phát huy và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc Xô viết.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 417676
Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô viết không được thể hiện ở việc
- A. xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học.
- B. phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, văn hoá, nghệ thuật.
- C. đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ.
- D. xây dựng nền văn hoá mang những đặc trưng của nhà nước tư sản.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 417677
Việc xây dựng một nền văn hoá mới ở Liên Xô trong nửa đầu thế kỉ XX nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là
- A. sáng tạo các chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết.
- B. xoá nạn mù chữ và thất học.
- C. phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
- D. phát triển văn hoá, nghệ thuật.