Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 424937
Tại sao châu Á chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần?
- A. Nơi tiếp xúc của nhiều mảng kiến tạo
- B. Nằm trên ‘vành đai núi lửa” Thái Bình Dương
- C. Biến đổi khí hậu
- D. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 424939
Vì sao lại có hàng chục núi lửa hoạt động ở các đảo và quần đảo phía đông ven Thái Bình Dương?
- A. nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương
- B. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
- C. địa hình chủ yếu là đồi núi
- D. phát triển thủy điện, xây dựng nhiều công trình lớn
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 424941
Vì sao khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
- A. nằm sâu trong nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển
- B. ảnh hưởng của gió Tín phong khô nóng
- C. có dòng biển lạnh chảy ven bờ
- D. chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô nóng
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 424943
Đâu là nguyên nhân chính hình thành các đới khí hậu ở châu Á?
- A. do sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và đại dương
- B. do bức xạ mặt trời giảm dần từ xích đạo về cực
- C. do bức chắn địa hình của các dãy núi
- D. do hoạt động của các hoàn lưu khí quyển
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 424945
Đâu là nguyên nhân hình thành gió mùa châu Á?
- A. sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa các vĩ độ theo mùa
- B. sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu
- C. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa các lục địa ở hai bán cầu
- D. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 424946
Vì sao khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hòa hơn so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á?
- A. ảnh hưởng của biển Đông nên các khối khí vào nước ta được tăng cường lượng ẩm
- B. nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi
- C. nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp, gần khu vực xích đạo
- D. do ảnh hưởng của các dòng biển nóng
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 424950
Vì sao vùng hạ lưu sông Hồng ở Việt Nam có lũ lớn vào thời kì cuối hạ?
- A. mưa lớn tập trung vào mùa hạ
- B. nước từ thượng nguồn đổ dồn về hạ lưu
- C. băng tuyết trên đỉnh Phan – xi – păng tan chảy xuống
- D. đập thủy điện Hòa Bình xả nước gây lũ
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 424953
Tại sao vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô – bi xảy ra lũ lớn?
- A. mưa lớn tập trung vào mùa xuân
- B. phần phía nam của dòng sông có băng tan trước
- C. dòng nước bị chặn lại để phát triển thủy điện
- D. địa hình vùng hạ lưu thấp trũng khó thoát nước
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 424955
Do đâu mà cảnh quan núi cao xuất hiện ở khu vực sơn nguyên Tây Tạng?
- A. Vị trí nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của biển
- B. Địa hình núi cao trên 4000m
- C. Dãy Himalaya tạo bức chắn địa hình lớn
- D. Ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 424956
Đặc điểm nào sau đây đúng về quy mô dân số châu Á?
- A. Đông dân nhất thế giới
- B. Gia tăng dân số ngang mức trung bình thế giới
- C. Dân cư thưa thớt
- D. Dân cư phân bố không đều
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 424959
Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số châu Á đã đạt được thành tựu gì?
- A. kinh tế phát triển mạnh
- B. an ninh xã hội được đảm bảo
- C. đời sống nhân dân được nâng cao
- D. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 424962
Chủng tộc nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư châu Á?
- A. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it
- B. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it
- C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it
- D. Môn-gô-lô-it
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 424975
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhờ thực hiện chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, Nhật Bản đã có những thành tựu nào?
- A. đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng
- B. trở thành nước công nghiệp mới
- C. đưa đất nước quay lại thời kì lạc hậu
- D. trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 424976
Con đường tơ lụa là con đường nối các quốc gia nào?
- A. Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á với các nước châu Âu
- B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên với các nước châu Âu
- C. Cô-oét, Arap-xê-út, Băng-la-đét với các nước châu Âu
- D. Liên bang Nga, Đài Loan với các nước châu Âu
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 424977
Vì sao chăn nuôi lợn không phát triển ở các nước Tây Nam Á và Trung Á?
- A. đặc điểm khí hậu không thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn lợn
- B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn không đảm bảo
- C. khu vực có các nước theo đạo Hồi
- D. dịch bệnh đe dọa triền miên
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 424978
Vì sao cây lúa mì được trồng nhiều ở Bắc Trung Quốc?
- A. khí hậu khô, lạnh
- B. khí hậu khô, nóng
- C. khí hậu nóng, ẩm
- D. khí hậu lạnh, ẩm
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 424979
Đâu là ảnh hướng lớn nhất của các dãy núi cao phía đông bắc đối với khu vực Tây Nam Á?
- A. ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ Bắc Á thổi xuống
- B. tạo nên sự đa dạng địa hình
- C. tạo nên cảnh quan núi cao
- D. cung cấp phù sa cho các con sông ở đây
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 424980
Vì sao dân cư Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển, thung lũng có mưa, gần các nguồn nước?
- A. khí hậu Tây Nam Á khô hạn, đặc biệt vùng nội địa
- B. vùng ven biển và thung lũng mưa có nguồn tài nguyên giàu có
- C. người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
- D. nguồn nước dồi dào thuận lợi cho thâm canh lúa nước
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 424982
Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở khu vực Nam Á?
- A. địa hình kết hợp với các dòng biển nóng – lạnh
- B. địa hình kết hợp với gió mùa
- C. vị trí gần hay xa biển
- D. độ cao địa hình kết hợp với dòng biển nóng
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 424983
Hãy cho biết đâu là nguyên nhân chủ yếu làm cho sơn nguyên Đê – can mặc dù nằm gần biển nhưng lại khô hạn, ít mưa?
- A. Do bị khuất gió vì kẹp giữa hai dãy núi cao là dãy Gát – tây và dãy Gát – đông
- B. Do thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
- C. Do có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng
- D. Do có dòng biển lạnh chạy ven bờ
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 424985
Quốc gia nào sau đây ở Nam Á được xem là “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”?
- A. Ấn Độ
- B. Bu – tan
- C. Pakistan
- D. Nê – pan
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 424986
Thành phố nào dưới đây được gọi là “thung lũng silicon” của châu Á?
- A. Mum-bai
- B. Côn-ca-ta
- C. Bangalore
- D. Niu Đê-li
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 424988
Vì sao cùng chịu ảnh hưởng của gió tây bắc nhưng lãnh thổ Nhật Bản lại có mưa?
- A. gió đi qua biển nên được tiếp thêm độ ẩm
- B. gặp các bức chắn địa hình ở ven biển
- C. gió chưa bị biến tính khi đi vào lục địa
- D. gió này xuất phát từ nơi có nguồn ẩm dồi dào
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 424991
Vì sao gió mùa tây bắc thổi vào lãnh thổ Đông Á có tính chất lạnh, khô?
- A. gió này xuất phát từ vùng núi cao lạnh giá ở sơn nguyên Tây Tạng
- B. gió đi qua vùng biển Thái Bình Dương nên có tính chất lạnh
- C. gặp bức chắn địa hình là dãy Đại Hùng An bị biến tính trở nên khô, lạnh
- D. gió này xuất phát từ trung tâm áp ao Xi-bia lạnh giá ở phương Bắc và đi qua lục địa rộng lớn
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 424995
Nhận định nào sau đây không đúng về nguyên nhân chủ yếu Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc kinh tế của thế giới?
- A. Con người cần cù, chịu khó, ý chí, kỉ luật cao
- B. Sẵn sàng tiếp thu sự tiến bộ của nhân loại
- C. Có nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú
- D. Chiến lược phát triển và điều tiết thị trường của nhà nước
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 424999
Nguyên nhân nào mà Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao?
- A. Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn
- C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao
- D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 425000
Nguyên nhân nào làm cho khu vực Đông Nam Á là một trong số những nơi có nhiều đảo nhất trên thế giới?
- A. nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo
- B. nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương
- C. do ảnh hưởng của hoạt động tạo núi Himalaya
- D. do mực nước biển hạ thấp nhấn chìm nhiều vùng đất
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 425002
Tại sao các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản?
- A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
- B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình
- C. Nằm trong vành đai sinh khoáng
- D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 425003
Đâu là nguyên nhân khiến khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về văn hóa?
- A. Tất cả các nước đều là thuộc địa
- B. Vị trí địa lí nằm giữa 2 đại dương và 2 lục địa
- C. Vị trí nằm trên đường di cư của các dân tộc
- D. Cùng nền sản xuất nông nghiệp lúa nước
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 425005
Nêu các điều kiện kinh tế - xã hội giúp Đông Nam Á thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài?
- A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có
- B. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện
- C. Dân cư đông, lao động dồi dào
- D. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 425008
Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất giúp cho Thái Lan có thể nhanh chóng vươn lên phát triển nhanh so với các nước khác trong khu vực?
- A. Tận dụng tối đa nguồn lao động
- B. Tận dụng tốt nguồn đầu tư bên ngoài
- C. Có nguồn tài nguyên phong phú
- D. Không trực tiếp bị các nước đế quốc xâm lược
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 425011
Đâu không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc?
- A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á
- B. Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất
- C. Vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức
- D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế, đặc biệt cho phát triển công nghiệp
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 425013
Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á?
- A. Đói nghèo
- B. Ô nhiễm môi trường
- C. Thất nghiệp và thiếu việc làm
- D. Mức độ ổn định chính trị
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 425016
Cơ sơ nào sau đây không phải cơ sở để hình thành ASEAN?
- A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế
- B. Sử dụng chung 1 loại tiền tệ
- C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới
- D. Do sự tương đồng về địa lí, văn hóa xã hội giữa các nước
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 425018
Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a tác động mạnh nhất lên khu vực địa hình nào của nước ta?
- A. Vùng núi Tây Bắc
- B. Vùng đồng bằng sông Hồng
- C. Vùng núi Đông Bắc
- D. Tây Nguyên
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 425022
Khu vực nào dưới đây tập trung nhiều núi lửa hoạt động trên thế giới?
- A. Vành đai lửa Ấn Độ Dương
- B. Vành đai lửa Thái Bình Dương
- C. Vành đai lửa Đại Tây Dương
- D. Vành đai lửa châu Á
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 425026
"Vào mùa mưa, lượng nước tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao. Dòng chảy sông mạnh, nước chảy xiết,tăng cường bào mòn các lớp đất đá ở thượng lưu . Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đồng ở hạ lưu." Trong đoạn viết này, lần lượt có sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần nào của cảnh quan tự nhiên?
- A. Không khí, nước, sinh vật, đất
- B. Nước, sinh vật, địa hình, đất
- C. Không khí, nước, sinh vật, địa
- D. Không khí, nước, đất, địa hình
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 425032
Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện về sự tác động của sinh vật tới nguồn nước?
- A. Diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật
- B. Vùng ôn đới, vào mùa xuân băng tuyết tan cung cấp nước cho sông ngòi
- C. Lá cây phân hủy cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng
- D. Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 425052
Tác nhân chính nào sau đây gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và tình trạng biến đổi khí hậu?
- A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
- B. Hoạt động sản xuất công nghiệp
- C. Hoạt động sinh hoạt của con người
- D. Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 425061
Phát triển công nghiệp bền vững cần đi đôi với yếu tố nào?
- A. Phát triển nông nghiệp
- B. Phát triển dịch vụ, du lịch
- C. Bảo vệ môi trường và tài nguyên
- D. Nâng cao đời sống cho người lao động