Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 351112
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì là do đâu?
- A. kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng ta còn non yếu.
- B. các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, không được sự ủng hộ của nhân dân.
- C. sự nhu nhược của Triều đình Huế.
- D. các cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, chưa có đường lối đấu tranh thống nhất.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 351142
Theo Hiệp ước Hác-măng, triều đình Huế được cai quản vùng đất nào?
- A. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.
- B. Bắc Kì.
- C. Trung Kì.
- D. Nam Kì.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 351144
Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra quyết liệt nhưng thất bại?
- A. Mặc dù chủ động tấn công nhưng phái chủ chiến chưa chuẩn bị kĩ.
- B. Pháp được sự ủng hộ của triều đình Huế.
- C. Chưa chuẩn bị chu đáo, hơn nữa Pháp khi đó còn rất mạnh.
- D. Pháp có vũ khí, quân lính mạnh, ưu thế hơn hẳn.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 351147
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, tính chất cuộc kháng chiến của nhân dân ta bao hàm nhiệm vụ chống .......
- A. thực dân Pháp xâm lược và phong kiến.
- B. sự đàn áp của quân lính triều đình.
- C. sự nhu nhược, yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn.
- D. thực dân Pháp xâm lược và quân đội nhà Thanh
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 351148
Phái chủ chiến trong triều đình Huế do ai đứng đầu?
- A. Tôn Thất Thuyết.
- B. Tạ Hiên.
- C. Nguyễn Thiện Thuật.
- D. Nguyễn Quang Bích.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 351150
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa nào?
- A. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế (tháng 7/1885).
- B. Hương Khê (1885 - 1895).
- C. Bãi Sậy (1883 - 1892).
- D. Ba Đình (1886 - 1887).
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 351175
Trước sự thất thủ của thành Hà Nội lần thứ hai, triều đình Huế có thái độ như thế nào?
- A. Cầu cứu các nước Anh, Hà Lan.
- B. Kêu gọi nhân dân đoàn kết với triều đình chiến đấu chống Pháp.
- C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
- D. Cho quân tiếp viện, tiếp tục chiến đấu chống Pháp.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 351178
Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?
- A. tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
- B. tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội.
- C. xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
- D. cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 351182
Giai đoạn 1885 - 1888, khởi nghĩa Hương Khê làm nhiệm vụ gì?
- A. Tấn công các toán lính Pháp trên đường hành quân.
- B. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp.
- C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu.
- D. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 351186
Căn cứ chính của nghĩa quân Hương Khê ở đâu?
- A. Ba Đình.
- B. Ngàn Trươi.
- C. Tân Sở.
- D. Bãi Sậy.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 351189
Lực lượng nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Hương Khê được phân bố trên địa bàn bốn tỉnh nào?
- A. Thanh Hóa, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An.
- B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
- D. Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 351192
Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, đồng thời cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, sáp nhập vào Nam Kì - thuộc Pháp thông qua việc kí kết bản Hiệp ước nào?
- A. Hác-măng 1883.
- B. Pa-tơ-nốt 1884.
- C. Giáp Tuất năm 1862.
- D. Giáp Tuất 1874.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 351195
Lãnh đạo của khởi nghĩa Hương Khê là ai?
- A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.
- B. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.
- C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- D. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 351198
Tháng 6/1867, quân Pháp không tốn một viên đạn để chiếm được ba tỉnh nào?
- A. Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang.
- B. An Giang, Mĩ Tho, Hà Tiên.
- C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
- D. Định Tường, Hà Tiên, Cần Thơ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 351199
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đã làm gì?
- A. kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.
- B. tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kì.
- C. hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.
- D. lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 351200
Để đẩy mạnh việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, sau khi được tăng viện, năm 1883, Pháp đem quân đánh thẳng vào đâu?
- A. cửa biển Thuận An.
- B. kinh thành Huế.
- C. thành Hà Nội.
- D. cửa biển Hải Phòng.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 351204
Căn cứ Bãi Sậy thuộc địa phận tỉnh nào?
- A. Bắc Giang.
- B. Thanh Hóa
- C. Hưng Yên.
- D. Nghệ An.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 351206
Chỉ huy cuộc khởi nghĩa Ba Đình là ai?
- A. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
- B. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- C. Phạm Bành và Nguyễn Thiện Thuật.
- D. Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 351208
Ai được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái?
- A. Trương Định.
- B. Nguyễn Tri Phương.
- C. Trương Quyền.
- D. Nguyễn Trung Trực.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 351209
Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền nào?
- A. Đông Nam Kì và đảo Phú Quốc.
- B. Tây Nam Kì và đảo Côn Đảo.
- C. Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- D. Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 351218
Ngày 20/6/1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long ép ai phải nộp thành không điều kiện?
- A. Nguyễn Tri Phương.
- B. Trương Định.
- C. Nguyễn Trường Tộ.
- D. Phan Thanh Giản.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 351219
Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công vào đâu?
- A. Định Tường.
- B. Gia Định.
- C. Vĩnh Long.
- D. Đại đồn Chí Hòa.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 351220
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện điều gì?
- A. sự phối hợp nhịp nhàng trong việc phá thế vòng vây của địch.
- B. ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
- C. quyết tâm chống lại những quyết định bạc nhược của triều đình Nguyễn.
- D. lối đánh tài tình của nhân dân ta.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 351222
Căn cứ Ba Đình thuộc tỉnh nào?
- A. Thanh Hóa.
- B. Hưng Yên.
- C. Nghệ An.
- D. Hà Nội.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 351223
Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc thành Hà Nội lúc bấy giờ là ai?
- A. Tôn Thất Thuyết.
- B. Phan Thanh Giản.
- C. Hoàng Diệu.
- D. Nguyễn Tri Phương.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 351225
Năm 1861 khi Pháp tấn công vào Đại đồn Chí Hòa, ai là người trấn giữ nơi đây?
- A. Nguyễn Trường Tộ.
- B. Phan Thanh Giản.
- C. Nguyễn Tri Phương.
- D. Trương Định.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 351227
Ngày 23/2/1861, quân Pháp tấn công vào đâu?
- A. Vĩnh Long.
- B. Biên Hòa.
- C. Định Tường.
- D. Đại đồn Chí Hòa.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 351230
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì?
- A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
- B. Quân Pháp hoang mang, triều đình tin tưởng vào lòng dân đánh giặc.
- C. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.
- D. Quân Pháp phải rút hoàn toàn khỏi Bắc Kì.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 351231
Cuối năm 1888, ai đã phản bội vua Hàm Nghi khiến vua rơi vào tay Pháp?
- A. Tôn Thất Thuyết.
- B. Nguyễn Quang Ngọc.
- C. Nguyễn Duy Cung.
- D. Trương Quang Ngọc.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 351234
Tháng 2/1859, Pháp quyết định đem phần lớn lực lượng đánh nước ta ở đâu?
- A. Kinh thành Huế.
- B. Nha Trang.
- C. Gia Định.
- D. Sơn Trà (Đà Nẵng).
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 351236
Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
- A. "Chinh phục từng gói nhỏ".
- B. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
- C. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung.
- D. "Đánh nhanh thắng nhanh".
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 351239
Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong trong trào Cần Vương là ai?
- A. văn thân sĩ phu yêu nước.
- B. địa chủ các địa phương.
- C. những võ quan triều đình.
- D. nông dân.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 351242
Đâu không phải là lí do Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc tấn công vào nước ta?
- A. Đà Nẵng là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân.
- B. Đà Nẵng có cảng nước sâu thuận tiện cho việc tấn công.
- C. Đà Nẵng là vựa lúa của cả nước.
- D. Chiếm Đà Nẵng để uy hiếp triều đình Huế
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 351244
Nửa đầu thế kỉ XX, tình hình triều đình nhà Nguyễn như thế nào?
- A. khủng hoảng, suy yếu.
- B. tiếp tục phát triển hưng thịnh.
- C. củng cố khối đoàn kết toàn dân.
- D. được nhân dân ủng hộ.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 351248
Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
- A. phục kích đánh Pháp ở Cầu Giấy (Hà Nội).
- B. bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
- C. phục kích của quân ta ở ngoại thành Hà Nội.
- D. đánh địch ở Thanh Hóa.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 351250
Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì?
- A. Yêu cầu toàn bộ triều đình phải chống giặc Pháp.
- B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên kháng chiến.
- C. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- D. Yêu cầu toàn bộ hoàng tộc chống Pháp, khôi phục quyền lực họ Nguyễn.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 351254
Ngày 1/9/1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
- A. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.
- B. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.
- C. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.
- D. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 351258
Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
- A. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
- B. Xây dựng Đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
- C. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
- D. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 351260
Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc Kì lần thứ nhất?
- A. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
- B. Triều đình cầu cứu nhà Thanh.
- C. Giải quyết vụ Đuy-puy.
- D. Triều đình không thi hành Hiệp ước 1862.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 351263
Ngày 20/11/1873 diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
- A. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
- B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
- C. Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất.
- D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.