Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 409337
Các hành vi: Chặt gỗ trong khu rừng nguyên sinh, bắt cóc trẻ em, buôn bán động vật hoang dã vi phạm điều gì?
- A. Vi phạm pháp luật.
- B. Vi phạm quy định.
- C. Vi phạm quy chế.
- D. Vi phạm kỉ luật.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 409341
Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về pháp luật và kỉ luật?
- A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
- B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- C. Tôn sự trọng đạo.
- D. Muốn tròn thì phải có khuôn.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 409344
Hành vi nào thể hiện tôn trọng lẽ phải?
- A. Luôn bảo vệ ý kiến của mình.
- B. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
- C. Luôn tán thành và làm theo số đông.
- D. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng làm bằng được.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 409347
Lẽ phải là gì?
- A. Lẽ phải là những điều được nhiều người làm theo.
- B. Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn.
- C. Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- D. Là làm việc tốt, có lợi cho bản thân.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 409349
Mai thấy có một người đàn ông hay đứng ở cổng trường lúc tan học. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho kẹo, đồ chơi rồi rủ đi cùng. Theo em, Mai nên làm gì?
- A. Không cần quan tâm vì ông ta không liên quan đến Mai.
- B. Đi theo dõi xem ông ta làm gì.
- C. Nhìn thấy người đàn ông đó là tránh mặt đi.
- D. Nói với người lớn và tránh tiếp xúc với người đàn ông đó.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 409352
Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không nói về tôn trọng lẽ phải?
- A. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- B. Cây ngay không sợ chết đứng.
- C. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
- D. Vàng thật không sợ lửa.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 409355
Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, học sinh cần làm gì?
- A. Luôn tán thành và làm theo số đông.
- B. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.
- C. Tranh luận với những người không cùng quan điểm với mình.
- D. Việc không liên quan đến mình thì không quan tâm.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 409372
Hành vi nào thể hiện không tôn trọng lẽ phải?
- A. Thắng dũng cảm và khôn khéo khi tố cáo tên trộm với phụ xe buýt.
- B. Thảo làm vỡ lọ hoa nhưng nói với mẹ là con mèo làm vỡ.
- C. Thấy bạn Nam gian lận trong kiểm tra, Phương đã báo cáo với thầy giáo.
- D. Hiếu tố cáo với công an việc một người lạ mặt móc túi khách hàng trong quán ăn.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 409374
Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển là ý nghĩa của đức tính nào?
- A. Chăm chỉ.
- B. Tự tin.
- C. Đoàn kết.
- D. Tôn trọng lẽ phải.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 409378
Liêm khiết là gì?
- A. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống tính toán, chỉ nghĩ lợi ích bản thân, toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ.
- B. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, nhưng biết nghĩ đến lợi ích bản thân.
- C. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
- D. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 409382
Ý nghĩa của sống liêm khiết?
- A. Góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
- B. Làm cho con người được nhiều người quý mến, tôn trọng.
- C. Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
- D. Trở thành tấm gương cho mọi người trong xã hội, góp phần làm xã hội trong sạch.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 409386
Muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?
- A. Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải.
- B. Đoàn kết, hợp tác, xây dựng tình bạn cùng có lợi.
- C. Trung thực, siêng năng kiên trì, sống xa hoa, hiện đại, hưởng thụ thành quả bản thân.
- D. Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng nhưng vẫn phải nghĩ đến lợi ích bản thân.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 409401
Anh Hùng là nhân viên tại ngân hàng. Một lần, sau khi kiểm tiền do khách hàng gửi, anh phát hiện một khách hàng đã nộp thừa 20 triệu đồng. Anh Hùng đã trả lại cho khách hàng. Anh Hùng là người như thế nào?
- A. Tự chủ.
- B. Liêm khiết.
- C. Tiết kiệm.
- D. Sáng tạo.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 409402
Câu tục ngữ nào không thể hiện tính liêm khiết?
- A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.
- B. Áo rách cốt cách người thương.
- C. Đói cho sạch, rách cho thơm.
- D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 409422
Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết?
- A. Dùng tiền Nhà nước để làm việc riêng.
- B. Không tham ô, không nhận hối lộ.
- C. Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.
- D. Làm từ thiện giúp đỡ những người khó khăn.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 409423
Hùng đang học lớp 8, trong một lần ra ngoài Hùng vô tình bắt gặp Hưng, bạn cùng lớp đang lấy trộm đồ của một nhà trong xóm. Bị phát hiện, Hưng đã dọa nếu Hùng nới với người khác thì sẽ bị ăn đòn. Hùng nên làm gì?
- A. Đề nghị Hưng trả lại đồ và xin lỗi người hàng xóm. Nếu Hưng không nghe, em sẽ báo với người lớn để can thiệp.
- B. Nghe lời Hưng, không kể với ai.
- C. Đánh lại Hưng và bỏ chạy để Hưng không tìm được.
- D. Đòi Hưng chia tiền cho nếu không sẽ báo người khác biết.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 409424
Các hành vi: Chặt gỗ trong khu rừng nguyên sinh, bắt cóc trẻ em, buôn bán động vật hoang dã vi phạm điều gì?
- A. Vi phạm quy định.
- B. Vi phạm pháp luật.
- C. Vi phạm quy chế.
- D. Vi phạm kỉ luật.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 409427
Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về pháp luật và kỉ luật?
- A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
- B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- C. Tôn sự trọng đạo.
- D. Muốn tròn thì phải có khuôn.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 409428
Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?
- A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.
- B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.
- C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.
- D. Pháp luật và kỉ luật đều không bắt buộc chủ thể phải làm theo.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 409429
Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính xác định chặt chẽ.
- C. Tính bắt buộc.
- D. Tính giáo dục.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 409430
Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế gọi là gì?
- A. Đạo luật.
- B. Pháp chế.
- C. Bộ luật.
- D. Pháp luật.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 409433
Bản chất pháp luật nước ta bao gồm những nội dung nào?
- A. Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân.
- B. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên các lĩnh vực.
- C. Thể hiện ý chí của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 409437
Câu tục ngữ nào không nói về pháp luật, kỉ luật?
- A. Luật pháp bất vị thân.
- B. Phép vua thua lệ làng.
- C. Đất có lề, quê có thói.
- D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 409439
Các hành vi: Đi học muộn, nghỉ học không có lí do, đi dép lê đến lớp đã vi phạm điều gì?
- A. Vi phạm quy định.
- B. Vi phạm quy chế.
- C. Vi phạm kỉ luật.
- D. Vi phạm pháp luật.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 409440
Câu tục ngữ thể hiện tính liêm khiết là gì?
- A. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
- B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- C. Giấy rách phải giữ lấy lề.
- D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 409442
Thầy Thắng là giảng viên một trường đại học lớn. Vào mỗi kỳ thi hay xảy ra tình trạng mua điểm để qua được kỳ thi, nhưng thầy luôn lấy tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp làm trọng, thầy không nhận quà của bất cứ học sinh nào. Thầy Thắng là người có đức tính nào?
- A. Yêu thương con người.
- B. Liêm khiết.
- C. Tiết kiệm.
- D. Tự chủ.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 409444
Sống ________ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống?
- A. Tự lập.
- B. Cần cù.
- C. Liêm khiết.
- D. Tự tin.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 409445
Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, là định nghĩa về phẩm chất nào?
- A. Liêm khiết.
- B. Yêu thương con người.
- C. Tự chủ.
- D. Giữ chữ tín.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 409446
Chị Hoa là nhân viên thu ngân tại ngân hàng A. Một lần, sau khi kiểm tiền do khách hàng gửi, chị phát hiện một khách hàng đã nộp thừa 10 triệu đồng. Chị Hoa đã trả lại cho khách hàng. Chị Hoa là người có đức tính nào?
- A. Chăm chỉ.
- B. Sáng tạo.
- C. Tiết kiệm.
- D. Liêm khiết.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 409447
Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển là ý nghĩa của đức tính nào?
- A. Chăm chỉ.
- B. Sáng tạo.
- C. Tôn trọng lẽ phải.
- D. Tiết kiệm.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 409449
Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, học sinh cần làm gì?
- A. Không nên có thái độ “ba phải”, điều nào trái với lẽ phải thì không nghe, không làm và đấu tranh có lí có tình để tìm ra chân lí.
- B. Chỉ nói thật với người thân bằng thái độ khéo léo, tinh tế để mọi người giúp mình.
- C. Không nghe theo những người không cùng quan điểm với mình.
- D. Chấp hành nội quy ở trường, còn ở địa phương thì không quan tâm vì chủ yếu mình đều ở trường.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 409450
Câu tục ngữ: “Nói phải củ cải cũng nghe”. Thể hiện đức tính nào?
- A. Liêm khiết.
- B. Tôn trọng lẽ phải.
- C. Giữ chữ tín.
- D. Giản dị.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 409451
Lan thấy có một người đàn ông mới chuyển đến khu tập thể. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho kẹo, đồ chơi rồi rủ về nhà chơi. Theo em, Lan nên làm gì để tôn trọng lẽ phải?
- A. Lờ đi coi như không biết.
- B. Làm quen với ông ta để bày tỏ sự thân thiện.
- C. Nói với người lớn và tránh tiếp xúc với người đàn ông đó.
- D. Nhìn thấy người đàn ông đó là tránh mặt đi.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 409452
Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái là định nghĩa về đức tính nào?
- A. Siêng năng.
- B. Tự lập.
- C. Tôn sư trọng đạo.
- D. Tôn trọng lẽ phải.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 409453
Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình là ý nghĩa của đức tính nào?
- A. Bất hiếu.
- B. Giữ chữ tín.
- C. Hỗn láo.
- D. Làm ăn bất chính.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 409454
Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về giữ chữ tín?
- A. Biểu hiện của giữ chữ tín là lời nói và hành động luôn đi đôi với nhau.
- B. Chỉ những người có học mới cần phải giữ chữ tín.
- C. Người giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm từ người khác.
- D. Người giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 409455
Việc làm nào sau đây là trái với tình bạn trong sáng, lành mạnh?
- A. Lợi dụng bạn.
- B. Chỉ ra những lỗi sai cho bạn.
- C. Chia sẻ khi bạn có chuyện vui hay buồn.
- D. Giúp đỡ bạn trong học tập.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 409456
Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây muốn nhắn nhủ những người đang là bạn của nhau thì hãy luôn sát cánh bên nhau dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào?
- A. Học thầy không tày học bạn.
- B. Thêm bạn bớt thù.
- C. Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
- D. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 409457
Vào dịp tết, lớp em tổ chức họp mặt tổ chức ăn uống. Sau bữa tối vui vẻ quây quần bên nhau, các bạn nam lớp em rủ nhau mua pháo đốt vì cả năm mới có một ngày họp mặt đông đủ và vui như vậy. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?
- A. khuyên các bạn không nên đốt pháo vì trái pháp luật và nguy hiểm.
- B. ủng hộ và cùng tham gia vì cả năm mới có một dịp
- C. báo công an để có biện pháp xử lý hành vi của các bạn.
- D. không tham gia nhưng cũng không có ý kiến gì
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 409458
Đi chơi về muộn, H phát hiện trong nhà mình có người lạ mặc kín mít đột nhập, lén lút trong nhà đang lục lọi trong khi mọi người đều đi vắng hết. Trong trường hợp này nếu em là H em sẽ làm gì sau đây?
- A. Quyết tâm vào sống chết với tên trộm
- B. Bỏ chạy để bảo đảm an toàn cho bản thân
- C. Rình tên trộm rời khỏi rồi báo với công an
- D. Báo với cơ quan công an gần nhất để được xử lý kịp thời