Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 302002
Khoanh tròn vào hành vi nào em cho là đúng nhất về Tôn trọng lẽ phải?
- A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
- B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
- C. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
- D. Lắng nghe ý kiến của mọi người và tìm ra điều hợp lí.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 302004
Khoanh tròn ý kiến em cho là đúng nhất về Giữ chữ tín?
- A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.
- B. Chỉ cần đảm bảo tốt nhất với những hợp đồng quan trọng.
- C. Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
- D. Có thể không giữ lời hứa với những khách hành nhỏ.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 302007
Khoanh tròn ý kiến em cho là đúng về Tình bạn?
- A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.
- B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
- C. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa 2 người khác giới.
- D. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 302009
Trường hợp nào sau đây hợp với lẽ phải?
- A. Chiếm đoạt tài sản.
- B. Kiên quyết bảo vệ cái đúng.
- C. Buôn bán hàng giả.
- D. Gió chiều nào che chiều ấy.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 302012
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch,
- A. hám danh, hám lợi.
- B. không hám danh, hám lợi.
- C. không quan tâm người khác.
- D. bất cần.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 302016
Người sống liêm khiết thường có đức tính nào sau đây?
- A. Tự trọng.
- B. Bất cần.
- C. Kiêu ngạo.
- D. Vụ lợi.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 302017
Tôn trọng người khác cũng chính là:
- A. tôn trọng chính mình.
- B. không tôn trọng bản thân mình.
- C. nhường nhịn người khác.
- D. tự hạ thấp mình.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 302020
Người biết giữ chữ tín là người biết coi trọng.............
- A. công việc.
- B. người khác.
- C. lời hứa.
- D. niềm tin.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 302022
Người không giữ chữ tín thường có thái độ, hành vi nào?
- A. Thực hiện đúng cam kết hợp đồng.
- B. Luôn đúng hẹn.
- C. Buôn bán uy tín.
- D. Hứa trước, quên sau.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 302025
Hành vi tôn trọng lẽ phải là:
- A. Thích việc gì làm việc đó.
- B. Không dám đưa ra ý kiến của mình.
- C. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí.
- D. Không làm mất lòng ai, gió chiều nào theo chiều ấy.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 302029
Hành vi thể hiện tính liêm khiết là:
- A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt mục đích.
- B. Việc gì có lợi cho mình thì làm.
- C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì.
- D. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 302032
Câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải là:
- A. Nói phải củ cải cũng nghe.
- B. Ăn có mời làm có khiến.
- C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- D. Áo rách cốt cách người thương.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 302036
Hành vi không tôn trọng người khác là:
- A. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh.
- B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện.
- C. Bình phẩm mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
- D. Lắng nghe ý kiến mọi người.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 302039
Hành vi không tôn trọng lẽ phải là:
- A. Phê phán việc làm sai.
- B. Không dám nói sự thật.
- C. Chấp nhận sự thiệt thòi về mình để bảo vệ chân lí.
- D. Chấp hành nội quy nơi mình ở.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 302042
Câu tục ngữ không nói về tình bạn là:
- A. Học thầy không tày học bạn.
- B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
- C. Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn.
- D. Không thầy đố mày làm nên.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 302047
Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Cùng với A đánh B cho vui.
- D. Chạy đi chỗ khác chơi.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 302049
Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?
- A. Không tôn trọng lẽ phải.
- B. Tôn trọng lẽ phải.
- C. Sống thực dụng.
- D. Sống vô cảm.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 302052
"Gió chiều nào theo chiều ấy" nói về người như thế nào?
- A. Không tôn trọng lẽ phải.
- B. Không trung thực.
- C. Không chín chắn.
- D. Không có ý thức.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 302063
Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
- A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
- B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
- C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 302066
Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?
- A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
- B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
- C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
- D. Hô thật to là có trộm.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 302068
"Đói cho sạch, rách cho thơm" nói đến điều gì ?
- A. Đức tính khiêm tốn.
- B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
- C. Đức tính cần cù.
- D. Đức tính trung thực.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 302071
Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Lẽ phải.
- D. Khiêm tốn.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 302075
Biểu hiện của không liêm khiết là?
- A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.
- B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.
- C. Bác sỹ nhận phong bì của bệnh nhân.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 302077
Biểu hiện của liêm khiết là?
- A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.
- B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.
- C. Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 302080
Nhà bà D và bà G cãi nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?
- A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Đứng xem hai bà cãi nhau.
- D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 302082
Tôn trọng người khác thể hiện điều gì ?
- A. Thể hiện lối sống có văn hóa.
- B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.
- C. Thể hiện lối sống thực dụng.
- D. Thể hiện lối sống vô cảm.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 302084
Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
- A. Cử chỉ, hành động, lời nói.
- B. Cử chỉ và lời nói.
- C. Cử chỉ và hành động.
- D. Lời nói và hành động.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 302086
Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
- B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
- C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
- D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 302089
Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
- A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.
- B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.
- C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 302091
Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?
- A. Giáo dục và đào tạo.
- B. Kinh tế - Xã hội.
- C. Quốc phòng - An ninh.
- D. Khoa học - Kĩ thuật.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 302094
Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?
- A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.
- B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.
- C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 302097
Ở Việt Nam, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực nào?
- A. Kinh tế.
- B. Giáo dục.
- C. Văn hóa.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 302099
Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?
- A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
- B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.
- C. Cảm thấy yêu đời hơn.
- D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 302102
Biểu hiện không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?
- A. Trốn nghĩa vụ.
- B. Tiếp tay cho bọn phản động truyền bá đạo Thánh đức chúa trời.
- C. Không tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ tại địa phương.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 302103
Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?
- A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
- B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
- C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 302104
Biểu hiện của tình bạn không trong sáng, lành mạnh là?
- A. Rủ bạn nghỉ học chơi game.
- B. Giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học.
- C. Rủ bạn chơi ma túy.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 302105
Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?
- A. Hướng dẫn bạn làm những bài khó.
- B. Cõng bạn đến lớp khi bạn bị gãy chân.
- C. Đến thăm bạn khi bạn bị ốm.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 302108
Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là ?
- A. Tình yêu.
- B. Tình bạn.
- C. Tình đồng chí.
- D. Tình anh em.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 302110
Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người ?
- A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
- B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
- C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
- D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 302112
"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" khuyên chúng ta điều gì?
- A. Không chơi với bất kì ai.
- B. Chỉ nên chơi với người xấu.
- C. Chỉ nên chơi với những người quen biết.
- D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.