Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 410388
Nguyên nhân nào khiến châu Á chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần?
- A. Nơi tiếp xúc của nhiều mảng kiến tạo
- B. Nằm trên ‘vành đai núi lửa” Thái Bình Dương
- C. Biến đổi khí hậu
- D. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 410391
Do đâu có hàng chục núi lửa hoạt động ở các đảo và quần đảo phía đông ven Thái Bình Dương?
- A. nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương
- B. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
- C. địa hình chủ yếu là đồi núi
- D. phát triển thủy điện, xây dựng nhiều công trình lớn
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 410393
Khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc. Nguyên nhân chủ yếu do đâu?
- A. nằm sâu trong nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển
- B. ảnh hưởng của gió Tín phong khô nóng
- C. có dòng biển lạnh chảy ven bờ
- D. chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô nóng
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 410394
Khu vực Trung Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc. Nguyên nhân chủ yếu do đâu?
- A. vị trí nằm sâu trong nội địa kết hợp bức chắn địa hình
- B. ảnh hưởng của gió Tín phong khô nóng
- C. có dòng biển lạnh chảy ven bờ
- D. sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 410396
Thuận lợi của tự nhiên châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là gì?
- A. địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, phức tạp
- B. giàu tài nguyên khoáng sản
- C. chịu ảnh hưởng của các thiên tai như động đất, núi lửa
- D. núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 410398
Nguyên nhân chính hình thành các đới khí hậu ở châu Á là gì?
- A. do sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và đại dương
- B. do bức xạ mặt trời giảm dần từ xích đạo về cực
- C. do bức chắn địa hình của các dãy núi
- D. do hoạt động của các hoàn lưu khí quyển
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 410400
Nguyên nhân hình thành gió mùa châu Á là gì?
- A. sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa các vĩ độ theo mùa
- B. sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu
- C. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa các lục địa ở hai bán cầu
- D. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 410401
Nguyên nhân nào quan trọng nhất làm cho nước ta không có cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc như các nước thuộc Tây Nam Á?
- A. do ảnh hưởng sâu sắc của biển
- B. do mạng lưới sông ngòi dày đặc
- C. do ảnh hưởng của yếu tố địa hình
- D. do ảnh hưởng của các dòng biển ven bờ
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 410402
Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hòa hơn so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, nguyên nhân chủ yếu vì sao?
- A. ảnh hưởng của biển Đông nên các khối khí vào nước ta được tăng cường lượng ẩm
- B. nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi
- C. nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp, gần khu vực xích đạo
- D. do ảnh hưởng của các dòng biển nóng
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 410403
Khí hậu của châu Á mang đặc điểm nào?
- A. Không có đới khí hậu cực và cận cực
- B. Không có đới khí hậu cận nhiệt
- C. Phân hóa theo chiều đông – tây
- D. Không phân hóa theo chiều bắc - nam
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 410407
Nguyên nhân nào khiến vùng hạ lưu sông Hồng ở Việt Nam có lũ lớn vào thời kì cuối hạ?
- A. mưa lớn tập trung vào mùa hạ
- B. nước từ thượng nguồn đổ dồn về hạ lưu
- C. băng tuyết trên đỉnh Phan – xi – păng tan chảy xuống
- D. đập thủy điện Hòa Bình xả nước gây lũ
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 410408
Vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô – bi xảy ra lũ lớn do đâu?
- A. mưa lớn tập trung vào mùa xuân
- B. phần phía nam của dòng sông có băng tan trước
- C. dòng nước bị chặn lại để phát triển thủy điện
- D. địa hình vùng hạ lưu thấp trũng khó thoát nước
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 410410
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho khu vực Tây Nam Á nằm gần biển nhưng lại phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc?
- A. do có các dãy núi chắn gió từ biển thổi vào
- B. do chịu sự thống trị của khu áp cao cận nhiệt
- C. do địa hình song song với hướng gió
- D. do sông ngòi kém phát triển
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 410412
Cảnh quan núi cao xuất hiện ở khu vực sơn nguyên Tây Tạng do đâu?
- A. Vị trí nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của biển
- B. Địa hình núi cao trên 4000m
- C. Dãy Himalaya tạo bức chắn địa hình lớn
- D. Ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 410414
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á và Nam Á kém phát triển?
- A. chế độ mưa phân hóa theo mùa
- B. nằm trong đới khí hậu lục địa khô hạn
- C. địa hình ít bị chia cắt
- D. chủ yếu là sông ngắn và dốc
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 410415
Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh ở châu Á thường xuất hiện ở đâu?
- A. lưu vực các sông lớn
- B. các vùng núi cao nguyên đồ sộ
- C. các vùng đồi trung du
- D. các dãy núi cao hiểm trở
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 410417
Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với nhân tố nào?
- A. Các con sông lớn
- B. Các vùng núi, cao nguyên đồ sộ
- C. Các vùng biển lớn
- D. Các mỏ khoáng sản lớn
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 410418
Các nhân tố tự nhiên nào ảnh hưởng chủ yếu đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?
- A. Địa hình, khí hậu
- B. Địa hình, khoáng sản
- C. Khí hậu, khoáng sản
- D. Nguồn nước, khoáng sản
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 410419
Nhân tố tự nhiên nào ít ảnh hưởng nhất đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?
- A. Địa hình
- B. Khí hậu
- C. Nguồn nước
- D. Khoáng sản
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 410420
Khu vực nào sau đây thường xuyên xảy ra các cuộc tranh chấp về dầu mỏ ở châu Á?
- A. Đông Á
- B. Nam Á
- C. Đông Nam Á
- D. Trung Á
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 410421
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhờ thực hiện chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, Nhật Bản đã có những thay đổi như thế nào?
- A. đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng
- B. trở thành nước công nghiệp mới
- C. đưa đất nước quay lại thời kì lạc hậu
- D. trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 410423
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ đâu?
- A. Nhật Bản đã tranh thủ sự giúp đỡ của các nước phương Tây
- B. Nhật Bản đã tập trung khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên giàu có
- C. Con người Nhật Bản thông minh, có nghị lực cao
- D. Nhật Bản đã thực hiện chính sách phát triển kinh tế đúng đắn
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 410424
Con đường tơ lụa là con đường nối giữa các quốc gia nào?
- A. Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á với các nước châu Âu
- B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên với các nước châu Âu
- C. Cô-oét, Arap-xê-út, Băng-la-đét với các nước châu Âu
- D. Liên bang Nga, Đài Loan với các nước châu Âu
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 410426
Trong thời Cổ đại, đã xuất hiện con đường vận chuyển hàng hóa nổi tiếng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu, đó là gì?
- A. tuyến đường sắt đông – tây
- B. con đường tơ –lụa
- C. tuyến đường biển đông – tây
- D. con đường gốm sứ
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 410427
Lào là quốc gia thuộc nhóm nước nào?
- A. công nghiệp phát triển
- B. đang phát triển
- C. công nghiệp mới
- D. kém phát triển
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 410429
Tại sao chăn nuôi lợn không phát triển ở các nước Tây Nam Á và Trung Á?
- A. đặc điểm khí hậu không thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn lợn
- B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn không đảm bảo
- C. khu vực có các nước theo đạo Hồi
- D. dịch bệnh đe dọa triền miên
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 410431
Cây lúa mì được trồng nhiều ở Bắc Trung Quốc. Nguyên nhân chính vì sao?
- A. khí hậu khô, lạnh
- B. khí hậu khô, nóng
- C. khí hậu nóng, ẩm
- D. khí hậu lạnh, ẩm
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 410432
Cây lúa phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Nguyên nhân chính vì sao?
- A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ
- C. Nguồn nước phong phú
- D. Chính sách phát triển của Nhà nước
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 410434
Ở vùng khí hậu khô hạn loài động vật được nuôi chủ yếu là dê, cừu, ngựa. Nguyên nhân vì sao?
- A. thị trường tiêu thụ rộng lớn
- B. đặc điểm sinh thái của vật nuôi
- C. tập quán sản xuất
- D. chính sách phát triển chăn nuôi
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 410440
Ấn Độ, Trung Quốc là những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhưng sản lượng lương thực xuất khẩu rất ít. Nguyên nhân do đâu?
- A. chất lượng nông sản còn thấp
- B. chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi trong nước
- C. đây là hai nước đông dân nhất thế giới
- D. nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới ít
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 410442
Dầu mỏ là khoáng sản xuất khẩu quan trọng ở khu vực nào?
- A. Tây Nam Á
- B. Nam Á
- C. Đông Á
- D. Bắc Á
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 410444
Loại khoáng sản xuất khẩu nào quan trọng nhất của các nước Tây Nam Á và Trung Á?
- A. Than đá
- B. Dầu mỏ
- C. Sắt
- D. Crôm
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 410448
Các quốc gia châu Á nào có trình độ phát triển nhất thời Cổ đại?
- A. Trung Quốc, Nhật Bản
- B. Hàn Quốc, Ấn Độ
- C. Hi Lạp, Ả-rập Xê- út
- D. Trung Quốc, Ấn Độ
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 410450
Các quốc gia nào có lịch sử phát triển lâu đời ở châu Á?
- A. Trung Quốc, Ấn Độ
- B. Ả-rập Xê-út, Hàn Quốc
- C. Ấn Độ, Nhật Bản
- D. Hàn Quốc, Nhật Bản
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 410452
Nhận xét nào đúng về quy mô dân số châu Á?
- A. Đông dân nhất thế giới
- B. Gia tăng dân số ngang mức trung bình thế giới
- C. Dân cư thưa thớt
- D. Dân cư phân bố không đều
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 410454
Châu lục nào sau đây có quy mô dân số đông nhất thế giới?
- A. Châu Á
- B. Châu Âu
- C. Châu Mĩ
- D. Châu Phi
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 410457
Các sông lớn ở Đông Á đổ vào biển và đại dương nào sau đây?
- A. Bắc Băng Dương
- B. Thái Bình Dương
- C. Đại Tây Dương
- D. Ấn Độ Dương
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 410459
Các sông lớn ở Đông Á được bắt nguồn từ nơi nào?
- A. Các vùng thung lũng
- B. Các sơn nguyên, cao nguyên ở phía Tây
- C. Các hoang mạc, sa mạc vùng trung tâm
- D. Vùng đồng bằng thấp nhỏ hẹp phía Đông
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 410460
Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở khu vực nào sau đây của châu Á?
- A. Đông Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á
- B. Đông Bắc Á, Tây Nam Á, Nam Á
- C. Đông Nam Á, Bắc Á, Đông Á
- D. Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 410461
Ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á phổ biến kiểu khí hậu nào?
- A. Khí hậu lục địa
- B. Khí hậu gió mùa
- C. Khí hậu hải dương
- D. Khí hậu nhiệt đới khô