Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 47 Sự tạo ảnh trong máy ảnh giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lý thật tốt nhé!
-
Bài tập C1 trang 126 SGK Vật lý 9
Ảnh của vật trên tấm kính mở (đóng vai trò của phim) là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược chiều với vật? To hơn hay nhỏ hơn vật?
-
Bài tập C2 trang 126 SGK Vật lý 9
Hiện tượng nào chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ?
-
Bài tập C3 trang 127 SGK Vật lý 9
Vẽ ảnh của vật AB đặt vuông góc trục chính của vật kính, O là quang tâm, PQ là vị trí đặt phim, khoảng cách từ vật đến vật kính là 2 m, từ phim đến vật kính là 5 cm. Hình vẽ không cần đúng tỉ lệ.
-
Bài tập C4 trang 127 SGK Vật lý 9
Dựa vào hình vẽ ở bài 4, hãy tính tỉ số giữa chiều cao của ảnh với chiều cao của vật để khằng định những nhận xét trong bài 2.
-
Bài tập C5 trang 127 SGK Vật lý 9
Hãy tìm hiểu một máy ảnh để nhận ra vật kính, buồng tối và chỗ đặt màn hứng ảnh.
-
Bài tập C6 trang 127 SGK Vật lý 9
Một người cao 1,6 m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3 m. Phim cách vật kính 6 m. Hỏi người ấy trên ohim cao bao nhiêu?
-
Bài tập 47.1 trang 95 SBT Vật lý 9
Ảnh của một vật trên màn hứng trong máy ảnh bình thường là:
A. ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
C. ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
D. ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
-
Bài tập 47.2 trang 95 SBT Vật lý 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng.
a. Nếu lấy thấu kính hội tụ có tiêu cự dài 30 cm làm vật kính của máy ảnh thì
b. Nếu buồng tối của máy ảnh không đóng kín thì
c. Nếu máy ảnh không được lắp phim thì
d. Nếu lấy thấu kính phân kì làm vật kính máy ảnh thì
1. không tạo được ảnh trên phim.
2. không ghi lại được hình ảnh muốn chụp.
3. máy ảnh sẽ rất cồng kềnh.
4. phim sẽ bị lộ sáng và hỏng.
-
Bài tập 47.3 trang 95 SBT Vật lý 9
Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80 cm, đặt cách máy 2 m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh cao 2 cm. Hãy tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.
-
Bài tập 47.4 trang 95 SBT Vật lý 9
Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5 cm để chụp ảnh một người đứng cách máy 3 m.
a. Hãy vẽ ảnh của đỉnh đầu người ấy trên phim (không cần đúng tỉ lệ)
b. Dựa vào hình vẽ, hãy xác định khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.
-
Bài tập 47.5 trang 95 SBT Vật lý 9
Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5 cm để chụp ảnh một người cao 1,6 m, đứng cách máy 4 m. Biểu diễn người này bằng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính. Hãy dựng ảnh của người này trên phim, sau đó tính chiều cao của ảnh.
-
Bài tập 47.6 trang 96 SBT Vật lý 9
Chỉ ra câu sai.
Máy ảnh cho phép ta làm được những gì?
A. Tạo ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật.
B. Ghi lại ảnh thật đó trên phim hoặc bộ phân ghi ảnh.
C. Tháo phim hoặc bộ phận ghi ảnh ra khỏi máy.
D. Phóng to và in ảnh trong phim hoặc bộ phận ghi ảnh trên giấy.
-
Bài tập 47.7 trang 96 SBT Vật lý 9
Vật kính máy ảnh là loại thấu kính gì và thường làm bằng vật liệu gì?
A. Là thấu kính hội tụ và thường làm bằng thuỷ tinh.
B. Là thấu kính hội tụ và thường làm bằng nhựa trong.
C. Là thấu kính phân kì và thường làm bằng thuỷ tinh.
D. Là thấu kính phân kì và thường làm bằng nhựa trong.
-
Bài tập 47.8 trang 96 SBT Vật lý 9
Trong một số loại điện thoại di động có cả bộ phận chụp ảnh. Bộ phận này có vật kính hay không? Nếu có thì tiêu cự của nó cỡ bao nhiêu ?
A. Không có vật kính.
B. Có vật kính. Tiêu cự của nó chỉ khoảng vài milimét.
C. Có vật kính. Tiêu cự của nó chỉ khoảng vài xentimét.
D. Có vật kính. Tiêu cự của nó có thể đến chục xentimét.
-
Bài tập 47.9 trang 96 SBT Vật lý 9
Trong một số vệ tinh nhân tạo có lắp bộ phận chụp ảnh mặt Trái Đất. Bộ phận này có vật kính hay không? Nếu có thì tiêu cự của nó phải vào cỡ bao nhiêu?
A. Không có vật kính.
B. Có vật kính với tiêu cự vài chục xentimét như các máy ảnh chụp xa.
C. Có vật kính với tiêu cự tới vài chục mét.
D. Có vật kính với tiêu cự tới hàng kilômét.
-
Bài tập 47.10 trang 97 SBT Vật lý 9
Bộ phận nào dưới đây là hoàn toàn không quan trọng đối với máy ảnh?
A. Vật kính.
B. Buồng tối.
C. Phim hoặc bộ phận ghi ảnh.
D. Chân máy.
-
Bài tập 47.11 trang 97 SBT Vật lý 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Nhìn chung, máy ảnh là dụng cụ dùng để ghi lại những bức ảnh tĩnh, tức là
b. Ngày nay, nhiều máy ảnh kỹ thuật số có khả năng ghi lại những ảnh động như một
c. Máy quay phim hay camera cũng phải có một hay nhiều
d. Ảnh động (phim) là một chuỗi
1. các ảnh tĩnh ghi ở những thời điểm kế tiếp nhau một cách gần như liên tục.
2. vật kính như máy ảnh.
3. máy quay phim hay camera.
4. các bức ảnh không cử động.
-
Bài tập 47.12 trang 97 SBT Vật lý 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là
b. Vật kính là một
c. Ảnh của vật qua vật kính là
d. Ảnh của vật mà ta thấy được ở trên màn ảnh, sau lưng các máy ảnh kỹ thuật số lạ
1. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
2. cùng chiều với vật. Đó chắc chắn không phải là ảnh cho trực tiếp bởi vật kính.
3. vật kính và buồng tối.
4. thấu kính hội tụ có tiêu cự tương đối ngắn.