YOMEDIA

Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam

Tải về
 
NONE

Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền hay thuyết minh về ngày tết nguyên đán là một trong các bài văn thuyết minh các em học sinh thường gặp. Ngày Tết của dân tộc Việt có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tết là lúc mọi nhà sum họp, quây quần bên nhau. Đó cũng là lúc mọi người cùng nhìn lại một năm cũ đã qua và ước nguyện cho một năm mới sắp tới. Tết giúp cho con người gần gũi, xích lại gần nhau hơn, tha thứ, bỏ qua cho nhau mọi lỗi lầm. Bởi thế, ai mà không nhớ Tết, không mong đến Tết?

ADSENSE
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về ngày tết
    • Tham khảo: Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

b. Thân bài

  • Nguồn gốc ngày tết
    • Theo như văn hóa Phương Đông thì thời khắc giao thừa rất quan trọng, bắt đầu cho sự khởi đầu, khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng
    • Theo người Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế 2879 TCN và sau đó có nhiều sự điều chỉnh
  • Các gia đoạn chính trong ngày tết
    • Cuối năm
    • Tất niên
    • Giao thừa
    • Xông đất
    • Xuất hành và hái lộc
    • Chúc tết
    • Thăm viếng
    • Mừng tuổi
    • Hóa vàng
    • Khai hạ
  • Ba ngày tết
    • Ngày thứ nhất: "Ngày mồng Một tháng Giêng"
      • Đây là ngày đầu tiên của một năm
      • Là một ngày rất quan trọng
      • Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất
      • Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng som họp
      • Tục lệ “mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình
    • Ngày thứ 2: "Ngày mồng Hai tháng Giêng"
      • Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia
      • Tục lệ “mồng hai tết mẹ”
    • Ngày thứ 3: "Ngày mồng Ba tháng Giêng": Theo tục “ngày mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình.
  • Các lễ vật có trong ngày tết
    • Mâm ngũ quả
    • Cây nêu
    • Tranh tết
    • Câu đối tết
    • Hoa tết
    • Thức ăn ngày tết: bánh chưng, bánh tét, kẹo, mức,….

c. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của em về ngày tết
    • Đây là một lễ rất có ý nghĩa của dân tộc Việt Nam
    • Chúng ta nên duy trì ngày lễ quan trọng này

Bài văn mẫu

Đề bài: Hãy viết bài văn thuyết minh về ngày ba ngày tết truyền thống của dân tộc Việt Nam ta.                            

Gợi ý làm bài

          Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

          Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các  nước phương tây theo đạo Thiên chúa  thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Theo như văn hóa Phương Đông thì thời khắc giao thừa rất quan trọng, bắt đầu cho sự khởi đầu, khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng. Theo người Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế 2879 TCN và sau đó có nhiều sự điều chỉnh.  

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

         Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có những phong tục, tập quán riêng. Tết Nguyên đán của người Việt Nam là một sự kiện đặc biệt mang nét văn hóa đặc sắc đã được lưu truyền qua bao thế kỉ. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được. Mặc dù trải qua thời gian với bao biến động của lịch sử, các phong tục đã ít nhiều bị mai một và pha trộn nhưng đã là người Việt thì dù ở đâu, đi đâu, trái tim vẫn luôn hướng về cội nguồn dân tộc mình.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu thuyết minh về ngày ba ngày tết truyền thống của dân tộc Việt Nam ta sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF