YOMEDIA

Chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện Hai đứa trẻ

Tải về
 
NONE

Chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là hoạt động cuối cùng trong ngày của phố huyện. Những kiếp người tàn, những kiếp quẩn quanh, nghèo đói nơi phố huyện hằng ngày vẫn cố thức để đợi chuyến tàu mang chút ánh sáng, nhịp sống của một thế giới khác. Để hiểu hơn về hình ảnh chuyến tàu này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu dưới đây. 

ADSENSE
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam mời các em cùng tham khảo thêm video bài giảng tìm hiểu hình ảnh chuyến tàu đêm - một trong ba nội dung trọng tâm thuộc tác phẩm Hai đứa trẻ của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Từ đó giúp các em cảm nhận được những kiếp người tàn, những kiếp người quẩn quanh, nghèo đói nơi phố huyện hằng ngày vẫn cố thức để đợi chuyến tàu mang chút ánh sáng, nhịp sống của một thế giới khác. Đó chính là ước mơ, nhu cầu, khao khát muốn thoát khỏi cuộc sống buồn chán hiện tại và sống với một thế giới mới, tươi đẹp hơn, đầy ánh sáng hơn.

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ
  • Dẫn dắt vào vấn đề: Hình ảnh chuyến tàu qua phố huyện

b. Thân bài

  • Miêu tả hình ảnh đoàn tàu
    • Tàu đến trong tâm trạng chờ đợi khắc khoải của Liên và An: đã buồn ngủ ríu cả mắt, tuy vậy hai chị em vẫn gượng thức để đợi chuyến tàu đêm
    • Tuy chưa đến nhưng đoàn tàu đã được báo trước với những yếu tố như:
      • Đèn ghi xanh biếc….
      • Tiếng còi xe lửa….
      • Tiếng xe rít mạnh vào ghi….
      • Một làn khói trắng lên đằng xa, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ….
    • Đoàn tàu xuất hiện với những toa tàu sáng trưng, cửa kính sáng lấp lánh….
    • Đoàn tàu xa dần và mất hút trong đêm tối mênh mông với :
      • Đốm than đỏ bay tung trên đường tàu
      • Cái chấm nhỏ trên chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre
  • Nhận xét:
    • Chuyến tàu xuất hiện một cách chớp nhoáng trong sự chờ đời, sự cố gắng, sự mong mỏi của người dân phố huyện.
    • Khơi lại trong chị em Liên và An những ngày tháng tươi đẹp xa xưa
    • Gợi lên một thế giới giàu sang, nhịp sống nhộn nhịp, khung cảnh rực rỡ, hoàn toàn khác với cuộc sống mòn mỏi nghèo nàn, tăm tối quẩn quanh nơi phố huyện
    • Ước mơ, nhu cầu, khao khát muốn thoát khỏi cuộc sống buồn chán hiện tại và sống với một thế giới mới, tươi đẹp hơn, đầy ánh sáng.

c. Kết bài

  • Giá trị của hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Gợi ý làm bài

Trong văn chương Việt Nam, không thiếu những hình ảnh con thuyền – bến sông. Nhưng trước năm 1945, văn xuôi Việt Nam đã xuất hiện những hình ảnh mới: Con tàu – nhà ga. Nhà văn Thạch Lam đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh con tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.

Hình ảnh Con tàu trong truyện là một hình ảnh được xây dựng để thấy được những khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Con tàu mang mơ ước của hai đứa trẻ về một phố thị phồn hoa không quẩn quanh, tăm tối như phố huyện ở Hải Dương.

Câu chuyện được mở ra bằng hình ảnh một xã hội đang tàn lụi trong một thời điểm cuối ngày, khi tiếng trống thu không cất lên. Phố huyện nghèo nơi hai chị em Liên – An đang như bừng lên trong chốc lát, đón nhận những huyên nào cuối cùng của một ngày mà con tàu mang lại. Con tàu trong tác phẩm được miêu tả qua cái nhìn của hai chị em Liên. Thạch Lam đã sử dụng cách miêu tả từ xa tới gần, người đọc nhận ra sự xuất hiện của đoàn tàu nhờ những ánh sáng đèn màu xanh. Ánh đèn xanh lét như ma trơi của đèn ghi, tiếng còi xe lửa ở đâu xa lắm vọng lại, rồi con tàu cũng xuất hiện….

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Khi chuyến tàu về đến ga, An hỏi Liên tàu hôm nay không đông chị nhỉ? Tàu đông khách hay ít khách thì cũng là lẽ thường, nhưng trong câu nói của An, lại làm người đọc suy nghĩ rất nhiều. Tàu ít khách, người đi lại cũng thưa dần. Nhu cầu của con người ít dần đi. Người cầu không có thì cũng sẽ ít người cung. Ngày trước ở ga tàu có vài ba quán cơm đèn điện sáng trưng đến nửa đêm, nhưng giờ đây tất cả đều đóng cửa, tối im lìm. Đêm buông xuống, ánh tàu điện cũng tắt dần, chỉ còn leo lét ánh đèn từ gánh phở của bác Siêu. Vợ chồng bác Sẩm đã ngủ gục trên manh chiếu từ lúc nào, còn mẹ con chị Tí đương sửa soạn để đi về. Phố huyện đã hết huyên náo thật sự. Con tàu với vài phút vào ga, ánh đèn điện của con tàu cũng chỉ chiếu lên khoảng chừng ba mươi phút, nhưng những con người nhỏ bé còm cõi nơi đây vẫn cứ đợi. Cho dù hàng không bán được tí gì, cũng chẳng ai bố thí đồng nào cho gia đình bác Sẩm trên manh chiếu rách, chị em Liên cũng không bán được thêm xu nào…Nhưng ai cũng đợi  bởi con tàu mang lại hy vọng, chiếu lên sự tàn lụi của phố huyện Cẩm Giàng những huyên náo cuối cùng của một ngày dài trong những chuỗi ngày quẩn quanh tù đọng.

Thạch Lam đã rất tài tình khi miêu tả đoàn tàu, chỉ chớp nhoáng thoáng qua trong câu chuyện nhưng lại mang  một ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc.

Trên đây là bài văn mẫu, sơ đồ tư duy và dàn ý về hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Học 247 mong rằng, với tài liệu trên các em đã có thêm những kiến thức mới mẻ và thú vị bên cạnh việc củng cố những kiến thức đã học.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF