YOMEDIA

Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu dưới đây với đề tài: Giải thích, chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn là tài liệu văn mẫu lớp 7 hay và bổ ích được Hoc247.com tổng hợp, biên soạn và đăng tải. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu và nêu vấn đề cần chứng minh: Quan niệm sống của nhân dân lao động trong việc đánh giá con người, đồ vật.
  • Trích dẫn câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

b. Thân bài

  • Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
    • Một vật dụng được làm bằng gỗ và sơn bên ngoài, thì nên đánh giá chất lượng gỗ hơn là đánh giá chất lượng sơn
    • “Gỗ”: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người);
    • “Nước sơn”: hình thức bên ngoài.
    • Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.
  • Đánh giá câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
    • Ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì: Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.
    • Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:
      • Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.
      • Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.
    • Quan điểm về việc đánh giá con người:
      • Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực;
      • Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.

c. Kết bài

  • Khẳng định cách đánh giá trên là đúng.
  • Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt và thiết thực trong việc đánh giá sự vật và con người.

Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Gợi ý làm bài

        Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy đủ thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Người xưa thường: “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền” và coi trọng nội dung bên trong hơn là hình thức bên ngoài: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vậy quan điểm ấy đúng hay không đúng và trong hoàn cảnh ngày nay, có cần bổ sung thêm điều gì chăng?

        Tất cả các sự vật đều có hai mặt: nội dung và hình thức. Mặt nội dung còn gọi là chất lượng của sản phẩm thường được đánh giá cao. Tuy vậy, hình thức cũng có vai trò quan trọng trong việc khẳng định nội dung.

Thực tế cho thấy các đồ vật làm bằng gỗ tốt, gỗ quý (giường, tủ, bàn, ghế...) có thời gian sử dụng rất lâu dài và càng về sau càng đẹp. Người ta chỉ cần bào nhẵn, đánh bóng chúng bằng một lớp vec-ni là đủ. Trong khi đó những đồ dùng bằng gỗ xấu, gỗ tạp lại hay được sơn phết hào nhoáng bên ngoài. Dù có đẹp đến đâu chăng nữa thì chúng cũng rất mau hỏng. Vì thế cho nên mọi người chuộng tốt, chuộng bền mà coi nhẹ hình thức của đồ vật. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên là vậy.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàng cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp - yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

       “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” - câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới. Để phấn đấu vươn lên, ta cần phải học tập và rèn luyện, tu dưỡng để “tốt gỗ” đồng thời có được tư cách, lối sống đẹp như “nước sơn”.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF