YOMEDIA

Các chủ đề và bài tập tự chọn Vật lý 11 năm học 2018-2019

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Các chủ đề và bài tập tự chọn nâng cao môn Vật lý lớp 11 được biên soạn đầy đủ, chi tiết bám sát với chương trình học tại trường. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả và củng cố lại kiến thức của toàn bộ chương trình vật lý 11. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

VẬT LÝ 11

CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP TỰ CHỌN, TĂNG TIẾT VÀ KIỂM TRA

NĂM HỌC 2018-2019

1. Chuyên đề 1: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

1.1 Định luật Coulomb. Định luật bảo toàn điện tích

- Chủ đề 1: Biết độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng, tính độ lớn của lực tương tác điện hoặc ngược lại.

- Chủ đề 2: So sánh lực điện với lực hấp dẫn giữa êlectrôn và prôtôn trong nguyên tử hyđrô.

- Chủ đề 3: Tương tác giữa 2 điện tích trong chân không và trong điện môi: tìm độ dịch chuyển của hai điện tích sao cho lực điện không đổi.

- Chủ đề 4: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: tìm điện tích của mỗi quả cầu tích điện sau khi chạm nhau.

- Chủ đề 5: Xác định lực điện tổng hợp do 2 điện tích tác dụng lên điện tích thứ ba.

- Chủ đề 6: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: tìm điện tích của mỗi quả cầu tích điện trước khi chạm nhau.

- Chủ đề 7: Cân bằng trong hệ 3 điện tích điểm: xác định vị trí đặt một trong ba điện tích sao cho điện tích này đứng cân bằng.

- Chủ đề 8: Cân bằng của quả cầu tích điện trong chất lỏng: xác định điện tích q của quả cầu.

- Chủ đề 9: Cân bằng của hệ 2 quả cầu tích điện giống nhau treo bằng các sợi dây: xác định điện tích q của các quả cầu.

1.2 Cường độ điện trường

- Chủ đề 1: Cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm.

- Chủ đề 2: Xác định vectơ cường độ điện trường tổng hợp gây bởi hệ 2 điện tích điểm.

- Chủ đề 3: Xác định vị trí của một điểm tại đó điện trường tổng hợp do 2 điện tích điểm gây ra bằng 0.

- Chủ đề 4: Xác định vectơ cường độ điện trường tổng hợp gây bởi hệ 3 điện tích điểm.

- Chủ đề 5: Xác định vectơ cường độ điện trường tổng hợp gây bởi hệ 4 điện tích điểm.

- Chủ đề 6: Xác định vị trí của một điểm tại đó điện trường tổng hợp do 2 điện tích điểm gây ra có giá trị cực đại.

- Chủ đề 7: Cân bằng của quả cầu tích điện treo bằng một sợi dây trong điện trường đều: tìm góc lệch a của dây treo hoặc điện tích q của quả cầu.

- Chủ đề 8: Cân bằng của quả cầu tích điện trong điện môi lỏng có điện trường đều: tìm điện tích q của quả cầu.

1.3 Công của lực điện. Điện thế. Hiệu điện thế

- Chủ đề 1: Biết độ lớn và hướng của cường độ điện trường, tính công của lực điện khi có một điện tích di chuyển giữa hai điểm trong điện trường  

- Chủ đề 2: Biết điện thế tại một điểm, tính công cần thiết để đưa điện tích từ điểm đó ra xa vô cực hoặc ngược lại  

- Chủ đề 3: Biết hiệu điện thế giữa hai điểm, tính công của lực điện khi điện tích di chuyển giữa hai điểm đó hoặc ngược lại (áp dụng công thức A = qU).

- Chủ đề 4: Biết hiệu điện thế và khoảng cách giữa hai điểm, tính điện thế tại một điểm khác trong khoảng giữa hai điểm đó.

- Chủ đề 5: Biết hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường, tìm vận tốc của hạt mang điện tại một điểm khi nó di chuyển giữa hai điểm đó (áp dụng định lý động năng).

- Chủ đề 6: Chuyển động của điện tích song song với đường sức của điện trường đều của hai bản kim loại tích điện trái dấu đặt song song: tính quãng đường di chuyển của điện tích.

- Chủ đề 7: Chuyển động của điện tích vuông góc với đường sức của điện trường đều của hai bản kim loại tích điện trái dấu đặt song song: tính độ lệch của điện tích theo phương vuông góc với đường sức điện.

1.4 Tụ điện. Năng lượng điện trường

- Chủ đề 1: Biết điện dung của hai tụ điện, tính điện dung tương đương của hai tụ điện mắc song song và mắc nối tiếp hoặc ngược lại.

- Chủ đề 2: Tìm hiệu điện thế giới hạn và điện tích cực đại của một tụ điện (Ugh = Eghd)

- Chủ đề 3: Tìm một trong các đại lượng trong công thức điện dung của tụ điện phẳng .

- Chủ đề 4: Tinh một trong các đại lượng trong công thức năng lượng \(W = \frac{{C{U^2}}}{2} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}}\) của một tụ điện.

- Chủ đề 5: Mạch điện ghép hỗn hợp 3 (hoặc tối đa là 4) tụ điện chưa tích điện. Biết hiệu điện thế ở hai đầu mạch, tính điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ điện.

- Chủ đề 6: Tụ điện bị ngắt ra khỏi nguồn, tính lại hiệu điện thế (hoặc năng lượng) của tụ điện sau khi thay đổi khoảng cách giữa hai bản.

- Chủ đề 7: Tụ điện bị ngắt ra khỏi nguồn, tính lại hiệu điện thế (hoặc năng lượng) của tụ điện sau khi đưa điện môi vào khoảng giữa hai bản.

- Chủ đề 8: Tìm hiệu điện thế giới hạn của bộ hai tụ điện ghép nối tiếp.

- Chủ đề 9: Tìm hiệu điện thế giới hạn của bộ hai tụ điện ghép song song.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

2. Chuyên đề 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

2.1 Dòng điện không đổi. Điện năng và công suất điện

- Chủ đề 1: Biết cường độ dòng điện qua dây dẫn kim loại, tìm số êlectrôn dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây sau thời gian t.

- Chủ đề 2: Tính điện trở tương đương của hai dây dẫn mắc nối tiếp và mắc song song hoặc ngược lại.

- Chủ đề 3: Điện trở phụ thuộc hình dạng, kích thước và bản chất của vật dẫn  

- Chủ đề 4: Định luật Ôm đ/v đoạn mạch: mạch điện ghép hỗn hợp 3 (hoặc tối đa là 4) điện trở. Biết hiệu điện thế ở hai đầu mạch, tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mỗi điện trở.

- Chủ đề 5: Biết cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn, tính công suất và điện năng do vật tiêu thụ sau thời gian t (áp dụng công thức P = UI và A = UIt)

- Chủ đề 6: Biết suất điện động của nguồn điện và cường độ dòng điện qua nguồn, tính công và công suất của nguồn điện sau thời gian t (áp dụng công thức Ang = EIt và Png = EI)

- Chủ đề 7: Biết các giá trị định mức của dụng cụ tiêu thụ điện, so sánh điện trở và cường độ định mức của chúng.

- Chủ đề 8: Tìm thời gian đun sôi nước trong một ấm điện có hai dây điện trở: dùng từng dây, dùng cả hai dây mắc nối tiếp, dùng cả hai dây mắc song song.

2.2 Định luật Ôm cho toàn mạch (mạch kín)

- Chủ đề 1: Vận dụng đ/l Ôm cho mạch kín đơn giản: chỉ gồm 1 nguồn và 1 điện trở ngoài ( ), tính cường độ dòng điện hoặc ngược lại.

- Chủ đề 2: Vận dụng công thức hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện , biết (U1,I1) và (U1,I1) tìm  và r của nguồn điện.

- Chủ đề 3: Vận dụng đ/l Ôm cho mạch kín đơn giản, tính công suất mạch ngoài, công suất của nguồn điện và hiệu suất của nguồn điện ( ).

- Chủ đề 4: Mạch ngoài là bóng đèn (Uđ, Pđ), tìm  hoặc r của nguồn điện để đèn sáng bình thường.

- Chủ đề 5: Vận dụng công thức hiệu điện thế giữa hai cực của máy thu điện 

- Chủ đề 6: Vận dụng đ/l Ôm cho mạch kín có cả nguồn và máy thu điện (điện trở ngoài không quá 3 cái), tìm chiều và cường độ dòng điện trong mạch.

- Chủ đề 7: Biết công suất mạch ngoài và cường độ dòng điện (P1, I1 và P2, I2), tìm  và r của nguồn điện.

- Chủ đề 8: Tìm R của mạch ngoài để công suất mạch ngoài cực đại.

2.3 Định luật Ôm cho đoạn mạch có chứa nguồn và máy thu điện. Ghép các nguồn thành bộ

- Chủ đề 1: Vận dụng đ/l Ôm cho đoạn mạch có chứa nguồn ( \({U_{AB}} = E - I(R + r)\) hoặc \(I = \frac{{E - {U_{AB}}}}{{R + r}}\) ) trường hợp đơn giản, theo qui ước A nối với cực + và B nối với cực – của nguồn.

- Chủ đề 2: Vận dụng đ/l Ôm cho đoạn mạch có chứa máy thu ( \({U_{AB}} = E + I(R + r)\) hoặc \(I = \frac{{{U_{AB}} - E}}{{R + r}}\) ) trường hợp đơn giản, theo qui ước A nối với cực + và B nối với cực – của máy thu.

- Chủ đề 3: Biết suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn, tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc song song.

- Chủ đề 4: Vận dụng đ/l Ôm cho mạch kín, trong đó bộ nguồn gồm các nguồn giống nhau, tìm cường độ dòng điện ở mạch ngoài, công suất của mạch ngoài, công suất và hiệu suất của nguồn.

- Chủ đề 5: Cho hai nguồn ( \({E_{{\rm{ }}1}},{r_1}\) ) và ( \({E_{{\rm{ }}2}},{r_2}\) ), tính cường độ dòng điện trong mạch khi hai nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc xung đối.

- Chủ đề 6: Vận dụng đ/l Ôm cho mạch có 3 nhánh, tìm cường độ dòng điện qua mỗi nhánh.

- Chủ đề 7: Vận dụng đ/l Ôm cho mạch kín, trong đó bộ nguồn gồm các nguồn giống nhau mắc hỗn hợp đối xứng, biết cường độ dòng điện ở mạch ngoài hoặc công suất của mạch ngoài hoặc để đèn sáng bình thường, tìm cách mắc các nguồn.

2.4 Dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân

- Chủ đề 1: Vận dụng công thức điện trở suất hoặc điện trở của kim loại  theo nhiệt độ để tìm r hoặc R hoặc a.

- Chủ đề 2: Vận dụng công thức suất điện động nhiệt điện để tìm hoặc aT.

- Chủ đề 3: Xác định điện trở của dây tóc bóng đèn khi thắp sáng và khi không thắp sáng.

- Chủ đề 4: Xác định mật độ êlectrôn tự do trong kim loại và tốc độ của êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại.

- Chủ đề 5: Biết cường độ dòng điện và thời gian điện phân, xác định bản chất của kim loại làm catôt.

- Chủ đề 6: Biết cường độ dòng điện và thời gian điện phân, tìm bề dày của lớp kim loại hoặc ngược lại.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

3. Chuyên đề 3: TỪ TRƯỜNG

3.1 Từ trường. Từ trường của các loại dòng điện

- Chủ đề 1: Từ trường của một dòng điện thẳng: biết cường độ dòng điện, tìm cảm ứng từ tại điểm cách trục dòng điện một đoạn r hoặc ngược lại.

- Chủ đề 2: Từ trường của một dòng điện tròn: biết cường độ dòng điện, tìm cảm ứng từ tại tâm O của dòng điện hoặc ngược lại.

- Chủ đề 3: Từ trường của ống dây dài: biết số vòng dây, chiều dài của ống dây và cường độ dòng điện, tìm cảm ứng từ ở trong lòng ống dây hoặc ngược lại.

- Chủ đề 4: Từ trường của hai dòng điện thẳng đặt song song: biết cường độ I1, I2 và chiều dòng điện chạy qua các dây, tìm cảm ứng từ tổng hợp tại một điểm cách các dòng điện những đoạn đoạn r1 và r2.

- Chủ đề 5: Từ trường của hai dòng điện thẳng đặt song song: biết cường độ I1, I2 và chiều dòng điện chạy qua các dây, tìm vị trí những điểm có cảm ứng từ tổng hợp bằng không (bị triệt tiêu).

- Chủ đề 6: Từ trường của hai dòng điện thẳng đặt vuông góc: biết cường độ I1, I2 và chiều dòng điện chạy qua các dây, tìm cảm ứng từ tổng hợp tại một điểm cách các dòng điện những đoạn đoạn r1 và r2.

- Chủ đề 7: Từ trường của hai dòng điện tròn đặt vuông góc: biết cường độ I1, I2 và chiều dòng điện chạy qua các dây, tìm cảm ứng từ tổng hợp tại một điểm cách các dòng điện những đoạn đoạn r1 và r2.

- Chủ đề 8: Từ trường của ba (hoặc bốn) dòng điện thẳng song song đặt cách đều nhau những đoạn a (không nằm trong cùng mặt phẳng): biết các cường độ và chiều dòng điện, tìm cảm ứng từ tổng hợp tại điểm đặt của mỗi dòng điện hoặc tại điểm O cách đều ba dòng điện.

- Chủ đề 9: Từ trường của một dòng điện thẳng và một dòng điện tròn đặt trong cùng mặt phẳng: biết cường độ I1, I2 và chiều dòng điện chạy qua các dây, tìm cảm ứng từ tổng hợp tại một điểm.

- Chủ đề 10: Từ trường của ba dòng điện thẳng song song đặt nằm trong cùng mặt phẳng: biết các cường độ I1, I2 và I3 trong đó I1 = I2 và cùng chiều, tìm chiều và vị trí của dòng điện I3 sao cho cảm ứng từ tổng hợp tại một điểm cách đều I1 và I2 bằng không.

3.2 Lực từ

- Chủ đề 1: Biết cường độ dòng điện I chạy qua đoạn dây dẫn chiều dài l đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B làm với đoạn dây một góc a, xác định vectơ lực từ  tác dụng lên đoạn dây hoặc ngược lại.

- Chủ đề 2: Xác định lực tương tác giữa 1 mét dài của hai dây dẫn thẳng song song có dòng điện I1 và I2 đặt cách nhau một đoạn r hoặc ngược lại.

- Chủ đề 3: Xác định lực Lorenx tác dụng lên hạt khối lượng m mang điện tích q chuyển động với vận tốc \(\vec v\)  vào trong từ trường đều theo phương làm với vectơ cảm ứng từ một góc a hoặc ngược lại.

- Chủ đề 4: Tìm bán kính quỹ đạo tròn và chu kỳ quay của hạt khối lượng m mang điện tích q chuyển động với vận tốc \(\vec v\) vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ hoặc ngược lại.

- Chủ đề 5: Xác định lực tương tác giữa 1 mét dài của ba dây dẫn thẳng song song có dòng điện I1, I2 và I3 đặt cách đều nhau một đoạn a (không nằm trong cùng mặt phẳng).

- Chủ đề 6: Đoạn dây dẫn chiều dài l có dòng điện I được treo trong từ trường đều  có phương thẳng đứng, tìm góc lệch của dây treo hoặc ngược lại.

- Chủ đề 7: Ba dây dẫn thẳng song song có dòng điện nằm trong cùng mặt phẳng, xác định lực từ do hai dây tác dụng lên dây thứ ba.

- Chủ đề 8: Ba dây dẫn thẳng song song có dòng điện nằm trong cùng mặt phẳng, tìm điều kiện để một trong các dây đứng cân bằng.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

4. Chuyên đề 4: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

4.1 Dòng điện cảm ứng. Suất điện động cảm ứng

- Chủ đề 1: Vận dụng định luật Lenx để tìm chiều dòng điện trong khung dây kín hoặc trong ống dây dẫn trên các hình vẽ.

- Chủ đề 2: Biết mạch kín (khung dây) có diện tích S gồm N vòng và góc giữa mặt phẳng của mạch kín với vectơ cảm ứng từ , tính từ thông qua mặt phẳng của mạch hoặc ngược lại.

- Chủ đề 3: Biết cảm ứng từ biến đổi từ B1 đến B2 trong mạch kín sau thời gian Dt, tìm tốc độ biến thiên của từ trường, suất điện động cảm ứng và cường độ dòng điện cảm ứng trong mạch hoặc ngược lại.

- Chủ đề 4: Biết mạch kín có diện tích S đặt trong từ trường có cảm ứng từ biến đổi từ B1 đến B2 sau thời gian Dt, tìm tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch, suất điện động cảm ứng và cường độ dòng điện cảm ứng trong mạch hoặc ngược lại.

- Chủ đề 5: Biết đồ thị F(t), tìm suất điện động cảm ứng trong khung dây kín gồm N vòng ứng với các khoảng thời gian khác nhau.

- Chủ đề 6: Biết đồ thị B(t), tìm cường độ dòng điện cảm ứng trong khung dây kín gồm N vòng và điện trở R với các khoảng thời gian khác nhau.

- Chủ đề 7: Biết khung dây dẫn kín có diện tích S quay trong từ trường đều B quanh một trục đối xứng của mạch với tốc độ góc w, tìm suất điện động cảm ứng cực đại xuất hiện trong khung.

- Chủ đề 8: Biết thanh dẫn điện chiều dài l chuyển động trong từ trường đều với vận tốc \(\vec v\)   làm với vectơ cảm ứng từ một góc a, tìm suất điện động cảm ứng trong thanh (hoặc hiệu điện thế giữa hai đầu của thanh) hoặc ngược lại.

- Chủ đề 9: Biết thanh dẫn điện chiều dài l điện trở r nối với một điện kế (hoặc ampe kế) thành mạch kín trong mặt phẳng ngang, chuyển động trong từ trường đều  thẳng đứng với vận tốc \(\vec v\) , tìm số chỉ của điện kế hoặc ngược lại.

- Chủ đề 10: Biết thanh dẫn điện khối lượng m, chiều dài l nối với một khung dây có điện trở R thành mạch kín trong mặt phẳng thẳng đứng và được thả rơi trong từ trường đều  nằm ngang, tìm vận tốc lớn nhất của thanh và cường độ dòng điện cảm ứng qua thanh ứng với vận tốc đó.

4.2 Suất điện động tự cảm. Năng lượng từ trường

- Chủ đề 1: Biết ống dây hình trụ chiều dài l gồm N vòng, mỗi vòng dây có đường kính d, tìm độ tự cảm của ống dây hoặc ngược lại.

- Chủ đề 2: Biết độ tự cảm L của ống dây dẫn và dòng điện biến thiên từ i1 đến i2 từ t1 giây đến t2 giây, tìm tốc độ biến thiên của dòng điện và suất điện động tự cảm trong ống dây hoặc ngược lại.

- Chủ đề 3: Biết độ tự cảm L của ống dây dẫn và đồ thị i(t) của dòng điện qua ống dây, tính suất điện động tự cảm trong ống dây ứng với các khoảng thời gian khác nhau.

- Chủ đề 4: Biết ống dây hình trụ chiều dài l gồm N vòng, mỗi vòng dây có đường kính d, tính năng lượng từ trường của ống dây hoặc ngược lại.

- Chủ đề 5: Biết ống dây có độ tự cảm L và dòng điện qua ống dây có cường độ biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian t, tìm suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

5. Chuyên đề 5: QUANG HÌNH HỌC

5.1 Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần

- Chủ đề 1: Biết ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 > n1 với góc tới i, tìm góc khúc xạ và góc lệch D của tia sáng hoặc ngược lại.

- Chủ đề 2: Biết chiết suất n của nước hoặc thủy tinh, tìm góc giới hạn igh hoặc ngược lại.

- Chủ đề 3: Biết ánh sáng đi từ không khí vào nước (hoặc môi trường có chiết suất n) và tia khúc xạ và tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ, tìm góc tới i hoặc ngược lại.

- Chủ đề 4: Biết ánh sáng đi từ nước có chiết suất n ra ngoài không khí (hoặc từ môi trường có n1 > n2), xét tia khúc xạ ứng với các góc tới khác nhau.

- Chủ đề 5: Biết ánh sáng đi từ không khí vào nước (hoặc môi trường có chiết suất n) ra ngoài không khí và tia khúc xạ làm với tia phản xạ một góc a, tìm góc tới i hoặc ngược lại.

- Chủ đề 6: Khúc xạ ánh sáng qua lưỡng chất phẳng với góc tới i lớn (i > 100): ánh sáng đi từ không khí vào nước (chiết suất n), tìm chiều sâu của nước hoặc ngược lại.

- Chủ đề 7: Khúc xạ ánh sáng qua lưỡng chất phẳng với góc tới i nhỏ (i < 100 hoặc tia sáng gần như vuông góc với mặt phân cách): ánh sáng đi từ nước (chiết suất n) ra ngoài không khí, biết khoảng cách vật, tìm khoảng cách ảnh hoặc ngược lại.

- Chủ đề 8: Khúc xạ ánh sáng qua bản thủy tinh có hai mặt song song và chiết suất n đặt trong không khí, biết góc tới i tìm độ dời ngang của tia sáng (khoảng cách ngắn nhất giữa tia ló và tia tới).

- Chủ đề 9: Khúc xạ ánh sáng qua bản thủy tinh có hai mặt song song và chiết suất n đặt trong không khí, tìm khoảng cách giữa vật và ảnh hoặc ngược lại khi mắt quan sát theo phương vuông góc với bản.  

5.2 Lăng kính

- Chủ đề 1: Biết lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất n đặt trong không khí, tìm góc lệch D của tia sáng ứng với góc tới i1.

- Chủ đề 2: Biết lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất n đặt trong không khí, tìm góc tới i và góc lệch Dm ứng với trường hợp góc lệch cực tiểu hoặc ngược lại.

- Chủ đề 3: Biết lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất n đặt trong không khí, tính góc lệch D của tia sáng nếu tia sáng tới vuông góc với mặt bên AB hoặc tính góc tới i khi tia ló vuông góc với mặt AC.

- Chủ đề 4: Biết góc chiết quang A (hoặc chiết suất n) của lăng kính đặt trong không khí, tìm chiết suất n (hoặc góc chiết quang A) của lăng kính nếu tia sáng tới sát mặt bên AB và ra khỏi lăng kính vuông góc với mặt AC hoặc tia tới vuông góc với mặt AB và ra khỏi lăng kính sát với mặt AC.

- Chủ đề 5: Biết lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất n đặt trong không khí, tính góc lệch D của tia sáng nếu A và góc tới i rất nhỏ (< 100) hoặc ngược lại.

- Chủ đề 6: Biết lăng kính có tiết diện là tam giác cân ABC vuông tại A và chiết suất n đặt trong không khí, khảo sát đường đi của tia sáng trong trường hợp tia sáng tới vuông góc với mặt bên AB hoặc vuông góc với đáy BC.

- Chủ đề 7: Biết lăng kính có tiết diện là tam giác đều ABC và chiết suất n đặt trong không khí, khảo sát đường đi của tia sáng trong trường hợp tia sáng tới vuông góc hoặc song song với mặt bên AB.

- Chủ đề 8: Biết góc tới i1, góc ló i2 và góc lệch D của tia sáng qua lăng kính, tìm góc chiết quang A và chiết suất n của lăng kính.

- Chủ đề 9: Biết lăng kính có góc chiết quang A, tìm điều kiện về góc tới mặt bên AB hoặc chiết suất n của lăng kính để tia sáng ló ra hoặc không ló ra khỏi mặt AC.

5.3 Thấu kính

- Chủ đề 1: Biết tiêu cự f (hoặc độ tụ D) của thấu kính hội tụ và vị trí của vật, xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh.

- Chủ đề 2: Biết tiêu cự f (hoặc độ tụ D)  của thấu kính phân kỳ, chiều cao và vị trí của vật, xác định vị trí, tính chất và độ cao của ảnh.

- Chủ đề 3: Biết tính chất và độ cao của ảnh so với vật, tìm vị trí của vật hoặc của ảnh hoặc tiêu cự của thấu kính.

- Chủ đề 4: Biết ảnh thật và khoảng cách vật - ảnh, tìm vị trí của vật hoặc của ảnh hoặc tiêu cự của thấu kính hội tụ.

- Chủ đề 5: Biết khoảng cách vật - ảnh, tìm vị trí của vật hoặc của ảnh hoặc tiêu cự của thấu kính phân kỳ.

- Chủ đề 6: Biết chiết suất n của thấu kinh và bán kính các mặt cong, tìm tiêu cự f hoặc độ tụ D và tính chất của thấu kính hoặc ngược lại (áp dụng công thức \(D = \frac{1}{f} = (n - 1)\left( {\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}} \right)\) ).

- Chủ đề 7: Toán vẽ: xác định tính chất của ảnh, tính chất của thấu kính, vị trí của quang tâm O và các tiêu điểm F và F’ của thấu kính bằng phép vẽ.

- Chủ đề 8: Hệ hai thấu kính ghép đồng trục và cách nhau một khoảng l: biết f1, f2 và vị trí của vật, xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh sau cùng cho bởi hệ.

- Chủ đề 9: Hệ hai thấu kính ghép đồng trục và sát nhau: biết f1, f2 và vị trí của vật, tính tiêu cự f hoặc độ tụ D của thấu kính tương đương và xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh.

5.4 Mắt. Các tật của mắt và cách sửa

- Chủ đề 1: Mắt bình thường (không tật): biết khoảng cực cận Đ = OCC, tìm độ tăng của độ tụ khi mắt điều tiết tối đa hoặc ngược lại.

- Chủ đề 2: Mắt cận thị: biết khoảng cực cận Đ = OCC và cực viễn OCV, tìm độ tăng của độ tụ khi mắt điều tiết tối đa hoặc ngược lại.

- Chủ đề 3: Mắt bình thường về già: biết khoảng cực cận Đ = OCC, tìm độ tăng của độ tụ khi mắt điều tiết tối đa hoặc ngược lại.

- Chủ đề 4: Mắt cận thị: biết các vị trí cực cận và cực viễn (Đ = OCC và OCV), tìm độ tụ của kính phải đeo sát mắt để nhìn các vật ở xa vô cực và vị trí gần nhất của vật đối với kính.

- Chủ đề 5: Mắt viễn thị (hoặc mắt thường về già): biết vị trí cực cận (Đ = OCC), tìm độ tụ của kính phải đeo sát mắt để đọc sách ở cách mắt 25 cm và vị trí xa nhất của vật đối với kính.

- Chủ đề 6: Mắt cận thị: biết các vị trí cực cận và cực viễn (Đ = OCC và OCV), tìm độ tụ của kính phải đeo cách mắt một đoạn l để nhìn các vật ở xa vô cực và vị trí gần nhất của vật đối với kính.

 

* Tài liệu tham khảo:

- Sách giáo khoa và sách bài tập Vật lý 11 (cơ bản và nâng cao) – NXB Giáo dục.

- Phương pháp giải bài tập Vật lý 11 – GS.Vũ Thanh Khiết và …

- Sách Giải toán Vật lý 11 dành cho các lớp chuyên – Bùi Quang Hân và …

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong phần Tổng hợp các chủ đề và bài tập tự chọn nâng cao Vật lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Vật lý và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF