YOMEDIA

20 Câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại Hóa 12 Có video hướng dẫn giải

Tải về
 
NONE

20 câu hỏi trắc nghiệm Đại cương về kim loại của Thầy Hồ Sĩ Thạnh bao gồm các câu hỏi về vị trí, tính chất vật lí, hợp kim của kim loại, ...cùng một số dạng bài về dãy điện hóa, bảo toàn electron, hỗn hợp kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa... Chúc các em học sinh ôn tập hiệu quả chương Đại cương về kim loại cùng Học247!

ADSENSE
YOMEDIA

20 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CÓ VIDEO HƯỚNG DẪN GIẢI

Để đạt hiệu quả tốt nhất, các em hãy thi thi online trước khi xem video hướng dẫn giải nhé!

 

Câu 1: Ion M3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng 3d5 . Vị trí của M là:

A.chu kì 4 , nhóm II B

B.chu kì 3 , nhóm VIIIB

C.chu kì 3 , nhóm VIII B

D.chu kì 4 , nhóm VIIIB

Câu 2: Cho 1 số phát biểu:

(a) Tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi các electron tự do trong tinh thể kim loại.

(b) Kim loại có tính khử ,nó bị khử thành ion dương.

(c) Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần độ dẫn điện là: Ag, Cu, Au, Al Fe.

(d) So với phi kim cùng chu kì thì kim loại có năng lượng ion hóa và bán kính nguyên tử lớn hơn.

(e) Bán kính của ion Mg2+ lớn hơn  bán kính của ion Na+(Cho ZMg=12, ZNa=11).

(g) Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

Số phát biểu đúng là:

A.2.                             B.3.                                         C.4.                                         D.1.

Câu 3: Có 3 hợp kim Cu-Ag ; Cu-Al ; Cu-Zn. Chỉ dùng một dung dịch axit thông dụng và một dung dịch bazơ thông dụng nào để phân biệt được 3 hợp kim trên ?

A.HCl và NaOH                                             B.HNO3 và NH3  

C.H2SO4 và NaOH                                         D.H2SO4 loãng và NH3

Câu 4: Cho dãy các kim loại : Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3

A.3.                             B.5.                                         C.6.                                         D.4.

Câu 5: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3

A. CuO, Al, Mg.                                             B. Zn, Cu, Fe.

C. MgO, Na, Ba                                              D. Zn, Ni, Sn.

Câu 6: Cho phản ứng hoá học: Fe  + CuSO4 → FeSO4  +  Cu. Trong phản ứng trên xảy ra:

A.sự khử Fe2+ và sự oxi hoá Cu.

B.sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+

C.sự oxi hoá Fe và sự oxi hoá Cu.

D.sự oxi hoá Fe và sự khử Cu2+.

Câu 7: Cho 6,75g kim loại M có hoá trị n tác dụng với 0,125 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hoà tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,7l H2 ở đktc . Kim loại M là

A.Fe                                        B.Al                             C.Ca                            D.Mg

Câu 8: Cho 2,13gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là  

A.57ml                                   B.50ml                       C.75ml                       D.90ml

Câu 9: Hòa tan 8,46g hợp kim Al và Cu trong dung dịch HCl dư Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là

A.1.                                         B.6.                             C.7.                             D.2.

Câu 10: Cho 6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư) sinh ra 1,12 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là:

A.NO                                       B.NO2                         C.N2                            D.N2O

Câu 11: Có 19,3 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (có hoá trị không đổi). Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau.

+ Phần 1 hoà tan hết trong dung dịch HCl thu được 7,28 lít H2 (đktc)

+ Phần 2 hoà tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được 5,6 lít NO (đktc), không tạo NH4NO3. Hãy xác định kim loại M.

A.Zn                                        B.Sn                            C.Al                             D.Mg

Câu 12: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:

A.Na, Ca, Al.                          B.Na, Ca, Zn.             C.Na, Cu, Al.              D.Fe, Ca, Al.

Câu 13: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là 

A.1.                                         B.4.                             C.3.                             D.2.

Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau :          

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư          

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2          

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng          

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư          

(e) Nhiệt phân AgNO3          

(g) Đốt FeS2 trong không khí          

(h) Điện phân dung ịch CuSO4 với điện cực trơ           

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A.3.                                         B.2.                             C.4.                             D.5.

Câu 15: Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là

A.khí Cl2 và O2.                                             B.khí H2 và O2.

C.chỉ có khí Cl2.                                            D.khí Cl­2 và H2.

Câu 16: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2, cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X . Cho 14,4g bột Fe vào X thu được khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 13,5g chất rắn. Biết các phản ứng này xảy ra hoàn toàn và hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của t là

A.1.                                         B.0,6                           C.0,25                         D.1,2

Câu 17: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đkc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,48gam. Giá trị của V là

A.0,448.                                 B.0,672.                      C.0,224.                      D.0,560.

Câu 18: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là :  

A.Cu, Fe, ZnO, MgO              B.Cu, Fe, Zn, Mg       C.Cu, Fe, Zn, MgO     D.Cu, FeO, ZnO, MgO

Câu 19: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là  

A.2,16 gam                            B.0,84 gam                C.1,72 gam                D.1,40 gam

Câu 20: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 6:4 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc , thu được 0,65m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đkc) gồm NO và NO2 ( ko có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 47,25g . Gía trị của m gần nhất là

A.41                                        B.40,5                         C.40,3                         D.39,5

 

ĐÁP ÁN 20 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

 

1.D

2.B

3.D

4.B

5.D

6.D

7.D

8.C

9.A

10.C

11.C

12.A

13.D

14.A

15.A

16.A

17.B

18.C

19.D

20.C

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung của tài liệu 20 Câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại Hóa 12 Có video hướng dẫn giải. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo: 20 câu hỏi trắc nghiệm Kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm có video hướng dẫn giải

Hy vọng tài liệu này giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF