YOMEDIA

Soạn văn 8 Tức nước vỡ bờ tóm tắt

 
NONE

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ nhớ được ngay đến tác phẩm Tắt đèn. Và trong tác phẩm, phân đoạn Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc. Với hệ thống bài soạn văn gồm có 2 phần là bố cục văn bản và hướng dẫn soạn văn, Học247 hi vọng có thể giúp các em dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong SGK cũng như nắm được toàn bộ hệ thống bài học một cách ngắn gọn nhất. Bài soạn văn tóm tắt, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Văn bản được chia làm 2 phần:
    • Phần 1: (Từ đầu đến “Ngon miệng hay không”): Chị Dậu chăm sóc chồng.
    • Phần 2: (Còn lại): Chị Dậu khôn ngoan và cam đảm đương đầu với bọn tay sai.

2. Hướng dẫn soạn văn Tức nước vỡ bờ

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

  • Khi bọn tay sai xông vào nhà, chị Dậu trong tình thế rất thảm thương:
  • Anh Dậu vừa tỉnh sau một cơn thập tử nhất sinh.
  • Được bà lão hàng xóm tốt bụng cho bát gạo nấu cháo. Chi Dậu rón rén bưng bát cháo và hồi hộp xem chồng có ăn ngon không.
  • Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo kề vào đến miệng”.

Câu 2: Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

  • Nhân vật cai lệ là:
    • Người đứng đầu ở huyện đường, chuyên đòi sưu thuế, đánh trói người.
    • Hắn và tên lí trưởng xông vào nhà anh Dậu đòi sưu nặng, đòi bắt người đi đánh,… ⇒ chỉ là tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ.
    • Hành động: cầm roi, thét, quát mắng, xưng hô ông – thằng, ông – mày,…
    • Độc ác, hống hách, xấc xược, cậy hơi quan lớn ức hiếp người dân yếu đuối.

⇒ Cách miêu tả chân thực, sinh động, sắc sảo linh hoạt, thái độ căm ghét, khinh bỉ.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

  • Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:
    • Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, thể hiện qua cách xưng hô: ông – cháu, lời nói thể hiện sự nhún nhường, cầu xin tha thiết; hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ.
    • Sau đó vùng lên phản kháng chống trả: trước sự nguy hiểm đến tính mạng của chồng, thái độ chị Dậu hoàn toàn thay đổi: chị đứng dậy chống trả lại kẻ thù; từ cách xưng hô “ông – cháu”, chuyển sang “ông – tôi” đặt gang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn và sau đó lại đặt cai lệ xuống “thứ mày – tao” một cách căm giận, khinh bỉ.
  • Sự thay đổi thái độ của chị Dậu được miêu tả chân thực, hợp lí. Chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng, con. Đồng thời chị cũng thật mạnh mẽ, giàu sức phản kháng,

Câu 4: Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích. Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Tại sao?

  • Nhan đề Tức nước vỡ bờ:
    • Nghĩa đen: Nước quá nhiều, sẽ tạo ra áp lực lớn dẫn đến làm vỡ bờ.
    • Nghĩa bóng: Người dân bị đè nén áp bức tất yếu sẽ đứng dậy đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh.
  • Cách đặt tên như vậy là hoàn toàn hợp lí, vì nó phản ánh đúng nội dung của đoạn trích.

Câu 5: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo.”

  • Thể hiện thật rõ nét, sinh động tính cách các nhân vật.
  • Tạo tình huống khéo léo. Ngòi bút miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ linh hoạt, sống động.
  • Ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, độc thoại độc đáo, thể hiện được sắc thái tâm lí nhân vật.

Câu 6: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm rõ sáng kiến của Nguyễn Tuân.

  • Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân là xác đáng. Bởi vì khi một xã hội tàn bạo, vô lí, tàn nhẫn đến cực độ, người dân ắt phải đấu tranh, tránh sao được “nổi loạn” để đòi lại sự công bằng.

Trên đây là bài soạn văn bản Tức nước vỡ bờ tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức của bài học này tại đây: Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF